Vác đơn xin làm vợ người đã chết (?!)
Đến bao giờ nỗi oan của chị mới được minh oan? (Hình minh họa)
Phiên tòa đã kết thúc, nhưng những ai có mặt hôm ấy không thể quên được nước mắt của Hương.
Những giọt nước mắt đắng cay, uất ức vì công sức bao nhiêu năm làm vợ, làm dâu chỉ trong chớp mắt đã bị chính người thân của mình “đổ ra sông, ra biển”.
Ngày ấy, trên dải đất miền Trung cát trắng, Hương là cô thôn nữ đẹp nhất làng chài. Trai làng ngấp nghé rất nhiều nhưng Hương vẫn chưa ưng ai. Thế rồi, đùng một cái cô lên xe hoa với một anh quê Đồng Nai, người có gần 3 năm bám trụ ở quê Hương để xây cây cầu vượt biển.
Dự đám cưới của Hương, mỗi người một ý. Người mừng cho cô lấy được tấm chồng có công ăn việc làm đàng hoàng, lại khéo ăn nói, kẻ thì lo cô lấy chồng xa, sau này lỡ có chuyện gì biết bám víu vào đâu, nhất là khi nhà chồng gồm mẹ và 3 cô em gái chồng phải đến tận ngày cưới Hương mới tường mặt, còn tính nết ăn ở chưa kịp hiểu gì.
Sau đám cưới, Hương theo chồng về Đồng Nai, bước vào ngôi nhà của bố mẹ chồng, chưa hết mệt sau chuyến đi dài, cô đã nghe mẹ chồng tuyên bố rằng bà không chấp nhận cô là dâu vì cô không phải người Nam bộ, lại càng không phải người bà đã chọn sẵn cho con trai. Người đứng ra tổ chức đám cưới rước cô về chính là ông bà nội của anh Minh, chồng cô, do xuất phát từ tình yêu thương đứa cháu.
Vì không đồng ý nên mẹ chồng Hương miễn cưỡng tham gia chuyện cưới hỏi cho phải phép để vui lòng bố mẹ chồng của bà. Trước sự phản đối của mẹ chồng, vợ chồng Hương được ông bà nội đưa về sống với ông bà tại một xã kế bên.
Khi hai cậu con trai kháu khỉnh ra đời, mẹ chồng Hương không còn khắt khe như trước, thỉnh thoảng vẫn sang nhà chơi đùa với các cháu. Nhưng, mối quan hệ đó đã quay sang một hướng khác từ khi anh Minh, chồng Hương không may bạo bệnh qua đời, ngay sau sự ra đi của ông bà nội anh không lâu.
Video đang HOT
Ngày ra Tòa, Hương khóc nức nở vì không có một bằng chứng pháp lý nào chứng minh cô và anh Minh là vợ chồng. Gần 5 năm chung sống, hai vợ chồng không hề nghĩ đến chuyện phải đi đăng ký kết hôn. Họ cho đó cũng là lẽ thường vì ở cái vùng quê heo hút đó, mấy ai quan tâm đến việc chuyện đăng ký. Vì sơ suất đó, nên khi anh Minh qua đời, ba cô em gái chồng đã viện cớ ngôi nhà là tài sản của ông bà nội để lại cho mẹ mình mà thẳng tay đuổi mẹ con Hương ra khỏi nhà.
Tàn nhẫn hơn, lúc gia đình đang rối ren việc ma chay, mẹ chồng chị đã tự ý làm giấy chứng tử cho con kèm theo giấy ủy quyền của anh Minh cho bà. Sau đó, bà đã dùng những giấy tờ này chuộc lại giấy tờ nhà đất vợ chồng anh đang thế chấp để lấy vốn làm kinh tế mua giống, phân cho vườn cây ăn trái, đem về cất giấu.
Ra Tòa, do chị Hương không có giấy đăng ký kết hôn nên Tòa không công nhận chị và anh Minh là vợ chồng, mà chỉ công nhận và chia một phần tài sản cho hai con của Hương vì giấy khai sinh của hai con có tên anh Minh là cha. Thế nên 2 năm qua, Hương vẫn cầm trên tay lá đơn đến các cơ quan công quyền, nhưng không phải để đòi lại tài sản, mà chỉ mong giải tỏa được nỗi uất ức vì không được công nhận là vợ hợp pháp của chồng mình.
Ngủ thì thôi chứ cứ hễ thức đậy là Hương lại như nghe văng vẳng bên tai tiếng rủa sả của ba cô em chồng rằng cô chỉ là loại “mèo mả gà đồng” với anh trai của họ, chứ không phải dâu con trong nhà.
Theo Pháp Luật VN
Bị vu oan nhìn trộm vợ hàng xóm tắm?
Bên thì tố cáo, bên thì bảo vu khống (Hình minh họa)
Nạn nhân nói bị ông hàng xóm đục tường nhìn trộm, còn ông hàng xóm bảo bị vu oan.
TAND một huyện ở tỉnh Quảng Bình vừa chuyển hồ sơ vụ ông H. đòi bà V. bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín sang cơ quan điều tra cùng cấp. Tòa cho rằng vụ án có dấu hiệu hình sự, đề nghị cơ quan điều tra xem xét khởi tố bên bị về tội làm nhục người khác, bên nguyên về tội cố ý gây thương tích.
