Vác nơm xuống ruộng lúa úp cá chép ở Tuyên Quang, bắt được toàn con to, tranh nhau mua
Những ngày này, trên khắp cánh đồng của xã Chi Thiết (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng bởi người dân đang vào mùa thu hoạch cá chép ruộng.
Lợi thế về đồng đất đã mở giúp người dân nơi đây xây dựng mô hình kinh tế mới là nuôi cá chép ruộng để có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.
Được biết trước đây, người dân Chi Thiết (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) vẫn quen với việc một năm sản xuất 2 vụ lúa, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại không cao.
Nguyên nhân do nơi đây thuộc vùng chiêm trũng, thường xuyên ngập vào mùa nước lên, khoảng 10 năm trở lại đây, nhân dân đã áp dụng mô hình nuôi cá chép ruộng.
Hiện nay người dân trong xã tập trung nuôi cá chép ruộng tại thôn Phú Thị, Tây Vặc và Gốc Lát với diện tích 13,5 ha, sản lượng đạt từ 1-1,2 tấn/ha.
Anh Trịnh Ngọc Sơn, thôn Phú Thị là một trong những hộ nuôi cá chép ruộng đầu tiên của thôn cho biết, từ năm 2010, sau khi thu hoạch lúa xuân, anh dẫn thêm nước vào ruộng, đắp bờ, mua cá giống về thả.
Với diện tích hơn 3 ha, anh đã nuôi cá chép, trắm, rô phi, nhưng chủ yếu là cá chép vì thích nghi với điều kiện sống, thời gian sinh trưởng ngắn nên cá chép lớn nhanh trong môi trường ruộng lúa.
Theo anh Sơn, thời gian thả cá từ tháng 5-6 và thu hoạch vào tháng 12 âm, hoặc muộn nhất là đầu xuân, tùy thuộc vào từng ô ruộng trũng.
Cá chép khi thả đạt trọng lượng từ 0,5kg/con, khi thu sẽ đạt được hơn gần 4 tấn. Với giá bán ra thị trường từ 50-60 nghìn đồng/kg, mỗi năm, một vụ cá cũng mang lại lợi nhuận cho gia đình anh thu nhập trên 70 triệu đồng.
Video đang HOT
Người dân thôn Phú Thị, xã Chi Thiết (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) dùng nơm úp để đánh bắt cá chép ruộng.
Từ nhiều năm nay gia đình anh Dương Văn Tiến, thôn Tây Vặc cũng đã tận dụng 2ha ruộng của gia đình, vừa cấy lúa 2 vụ vừa nuôi cá chép.
Anh Tiến cho biết, đây là một cách làm hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng cây màu. Bởi thời gian nuôi ngắn, vốn đầu tư không nhiều, vừa cải tạo được đất trồng lúa vụ xuân, vừa tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng ruộng.
Ninh Bình: Nuôi cá trong ruộng lúa, chả phải cho ăn mà con nào cũng to bự, thương lái cứ gạ “nhớ bán cho tôi”
Đặc biệt cá nuôi ở ruộng rất nhanh lớn và được thương lái rất ưa chuộng, màu đẹp mà khi chế biến thành món ăn thịt cũng chất lượng, thơm, ngon hơn cá trong ao. Mỗi vụ gia đình cũng thu lãi được khoảng vài chục triệu đồng.
Theo những hộ chăn nuôi cá chép, thì mô hình này rất hiệu quả, chỉ cần đầu tư đắp bờ vùng, chia thửa, để tạo hệ thống kênh mương xung quanh thửa ruộng.
Cá chép thả trong ruộng tự kiếm thức ăn, người nuôi cá giảm được nhiều chi phí, tăng nguồn lãi. Bên cạnh đó, cá nuôi cũng có chất lượng ngon hơn so với trong ao. Mô hình đã và đang mở ra nhiều hướng triển vọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Đồng chí Trần Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Thiết (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) cho biết, nuôi cá chép ruộng là mô hình mang tính bền vững, góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, việc nuôi cá chép ruộng vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, năng suất chưa cao, không chủ động nguồn cung ứng cho thị trường. Để mô hình nuôi cá chép ruộng đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới UBND xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện tăng cường các lớp tập huấn, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhân rộng mô hình cá chép ruộng lên 15 ha.
Xã Chi Thiết sẽ chú trọng công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá và lựa chọn cá chép ruộng là sản phẩm chủ lực đặc sản của địa phương.
Những kết quả thực tế đã cho thấy mô hình nuôi cá chép ruộng rất phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của xã Chi Thiết (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của xã, giúp cải thiện nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
"Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng" ở Ninh Bình
Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, thời gian qua, Hội Nông dân phường Bích Đào (Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã xây dựng thành công mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng"
Mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng"tạo hiệu ứng tích cực đối với các tầng lớp nhân dân trong tiếp xúc, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù.
