Vắc-xin chữa ung thư: Hiệu quả đến đâu hay chỉ là chuyện hư cấu, quảng cáo?
Theo TS.BS. Kenichiro Hasumi, phương pháp điều trị mới này là sử dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân điều trị cho chính cơ thể của bệnh nhân mà không dựa vào hóa trị, xạ trị.
Ảnh minh họa.
Liệu pháp mới?
Câu chuyện điều trị bằng vắc -xin tự thân đang gây nóng trong cộng đồng người bệnh ung thư. Họ tin rằng phương pháp mới này có thể giúp mình chiến thắng căn bệnh ung thư.
Từ tháng 3, tại Bệnh viện Gia An 115, TP.HCM đã tổ chức tư vấn về điều trị ung thư bằng vắc- xin tự thân Hasumi, đây là công trình của TS.BS. Kenichiro Hasumi ở Nhật Bản.
Theo đó, phương pháp chiết tách vắc xin sẽ được lấy từ mỗi một khối u xuất hiện trong cơ thể đều được chích lấy tế bào, sau đó lấy tế bào đó tạo ra kháng thể ung thư và đưa vào cơ thể giúp triệt tiêu những tế bào ung thư. Nhưng không phải bệnh ung thư nào cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị này mà bệnh ung thư gan, ung thư túi mật, tuyến tụy chưa phù hợp với cách điều trị này.
Theo TS.BS. Kenichiro Hasumi: có hai loại văc-xin điều trị ung thư. Đó là loại văc-xin điều trị và loại văc-xin dự phòng tránh tái phát. Văc-xin dự phòng chỉ sử dụng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn 1, giai đoạn 2, đã được phẫu thuật, sau đó tiêm văc -xin dự phòng này vào để bệnh nhân tránh bị tái phát.
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu việc điều trị ngay từ đầu với văc-xin này, không điều trị hóa trị, xạ trị thì có khoảng 70% bệnh nhân được chữa khỏi bệnh, đồng thời giảm sự được đau đớn của việc điều trị ung thư thông thường như hóa trị, xạ trị.
Với những bệnh nhân ung thư giai đoạn 4, giai đoạn nặng nhất của bệnh ung thư thì việc tiêm vắc-xin điều trị ung thư này cũng sẽ cứu sống được nhiều bệnh nhân. Theo nhiên cứu, phương pháp điều trị mới này đã điều trị cho hơn 22.000 người ở hàng chục quốc gia trên thế giới.
Cần xem xét kỹ
Video đang HOT
Tuy nhiên, TS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết vắc- xin trong điều trị ung thư vẫn chỉ là quảng cáo.
Bác sĩ Vũ cho rằng vắc- xin là thành tựu quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, có nhiều loại vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như lao, dịch tả, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… Thời gian trước, một số bác sĩ đã nhận thấy có mối liên hệ giữa bệnh nhiễm trùng và ung thư, chẳng hạn một số ít bệnh nhân hết bệnh ung thư sau đợt nhiễm trùng nặng, có thể do vi trùng đã khởi phát hệ miễn dịch và tình cờ chống lại khối u.
Thật ra, một số vắc- xin ngừa bệnh truyền nhiễm cũng góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư như vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B đối với ung thư gan, vắc-xin ngừa vi-rút sinh u nhú ở người (HPV) và ung thư cổ tử cung. Trong y khoa, từ lâu, các bác sĩ đã dùng vắc- xin ngừa bệnh lao (BCG) trong điều trị ung thư bàng quang giai đoạn sớm. Tuy nhiên, các vắc -xin trực tiếp ngừa và điều trị bệnh ung thư chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây và kết quả còn khiêm tốn.
Cùng nguyên lý với việc chế tạo vắc- xin trong bệnh truyền nhiễm, các nhà khoa học cố gắng lấy những thành phần từ khối u như như protein, DNA… và “huấn luyện” tế bào miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công chính xác vào khối u. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình này khó khăn rất nhiều so với lý thuyết.
Bác sĩ Vũ cho biết, ung thư là tự tế bào bên trong cơ thể, khác với vi trùng từ bên ngoài xâm nhập vào, do đó tế bào ung thư không hoàn toàn “lạ” với hệ miễn dịch, tế bào ung thư có khả năng thích ứng và tạo những đột biến giúp lẩn tránh và đề kháng với các liệu pháp điều trị.
Vắc -xin điều trị ung thư giống như thuốc, nghĩa là mang tính đặc hiệu, mỗi loại vắc -xin điều trị cho một loại ung thư cụ thể và trong một giai đoạn cụ thể, chẳng hạn sipuleucel-T chỉ dùng cho ung thư tiền liệt tuyến kháng nội tiết và có nhiều tác dụng phụ như sốt, phát ban, rối loạn tiêu hóa cho đến các phản ứng miễn dịch nặng như viêm gan, viêm phổi…
Do đó, một loại vắc- xin giúp ngừa và điều trị các loại ung thư khác nhau ở tất cả các giai đoạn và không có tác dụng phụ chỉ là chuyện hư cấu, quảng cáo từ các công ty dược như trường hợp một loại vắc -xin được cho là từ Nhật tại một bệnh viện tư gần đây. Hiện nay, có nhiều quảng cáo và lời đồn đại liên quan đến bệnh ung thư, với các “chuyên gia” được cho là từ Nhật, Mỹ, Ấn Độ… nhưng phần lớn đều là những thông tin sai lầm và không khoa học, do đó người bệnh nên tham khảo thêm các bác sĩ chuyên khoa hoặc các trang thông tin đáng tin cậy – TS Vũ khuyến cáo.
