Và ta đã biết yêu!
Thật sự ta sợ, sợ lắm, sợ ta không thể cầm được lòng mình trước em.
Mùa mưa đã đến, từng giọt từng giọt mưa tí tách bên thềm. Cảm giác lúc này thật giống với 4 năm trước, ngày ta đặt những bước chân vào nơi đây. Ngày ấy ta ước mơ lắm, một hoài bão về tương lai sáng tươi sáng. Nhưng rồi cuộc sống này đâu như mơ, bao phong ba bão táp trong đời đã tới như muốn thử sức ta.
Rồi em đã đến bên đời cho ta những nụ cười bình yên. Và ta đang đứng trước ngã rẽ quan trọng nhất cuộc đời này. Sau khoảng thời gian dài suy nghĩ ta đã quyết định ra đi, ra đi để em được bình yên, để em có được hạnh phúc trong đời này. Trước khi ra đi ta muốn một lần được nói tiếng yêu em và ta sẽ làm tất cả những gì có thể khi còn ở gần em.
Ta sắp về nơi xa, rất xa, có lẽ không bao giờ gặp lại em nữa (Ảnh minh họa)
Em xứng đáng nhận được nhiều hơn những gì em đang phải trải qua cuộc sống đầy thăng trầm này. Người con gái anh yêu à, ta thật hèn nhát phải không khi không thể nói một lần trọn vẹn trước ánh mắt ấy, đôi môi ấy.
Thật sự ta sợ, sợ lắm, sợ ta không thể cầm được lòng mình trước em. Đến giờ phút này đây ta mới hiểu được ý nghĩa của câu nói mà người ta hay nói với nhau, hạnh phúc là khi người mình yêu được hạnh phúc. Ôi ta đang cố gắng đây, em hãy cố lên em nhé!
Video đang HOT
Thời gian không còn nhiều nữa đâu, ta sắp về nơi xa, rất xa, có lẽ không bao giờ gặp lại em nữa vì thế những lúc bất lực trong cuộc sống này em hãy cứ bước đi và em sẽ thấy hạnh phúc.
Mong em bình yên!
Theo VNE
Không thiết tha nhà chồng
Tôi không hạnh phúc ở ngôi nhà ấy thì tại sao tôi phải về? Mẹ chồng tôi nói: "Nếu đi thì đi luôn đi nghen, đừng có về nữa, tôi không có chứa đâu". Tôi nhìn Tuấn cầu cứu.
Anh bước tới gần mẹ khẽ nắm lấy tay bà: " Để cho vợ con về bển coi sao đi mẹ, lỡ có chuyện gì sau này khỏi ân hận". Mẹ chồng tôi gạt mạnh tay anh: " Thôi đi, chuyện gì là chuyện gì? Tôi thì tôi biết chẳng có chuyện gì đâu, chỉ tìm cớ trốn việc. Mấy lần trước cũng nói là bệnh nặng, là hấp hối đó, rồi vẫn sống nhăn ra đó có chết đâu?".
Câu nói này của mẹ chồng tôi chẳng khác nào giọt nước làm tràn cái ly ấm ức trong lòng tôi. Ba tôi bệnh nặng, mấy đứa em gọi điện bảo về gấp vì tụi nó không biết làm sao, trong nhà lại không có tiền bạc gì. Tôi biết cái bệnh hen suyễn mãn tính của ba tôi. Mỗi lần lên cơn nếu không có thuốc men kịp thời thì tính mạng có thể bị đe dọa. Nhưng lần này, con út nói nó thấy trong hồ sơ khám bệnh mới nhất của ba ghi là K phổi. Tụi nó còn nhỏ không biết đó là căn bệnh chết người. Con út nói ba không cho gọi tôi nhưng nó thấy ba mệt quá nên phải gọi...
Vậy mà mẹ chồng tôi cứ khăng khăng cho rằng tôi kiếm cớ để trốn việc. " Con biết là có nói gì thì mẹ vẫn nghĩ là con kiếm cách về bên đó để trốn việc hoặc là đút nhét gì đó cho nhà con. Thưa mẹ, tuy nhà con nghèo thật nhưng từ ngày về làm dâu nhà này, con chưa bao giờ lấy cái gì của nhà chồng để đưa về nhà cha mẹ ruột. Con có cho ba mẹ con thứ gì thì đều do chính tay con làm ra. Nếu lần này mẹ không cho con về thăm mà ba con có mệnh hệ nào, con sẽ không bao giờ quên đâu...". Tôi phải cố gắng lắm mới nói được trọn vẹn suy nghĩ của mình.
Và tôi không chờ để nghe tiếp những lời chì chiết lạnh lùng của mẹ chồng. Tôi bỏ vào phòng. Cứ nghĩ tới cảnh ba tôi đang thở nặng nhọc, thậm chí đang đau đớn vì bệnh tật hành hạ, tôi không thể nào cầm được nước mắt. 5 năm tôi về làm dâu nhà Tuấn là bấy nhiêu thời gian tôi sống trong đọa đày. Anh biết điều đó, hết lòng an ủi, động viên nhưng tôi không bao giờ tìm được cảm giác ấm áp, tin cậy bởi cuối cùng rồi thì lần nào anh cũng nhân nhượng mẹ.
Tuấn là con trai út trong gia đình. Trên anh có tới 4 anh em, trai có, gái có. Các anh chị đều đã lập gia đình nhưng vẫn ở chung trong ngôi nhà lớn. Trong đó vợ chồng tôi được phân công ở cùng ba mẹ chồng. Ngày trước tôi nghĩ các chị dâu khác ở được thì mình cũng ở được nhưng khi về sống chung thì tôi mới biết, họ yên thân, thậm chí có phần được ba mẹ chồng tôi nể nang là vì khi về nhà chồng, họ đã mang theo một số hồi môn không nhỏ. Không như tôi, chỉ có hai bàn tay trắng.
