Vác hương “khủng” đi dâng lễ, xin lộc ở chùa Bà Thiên Hậu
Rạng sáng ngày 2/3 (tức 15 tháng Giêng âm lịch) người dân khắp nơi đổ về chùa Bà Thiên Hậu tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Bương để cầu xin lộc đầu năm mới.
Lối chính vào chùa Bà ken đặt người
Nhiều phật tử đến viếng chùa chuẩn bị những cây hương “khủng”. Những loại hương này không được phép mang vào chánh điện để đảm bảo an toàn.
Lượng người viếng chùa rất lớn. Ai cũng cầm trên tay ít nhất một nén hương.
Rất nhiều người dâng cây hương lớn. Lực lượng dọn hương phải làm việc luôn tay.
Video đang HOT
Dọn lễ dâng Bà ở Chánh điện
Lực lượng hỗ trợ dọn lễ cũng làm việc hết công suất
Xin lộc đầu năm
Du khách nước ngoài cũng đến xin lộc
Lựa chọn những vật phẩm may mắn
Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Cạo đầu làm sư giả, đi khất thực tại lễ hội chùa Bà
Do thấy lễ hội đông người nên hai người đàn ông trung niên đã cạo đầu, mua quần áo của nhà sư để mặc rồi đến khu vực đông người bán nhang, khất thực xin tiền của khách hành hương.
Hai nhà sư giả khất thực tại lễ hội chùa Bà Bình Dương.
Ngày 26/2, Ban chỉ đạo lễ hội rằm tháng giêng thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện hai trường hợp giả nhà sư để đi khất thực trước khu vực chùa Bà Thiên Hậu. Hai người giả nhà sư là Lê Văn S. (50 tuổi) và Nguyễn Minh T. (45 tuổi, cùng quê Tiền Giang).
Để tạo niềm tin với khách hành hương, hai người này còn làm giả một số giấy tờ chứng minh mình là nhà sư tại chùa Kim Quang (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ngoài ra còn nhiều tờ giấy ghi danh phật tử ủng hộ tiền cho chùa.
Khi cả hai sư giả đang đi khất thực trước khu vực chùa Bà Thiên Hậu thì bị lực lượng chức năng phối hợp với các "hiệp sĩ" phát hiện đưa về trụ sở làm việc. Cả ông S. và T. đều thừa nhận hành vi giả nhà sư của mình.
Đại diện Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.Thủ Dầu Một cho biết, trước khi diễn ra lễ hội Thành hội đã gửi công văn đến các nhà chùa nghiêm cấm hành vi nhà sư đi khất thực và bán nhang lấy tiền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều người mạo danh là nhà sư để hành khất xin tiền, do đó phật tử cần lưu ý khi thấy người trong trang phục nhà sư bán nhang hoặc khất thực tại các khu vực đông người.
Chùa Bà Thiên Hậu thu hút khách hành hương từ các nơi đổ về cầu an.
Ban Tổ chức lễ hội TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết mùa lễ hội tại Bình Dương diễn ra từ ngày 30 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng. Tính đến nay, số lượng khách thập phương đi hành hương tại các miếu, chùa tăng đột biến. Đặc biệt, tại miếu Bà Thiên Hậu (nơi diễn ra lễ rước kiệu bà Chúa Thiên Hậu, ở phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một), lượng khách đổ về đây tăng mạnh (năm 2017 khoảng 100.000 người, năm 2018 khoảng trên 150.000 người).
"Mỗi năm, một lượng khách thập phương lớn đổ về TP.Thủ Dầu Một để tham dự lễ hội, dâng hương tại các địa điểm tâm linh. Lượng người đông sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, ban Tổ chức lễ hội đã họp từ rất sớm xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực, đề ra phương án xử lý tình huống có thể xảy ra, bảo đảm cho du khách thập phương hành hương về đây được yên tâm", Ông Tạ Ngọc Trung, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP.Thủ Dầu Một thông tin.
Có hàng trăm nghìn lượt khách đổ về chùa Bà vào dịp lễ hội đầu năm.
Bên cạnh đó, ban Tổ chức lễ hội TP.Thủ Dầu Một sẽ phối hợp chặt chẽ cùng lực lượng an ninh, sớm phát hiện tình trạng giả ăn xin, móc túi, lừa đảo tiền của người dân. Ngoài ra, sẽ siết chặt và có bảng giá niêm yết tại các điểm kinh doanh ăn uống, bãi giữ xe, không để xảy ra tình trạng chặt chém...
Trung Kiên
Theo Dantri
Hàng chục nghìn người trẩy hội chùa Bà Bình Dương Chiều 11/2, hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương tấp nập cúng viếng và trẩy hội chùa Bà Thiên Hậu (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), một trong những lễ hội đầu năm lớn nhất miền Nam. Từ trưa 11/2, hàng chục nghìn người dân Bình Dương và các tỉnh tấp nập đổ về chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)...