Mô hình từng bước xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử; tạo điều kiện để họ có cơ hội ổn định cuộc sống vươn lên trở thành người có ích, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Hội Nông dân phường Bích Đào ((Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phói hợp tặng quà cho người chấp hành xong hình phạt tù tại địa phương
Năm 2020, phường Bích Đào có 15 người chấp hành xong hình phạt tù về địa phương chưa được xóa án tích trong diện quản lý; 4 đối tượng cải tạo không giam giữ; 5 đối tượng hưởng án treo gặp nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng, tiềm ẩn các nguy cơ về an ninh trật tự.
Hội Nông dân phường đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời tích cực phối hợp với Chi đoàn Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh, Công an phường Bích Đào để xây dựng mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng".
Mô hình tập trung vào các nội dung như: công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; công tác quản lý, giáo dục và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu, giúp đỡ tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
Hội Nông dân phường phối hợp với Công an phường chủ động tham mưu cho Đảng ủy, UBND phường Bích Đào xây dựng và triển khai các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các chi bộ, tổ dân phố trên địa bàn phường triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.
Hội thường xuyên phối hợp với Chi đoàn Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh, Công an phường tìm hiểu, nắm bắt tâm tự, nguyện vọng, giáo dục, tư vấn về pháp luật cho những người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành cai nghiện bắt buộc về địa phương; thường xuyên vận động nhân dân trong tổ dân phố phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng nhanh chóng hòa nhập cuộc sống.
Năm 2021, Hội Nông dân phường đã phối hợp tổ chức 40 buổi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật giúp nâng cao nhận thức pháp luật, tạo chuyển biến trong ứng xử giữa người dân với người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân phường đã tạo điều kiện hỗ trợ cho 6 người chấp hành xong hình phát tù vay hơn 200 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân để sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế; cấp thẻ xe ôm tự quản cho 2 người, tư vấn giới thiệu việc làm cho 7 người với mức thu nhập ổn định từ 5- 7 triệu đồng/người/tháng.
Tiêu biểu như: Anh Đ. V. Đ, sinh năm 1987, ở phố Phúc Thịnh từng bị án phạt tù 4 năm về tội cướp tài sản, sau khi hết hạn tù trở về địa phương, được Hội Nông dân phường gặp gỡ, động viên, giúp anh xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện cho anh vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua ô tô tải nhỏ vận chuyển hàng hóa.
Đến nay, anh đã có việc làm với thu nhập ổn định 6 triệu đồng/tháng, bản thân chấp hành tốt phát luật và các quy định của địa phương. Anh Tr.Q.T, sinh năm 1979, ở phố Hưng Thịnh sau khi ra tù được Hội Nông dân phường đề nghị cho vay 20 triệu đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư nuôi cá cho thu nhập hàng năm trên 50 triệu đồng.
Chị L. K.O, phố Đông Hồ (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) được Hội giới thiệu làm việc tại công ty giày da.v.v...
Đặc biệt, Hội Nông dân phường đã chỉ đạo Chi hội nghề nghiệp sản xuất cơ khí phường do Anh Đinh Ngọc Đại làm chủ cơ sở đã tạo điều kiện cho 6 người chấp hành xong án phạt tù về địa phương có cơ hội được tiếp cận học nghề, tiếp nhận vào làm việc tại Chi hội nghề nghiệp với thu nhập ổn định, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Đồng chí Lê Thị Mai Hiên, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bích Đào (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phấn khởi cho biết: Mô hình "Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng" của Hội Nông dân phường đã góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp các ngành, đoàn thể và nhân dân về công tác giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt từ tái hòa nhập cộng đồng.
Mô hình đã hỗ trợ, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù xóa bỏ mặc cảm, vươn lên trong sản xuất, kinh doanh bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, hạn chế đến mức tối đa tình trạng tái phạm tội và vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
"Năm 2021, Hội Nông dân phường Bích Đào được Công an tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc thục hiện Chương trình phối hợp phòng chống tội phạm giai đoạn 2017 - 2021; Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân", đồng chí Lê Thị Mai Hiên cho hay.
Những chỉ đạo nóng của Thủ tướng khi thị sát 9 dự án giao thông xuyên Tết Mùng 3 Tết, Thủ tướng triệu tập cuộc họp đầu tiên của Thường trực Chính phủ, quán triệt tinh thần "vui xuân mới không quên nhiệm vụ". Liên tiếp những ngày sau đó, ông có mặt tại 9 công trường giao thông trọng điểm trong hành trình "xuyên Tết, xuyên Việt" với hơn 2.000km. Ngay sau cuộc họp Thường trực Chính phủ, chiều...