"Ba mẹ già rồi, không sống được bao lâu nữa... thôi thì thương anh, hãy nhịn mẹ đi cho vui cửa vui nhà em à"- Tuấn dỗ dành khi thấy tôi cứ khóc rấm rức. Tôi không trả lời bởi đã quá mỏi mệt. Không biết có phải vì lúc nào cũng sống trong trạng thái căng thẳng như vậy hay không mà đã 5 năm, tôi chẳng thể có con. Chính điều đó càng làm cho ác cảm của mẹ chồng tôi tăng lên.
Thật sự, tôi không còn tha thiết đến chuyện vợ chồng nữa (Ảnh minh họa)
Con út lại gọi. Lần này nó vừa nói vừa khóc: " Chị hai ơi, sao em thấy ba không thở gì hết... em sợ quá, chị hai về với tụi em đi". Tôi nói với Tuấn, cố giữ vẻ thản nhiên: " Em phải về xem ba thế nào. Anh liệu lời mà nói khi mẹ hỏi". Anh bảo sẽ đi cùng tôi nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi lấy mấy bộ quần áo, mấy thứ lặt vặt và nhìn quanh căn phòng đã giam cầm mình suốt 5 năm qua và có cảm giác, đây là lần cuối cùng...
Từ quận 1 về Cần Giờ, tôi phải mất gần 3 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Và ba tôi đã không chờ đợi được. Hình như ông đã đi trước lúc con út gọi cho tôi mà nó không biết. Tôi nhìn ba tôi nằm trên bộ ván trước hiên nhà. Y như ông đang nghỉ trưa chứ không phải đã mãi mãi không trở về nữa. Tôi nắm tay cha. Bàn tay ông đã bắt đầu lạnh. Tôi nắn bóp chân ông như những lần về thăm vẫn bóp chân cho ba. Nhưng bây giờ không còn ai xoa đầu tôi, hỏi thăm chuyện ăn ở nhà chồng, hỏi thăm chuyện con cái và trách móc sao tôi không đẻ cho ông đứa cháu ngoại...
Tất cả ký ức ùa về khiến tôi thấy tim mình thắt lại. Ba tôi đã ở vậy để nuôi chị em tôi khôn lớn kể từ khi mẹ tôi mất đi. 2 đứa em kế tôi đã phải bỏ học để đi làm phụ ba nuôi mấy đứa nhỏ. Trong nhà chỉ có mình tôi được ăn học đàng hoàng. Ngày chưa bị bệnh, ba hay nói, mong tới ngày con gái trả hiếu. Tôi hỏi, ba muốn tôi trả hiếu như thế nào, ba bảo tôi sắm cho ba "bộ đồ vét" để đi ngồi sui.
Thế nhưng tới ngày tôi đi lấy chồng, nghĩ tới nghĩ lui, sợ con tốn tiền, ba nhất định không chịu may đồ mới mà đi mượn bộ đồ đã cũ của bác tư bên hàng xóm. Vậy mà ba rất vui vì con gái được gả về nơi giàu có... " Ráng mà ăn ở cho người ta thương nghe con"- ba xoa đầu tôi căn dặn sau lễ rước dâu.
Bây giờ ba cũng bỏ chị em tôi mà đi rồi. Tôi nhìn lũ em mà không biết sau này chúng sẽ sống ra sao... Đám tang ba tôi, nhà chồng đi phúng điếu rất hậu hĩ, bà con lối xóm ai cũng trầm trồ khen ngợi khi thấy tấm giảng thật to, con heo quay thật bự, mâm trái cây toàn thứ đắt tiền. Tôi nhìn những thứ ấy mà lòng nghe đắng chát. Không hiểu vì lý do gì, mẹ chồng tôi không có mặt. Nhưng tôi cũng không hỏi Tuấn.
Xong đám tang ba tôi, Tuấn nấn ná chờ tôi về nhưng tôi bảo anh: " Anh về trước đi. Vài hôm nữa em về". Anh chần chừ: " Em không về... sợ mẹ lại giận hờn. Mấy hôm nay không có ai chăm sóc, hình như mẹ mệt hơn mọi ngày". Tôi nhìn anh: " Vậy chớ mấy chị và mấy đứa cháu đâu?". Anh nói lý do này nọ nhưng tôi kiên quyết không về...
Và đến nay đã hơn 1 tháng, Tuấn đã đến đón mấy lần, tôi vẫn không về. Anh hết năn nỉ lại dọa dẫm và đưa mẹ ra để làm áp lực. Nhưng tôi vẫn không muốn về. Tôi không hạnh phúc ở ngôi nhà ấy thì tại sao tôi phải về? Trong khi ở đây, lũ em đang cần tôi và tôi thấy thật thoải mái khi được trở về sống trong ngôi nhà của cha mẹ mình. Thật sự, tôi không còn tha thiết đến chuyện vợ chồng nữa. Có lẽ duyên nợ của tôi với anh đến đây là hết rồi.
Nhưng nếu nói lý do để chấm dứt một cuộc hôn nhân như vậy liệu có là hợp lý?
Và người ta có cho tôi ly hôn chỉ vì lý do như vậy?
Theo 24h
Bị người cũ "vạch tội" sống thử Anh đe dọa, sẽ cho gia đình chồng tôi biết chuyện tôi và anh đã từng sống thử. Sau khi đọc bài "Nữ sinh đắng lòng vì sống thử", tôi như tìm thấy hình ảnh của mình trong những câu chuyện đó! Đúng thật, ngày đang yêu nhau, đang chung sống với nhau thì sao thấy hạnh phúc, yên ấm quá! Nhưng khi...