Vách tường tự dưng "có mắt"
Cuối tháng 10-2010, ông H. nộp đơn đến TAND huyện khởi kiện bà V. - hàng xóm cạnh nhà. Ông H. yêu cầu bà V. phải xin lỗi công khai tại địa phương vì đã vu oan ông nhìn trộm bà tắm. Đồng thời, ông còn yêu cầu bà phải bồi thường... 5.000 đồng vì danh dự, nhân phẩm và uy tín của ông bị xâm hại.
Ông H. cho biết tối 16-5, vợ chồng bà V. bước vào nhà ông rồi thay phiên chửi bới cho rằng ông nhìn trộm bà V. tắm vào lúc chiều.
Bà V. bảo khi tắm bà có cảm giác lạ như bị ai đó đang theo dõi mình. Ngước nhìn lên trên, bà hoảng hồn thấy bức tường phòng tắm bỗng dưng xuất hiện một lỗ thủng. Bà vội la lớn: Có trộm! Chồng bà chạy ra ngoài nhìn thấy có bóng người đàn ông phóng nhanh lẩn trốn. Theo những gì nhìn thấy, vợ chồng bà V. cho rằng người đàn ông đó có vóc dáng giống hệt ông H.
Ông H. ra sức thanh minh rằng chiều đó, ông đi công việc đến tối mới về. Vừa bước vào nhà được mấy phút thì vợ chồng bà V. sang la lối. Như vậy lúc bà V. cho rằng bị nhìn trộm, ông đang ở xa, không thể mò qua nhà bà V. Hơn nữa, chồng bà V. chỉ nhìn thấy bóng người đàn ông vụt qua nhanh thì cũng không thể chủ quan mà quả quyết là ông.
Vợ chồng bà V. không chịu nghe. Đôi bên đôi co qua lại. Không giữ được bình tĩnh, chồng bà V. đã nhào đến đánh ông H. Ông này tránh được rồi vơ lấy cây cuốc có sẵn trong nhà đánh lại ông kia mấy cái. Thấy chồng bị thương chảy máu, bà V. hậm hực đưa chồng đi bệnh viện.
Lan truyền cả xóm
Sau ngày chồng nằm viện về, bà V. rao khắp xóm ông H. không những nhìn trộm phụ nữ tắm mà còn gây thương tích cho người khác. Bà còn kể với mọi người rằng trước kia ông H. bị người yêu "xù" bởi ông có thói quen không lành mạnh là "nhìn trộm"... Bà biết rõ vì người yêu ông H. trước là bạn của bà.
Rồi vài ngày sau, bà V. đứng bên nhà nhiếc móc vu cho ông H. nhìn trộm bà tắm khiến cho nhiều người chạy đến nghe. Còn gặp ai rảnh rỗi, bà cũng ngồi hầu chuyện nhiều giờ liền về các tật xấu của ông H.
Chịu hết nổi, ông H. tìm sang nhà hàng xóm nói rõ trắng đen và thăm hỏi người bị ông đánh.
Thiện chí của ông H. là muốn bồi thường thuốc men vì đã gây thương tích cho nạn nhân. Tuy nhiên, ông cũng buộc bà V. cũng phải xin lỗi ông vì vu bậy.
Bà V. không đồng ý, đuổi ông H. về. Ấm ức và muốn được giải oan, ông H. đâm đơn đến tòa án huyện...
Có dấu hiệu hình sự
Nghiên cứu hồ sơ vụ kiện, TAND huyện thấy hành vi của hai bên nguyên, bị có dấu hiệu hình sự nên chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét khởi tố.
Cụ thể, ông H. đánh chồng bà V. Dù nạn nhân chỉ bị thương tật 8% nhưng do ông H. dùng hung khí nguy hiểm nên hành vi này vẫn có dấu hiệu phạm tội cố ý gây thương tích.
Còn bà V. cho rằng ông H. nhìn trộm bà tắm... nhưng không có căn cứ. Bà lại công khai chuyện này giữa nơi đông người là xúc phạm, vu khống ông H. làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương. Việc làm trên được thực hiện nhiều lần. Như vậy hành vi của bà V. có dấu hiệu của tội làm nhục người khác...
Bị vu nhìn phụ nữ tắm Đầu năm 2009, trong lúc tắm, chị T. (Cần Đước, Long An) tri hô có người nhìn trộm. Chồng chị này nghĩ người nhìn trộm không ai khác là anh Đ. nên xông qua nhà anh Đ. chửi bới khá thô tục. Tức giận, anh Đ. quơ khúc cây đánh chồng chị T. Sau đó, chị T. nhiều lần gặp anh Đ. chửi bới, khẳng định trước đám đông rằng anh Đ. nhìn trộm mình..., chị này còn bảo anh Đ. mắc bệnh hay nhìn trộm phụ nữ tắm... Được anh Đ. nhờ can thiệp, địa phương đã xác minh sự việc và kết luận điều chị T. quy kết cho anh Đ. là không có căn cứ...
Theo Pháp Luật Tp. HCM
Mất tương lai vì bất hiếu Bị cáo Hà Văn Tuấn Ngày 23/12/2010, chúng tôi đã có mặt tại TAND tỉnh Lạng Sơn từ sớm để dự phiên tòa xét xử vụ án "Giết người". Trước giờ mờ phiên tòa, trong khán phòng, một người phụ nữ đã hơn 60 tuổi thi thoảng lại lau nước mắt khi trông lên hàng ghế đầu. Bà là Lưu Ngọc Phương (SN...