Vác súng trường đi biểu tình trước lễ nhậm chức của ông Biden
Các nhóm biểu tình nhỏ tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền một số bang ở Mỹ ngày 17/1. An ninh đã được tăng cường để ngăn bạo loạn tương tự như ở Điện Capitol.
Đến cuối ngày 17/1, chưa có vụ việc giằng co hay đụng độ nào giữa người biểu tình và cảnh sát. An ninh đã được tăng cường ở các trụ sở chính quyền bang và ở thủ đô Washington, D.C. những ngày qua. Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) cảnh báo nguy cơ biểu tình có vũ trang ở Washington (trong ảnh) và ở thủ phủ các bang, trước thềm lễ nhậm chức của tổng thống đắc cử Joe Biden ngày 20/1.
Các nhóm biểu tình có số lượng khoảng 20-30 người, đứng bên ngoài các tòa nhà chính phủ đã được lắp ván gỗ để gia cố và được rào xung quanh. Đường phố xung quanh tương đối trống. Một số người biểu tình cho biết họ đến để ủng hộ ông Trump, số khác nói muốn biểu tình về các vấn đề khác, như ủng hộ sở hữu súng.
Các biện pháp an ninh nhằm ngăn cảnh bạo loạn như xảy ra ngày 6/1 ở Điện Capitol (trong ảnh), khi đám đông được kích động bởi các cáo buộc sai sự thật của ông Trump về gian lận bầu cử đã giằng co với cảnh sát, xông vào trụ sở quốc hội. Các nghị sĩ và Phó tổng thống Mike Pence buộc phải sơ tán khi đang thực hiện thủ tục xác nhận kết quả bầu cử. Vụ xâm chiếm Điện Capitol khiến 5 người thiệt mạng, bao gồm một cảnh sát Điện Capitol. Hơn 125 người đã bị bắt giữ liên quan tới vụ bạo loạn. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Hơn 60 vụ kiện gian lận bầu cử của ông Trump đã bị tòa án bác bỏ vì không có căn cứ. Các quan chức bầu cử và chính cựu bộ trưởng Tư pháp của ông Trump đã khẳng định không có bằng chứng nào về gian lận diện rộng.
An ninh xung quanh các tòa nhà chính quyền bang được tăng cường bằng hàng rào, ván gỗ lắp vào cửa sổ, và thêm cảnh sát đi tuần. Các hội đồng lập pháp đa phần không họp vào cuối tuần.
Ở thủ đô, khu vực National Mall đóng cửa đối với công chúng – khu vực rộng lớn gồm thảm cỏ và đài tưởng niệm mà hàng trăm nghìn người thường tập trung để mừng lễ nhậm chức của các tổng thống. Việc đóng cửa National Mall trong lễ nhậm chức là chưa từng có. Thị trưởng Washington đề nghị mọi người không tới tham quan. Khoảng 25.000 lính Vệ binh Quốc gia từ cả nước dự kiến tới đây trong những ngày tới.
Tại trụ sở chính quyền bang Michigan (trong ảnh), có khoảng 20 người biểu tình, bao gồm người biểu tình có vũ khí, nhưng họ trông thưa hơn hẳn so với số lượng đông đảo cảnh sát và phóng viên.
Các thành viên của nhóm biểu tình “Boogaloo Bois” phản đối kết quả bầu cử tại Lansing, Michigan, ngày 17/1. Ảnh: Reuters.
Trong ảnh, trụ sở bang Arizona có hai lớp hàng rào an ninh. Bên ngoài trụ sở bang Ohio, khoảng hơn 20 người, có người đem súng trường, tới biểu tình một lúc rồi giải tán vì tuyết bắt đầu rơi. Thống đốc bang Ohio Mike DeWine cho biết giới chức “vẫn tiếp tục có lo ngại về bạo lực cho những ngày tới, và đó là lý do tôi muốn duy trì mức độ an ninh cao trước thềm lễ nhậm chức”.