Theo infonet
Đầy hi vọng có phương pháp chữa ung thư giai đoạn cuối
Nghiên cưu cua Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) vê loai "thuôc sông" co thê chưa đươc ung thư hach giai đoan cuôi.
Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) mơi đây tiêt lô môt nghiên cưu đây hưa hen vê loai "thuôc sông" co thê chông lai căn bênh ung thư giai đoan cuôi.
Liêu phap CAR-T con gọi là Yescarta, co thê chưa đươc ung thư hach giai đoan cuôi, co gia 8,3 ty đông.
Cu thê, đây la qua trinh lâp trinh lai hê miên dich vê măt di truyên cua môt ca nhân. Điêu đo co nghia môi bênh nhân se co môt loai thuôc riêng, chưa tê bao cua chinh ho.
Liệu pháp CAR-T là một liệu pháp miễn dịch phức tạp được phát triển cá nhân cho từng bệnh nhân. Nó liên quan đến việc thu hoạch các tế bào T từ bệnh nhân. Các tế bào T la tê bao miễn dịch nhận biết và tiêu diệt virus.
Sau đo, cac nha khoa hoc se lập trình lại sô tê bao T nay để nhận ra các tế bào ung thư và truyền tê bao T trở lại vào bệnh nhân để chúng tấn công cac tê bao ung thư.
Nguyên ly cua Liêu phap CAR-T. Đô hoa: BBC
Đây la liêu phap nghiên cưu riêng cho ung thư hach- một loại ung thư khơi phat trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Những tế bào này được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương và các bộ phận khác của cơ thể.
Môt sô bênh nhân cua NHS bi ung thư hach tai Bênh viên Đai hoc King đa đươc sư dung liêu phap CAR-T, chưa môt phân tê bao cua chinh ho.
Yuvan, 11 tuổi, đã điều trị CAR-T cho bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính. Anh: BBC
Các bộ phận của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, các tế bào bạch cầu, được lấy và đông lạnh bằng nitơ trước khi được gửi đến các phòng thí nghiệm ở Mỹ, nơi chúng được lập trình lại về mặt di truyền để tìm và tiêu diệt ung thư, thay vì tiêu diệt virus và vi khuẩn như bình thường. Các tế bào sau đó trở thành tế bào T thụ thể kháng nguyên chimeric, hoặc CAR-T và được đưa trở lại vào máu của bệnh nhân, nơi chúng phát triển và chiến đấu với bệnh ung thư.
Tiên si, Bác sĩ Reuben Benjamin, Chuyên gia tư vấn huyết học tại Bênh viên King, người đứng đầu thử nghiệm lâm sàng đã thực hiện liệu pháp tế bào CAR-T đầu tiên tại King cho biết: "Từ lâu, Bênh viên King đa đi đâu vê các phương pháp điều trị mới tiên phong cho tình trạng máu nên chúng tôi rất vui mừng được cung cấp liêu phap CAR-T. No đa đươc chưng minh qua cac thư nghiêm chưa tri cho môt sô bênh nhân, ngay ca nhưng ngươi măc bênh ung thư tai phat, khi cac phương phap điêu tri khac đa thât bai".
Tiên si, Bác sĩ Reuben Benjamin, Chuyên gia tư vấn huyết học tại Bênh viên King.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê dài hạn về điều trị, nhưng trong các thử nghiệm lâm sàng, 40% - 50% bệnh nhân mắc ung thư hạch giai đoạn cuối có tất cả các dấu hiệu của bệnh đã được loại bỏ khỏi cơ thể trong vòng 15 tháng.
Tiến sĩ Reuben Benjamin cho biêt, viêc điêu tri theo phương thưc nay rât tôn kem va đi kem vơi cac tac dung phu tiêm ân.
Các bệnh nhân được điều trị có thể gặp một loạt các tác dụng phụ khó chịu do sốt cao; nôn mửa; và tiêu chảy đến nhầm lẫn; mất ngôn ngữ (khó hiểu hoặc nói), thâm chi co thê mât môt phân y thưc.
BBC cho biêt, giá niêm yết chính thức cho liệu pháp CAR-T này, được gọi là Yescarta, là hơn 280.000 bảng (khoang 8,3 ty đông) mỗi bệnh nhân.
Simon Stevens - Giám đốc điều hành của NHS England cho biết: "CAR-T cho thấy nhiều hứa hẹn và thật tuyệt vời khi thấy rằng các bệnh nhân ở NHS là một trong những người đầu tiên trên thế giới được hưởng lợi.
Sự khởi đầu của điều trị này đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới của y học cá nhân hóa".
Cuc Phương
Theo baodatviet
Thêm phương pháp điều trị ung thư mới bằng văc xin hệ miễn dịch Phương pháp điều trị ung thư mới này đã cứu sống được nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. TS.BS. Kenichiro Hasumi đang trình bày phương pháp điều trị ung thư bằng văcxin tại hội thảo. Ảnh: THÙY DƯƠNG Ngày 30-3, TS.BS. Kenichiro Hasumi, Chủ tịch phòng khám Shukokai, Bệnh viện Hijirigaoca, Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hijiri-no-Sato,...