Tại trụ sở bang Oregon, khoảng dưới 20 người biểu tình nam giới mặc áo quần kiểu quân đội, đội mũ bảo hiểm, mang theo vũ khí bán tự động. Tại trụ sở bang Nevada, nơi người ủng hộ ông Trump thường tới biểu tình vào các cuối tuần trong những tháng gần đây, lại chỉ có một người biểu tình với khẩu hiệu “Ông Trump thua. Hãy trưởng thành lên. Về nhà đi”. Trong ảnh, một người biểu tình bên ngoài trụ sở bang New York, với khẩu hiệu “Ông Trump thua”.
Hơn một phần ba số thống đốc các bang đã điều Vệ binh Quốc gia tới bảo vệ trụ sở bang và hỗ trợ cảnh sát địa phương. Một số thống đốc đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hoặc đóng cửa tòa trụ sở đối với công chúng, cho tới sau lễ nhậm chức. Trong ảnh, an ninh được tăng cường bên ngoài Tòa án Tối cao ở Washington.
FBI bắt nghi phạm bạo loạn Điện Capitol nhờ 140.000 bức ảnh selfie
140.000 bức ảnh tự chụp bản thân mà những người bạo loạn bên trong Điện Capitol đăng lên mạng xã hội đang tố giác họ với FBI. 275 nghi phạm đã được xác định, 98 người đã bị bắt.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra và bắt giữ các nghi phạm gây ra vụ bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6/1. Hơn 140.000 bức ảnh tự chụp bản thân (ảnh selfie) mà những người biểu tình quá kích chụp khi đột nhập bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ đã góp phần giúp FBI lần ra tung tích của họ, Bloomberg cho biết.
Nhờ các bức ảnh selfie và video đăng trên mạng xã hội, FBI đã nhanh chóng xác định được 275 nghi phạm, trong đó hơn 98 người đã bị bắt.
"Chúng tôi đang lùng sục từng người để tìm các đầu mối điều tra", Steven D'Antuono, trợ lý giám đốc phụ trách văn phòng hiện trường ở Washington của FBI, nói.
Hàng trăm nghìn bức ảnh selfie và video trên mạng xã hội đang giúp FBI điều tra xác định những người bạo loạn bên trong Điện Capitol. Ảnh: Bloomberg.
FBI đã từ chối cung cấp chi tiết về cách thức họ điều tra, nhưng một người trong sở cảnh sát cho biết họ đang giúp FBI liên kết tên và khuôn mặt với phần mềm nhận dạng từ các bức ảnh selfie và video trên mạng xã hội.
Tuy vậy, Bloomberg nhận định việc các nhà điều tra FBI dựa vào các bức ảnh, video trên mạng xã hội để truy tìm các nghi phạm có thể dẫn đến việc xác định nhầm. Những người quay phim và chụp ảnh bên trong Điện Capitol có nguy cơ trở thành tội phạm, dù họ không tham gia vào hành động bạo loạn.
Một số luật sư cảnh báo nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư, khi FBI cùng các cơ quan thực thi pháp luật khác đang sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định các nghi phạm.
"Không ai cấm mọi người chia sẻ thông tin ở nơi công cộng. Cơ quan thực thi pháp luật phải xử lý cẩn thận để đảm bảo thông tin họ nhận được là hữu ích cho việc điều tra tội phạm, chứ không phải là điều tra về tự do ngôn luận", Greg Nojeim, giám đốc dự án tự do, an ninh và công nghệ nói.
Những người có thể bào chữa cho Tổng thống Trump khi bị luận tội lần 2 Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump có thể sẽ thuê giáo sư luật John Eastman làm người bào chữa cho ông trong phiên xét xử luận tội lần 2. Giáo sư luật John Eastman (trái) đứng cạnh luật sư riêng của Tổng thống Trump, ông Rudy Giuliani tại cuộc vận động ngày 6/1. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, ông John Eastman...