Vá đập tràn trên sông Lam
Hơn 46 m đập tràn bị nước cuốn trôi được vá bằng bê tông, đá hộc, và sẽ hoàn thành trong đêm nay.
Chiều 8/6, 5 máy múc cấp tập chuyển các khối bê tông, đá hộc xuống hiện trường tại địa phận huyện Đô Lương – nơi hơn 46 m đập tràn bara Đô Lương bị cuốn trôi trên sông Lam. Ở vòng ngoài, hàng chục xe tải vận chuyển vật liệu tới.
Từ đêm qua, hàng chục công nhân cùng máy móc đã thi công xuyên đêm. 3.000 tấn bê tông, 5.000 khối đá hộc đã được sử dụng.
“Còn hơn 10 m sát bờ, dòng chảy khá mạnh, đá hộc vứt xuống sẽ bị trôi. Chúng tôi dùng các khối bê tông đúc sẵn (mỗi khối 5 tấn) thả xuống, hôm nay sẽ làm xuyên đêm để hoàn thành công việc”, ông Phạm Đình Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Hòa Hiệp, đơn vị khắc phục sự cố, nói.
Khu vực xảy ra sự cố, chụp sáng 8/6. Ảnh: Nguyễn Hải.
Sau khi “vá”, đơn vị thi công sẽ đóng cọc cừ phía trên để thi công đoạn này. Vật liệu dùng ngăn dòng sẽ được múc đi. Nước từ thượng lưu đổ về sẽ được điều tiết qua hai cửa xả cát hoặc đoạn tràn tự do đã thi công xong.
Chiều 8/6, hơn 30 m đập tràn cũ được vá nên lưu lượng nước đổ về sông Đào tăng. Mực nước trên sông này tăng nửa mét so với hôm qua. Tuy nhiên, một số trạm bơm dọc sông chưa thể hoạt động.
“19.000 ha lúa vừa cấy và gieo. Tuy nhiên, dự kiến vài ngày tới nước đổ về nên không ảnh hưởng nhiều”, ông Nguyễn Trường Thành, Chi cục trưởng Thủy lợi Nghệ An nói.
Hôm qua, tỉnh Nghệ An chỉ đạo đơn vị thi công phải làm việc xuyên đêm để khắc phục sự cố, quyết tâm đưa nước về sông Đào bình thường sau 3-4 ngày.
Chiều 8/6, hơn 10 m đập (ngoài cùng bên phải) đang được thi công để khắc phục. Ảnh: Nguyễn Hải.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An cho biết, sự cố vỡ đập tràn này không phải lỗi đơn vị thi công. Công trình đã có thời gian sử dụng 83 năm nên bê tông bị mủn, sắt hoen gỉ.
Hơn một năm trước, dự án nâng cấp đập bara Đô Lương (thuộc dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An) được đầu tư hơn 300 tỷ đồng, chủ yếu từ vốn JICA (Nhật Bản). Đêm 6/6, 46 m trong tổng số 102 m tràn cũ chưa dỡ bỏ bất ngờ bị nước cuốn trôi. Hạ du không có ảnh hưởng, song mực nước trên sông Đào thấp hơn một mét. Hơn 7.800 hộ dân bị mất nước nửa ngày do trạm bơm không thể hoạt động…
Đập tràn cũ có thiết kế, mực nước ở cao trình khi qua tràn là 10,5 m (so với mực nước biển). Trong lịch sử, khi xảy ra lũ thì tràn này từng ghi nhận mực nước ở cao trình 17 m (so với mực nước biển).
“Thời điểm xảy ra sự cố, mực nước ở cao trình khi qua tràn này chỉ 10 m, do đó không thể nói đơn vị thi công tính toán sai khiến áp lực nước mạnh làm vỡ”, ông Hiếu cũng khẳng định trong hôm nay đơn vị thi công sẽ ngăn thành công dòng chảy tại hiện trường.
Tỉnh Nghệ An, xác định sự cố không phải do nhà thầu, do đó không yêu cầu điều tra nguyên nhân. Hiện, toàn bộ kinh phí khắc phục do đơn vị thi công bỏ ra.
Một trạm bơm phục vụ nông nghiệp trên sông Đào đã không thể hoạt động sau sự cố vỡ đập tràn. Ảnh: Nguyễn Hải.
Hiện, Trạm cấp nước Đô Lương ở thượng nguồn sông Đào vẫn phải dùng bơm dã chiến đưa lên bể lóng với công suất 220 m3/h (tương đương 70% so với hút trực tiếp). Từ 20h ngày 7/6, hơn 7.800 hộ dân của một thị trấn và 7 xã đã có nước sử dụng.
Nước trên sông Đào cao thêm 40 cm nữa thì máy sẽ hoạt động để đưa nước trực tiếp với công suất 4.800 m3 mỗi ngày.
Được Pháp xây dựng từ năm 1933 đến 1937, đập Bara Đô Lương dài hơn 340 m, có nhiệm vụ ngăn dòng chảy sông Lam, làm nước dâng lên, đổ vào sông Đào phục vụ tưới tiêu cho 4 huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu.
Theo thiết kế, trung bình lưu lượng nước đổ về sông Đào đạt 43 m3/s.
Hiện trường vụ vỡ đập tràn. Video: Nguyễn Hải.
Nghệ An: Kỳ lạ xã "sinh đôi" có cơn khát "truyền đời", dân ở đây cứ mùa nắng là ám ảnh
Mặc dù nằm cạnh con sông Đào quanh năm đầy ắp nước và sở hữu nhiều khe suối, nhưng cứ đến mùa nắng nóng là 2 xã Mã Thành và Tiến Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) lại xảy ra hạn hán khốc liệt. Sở dĩ gọi là xã "sinh đôi", vì xã Tiến Thành được tách ra từ xã Mã Thành từ năm 2001.
ĐỒNG RUỘNG KHÔ HẠN Ở XÃ "SINH ĐÔI"
Đáng ra, vào những ngày này là thời vụ để bà con xã Mã Thành xuống đồng gieo cấy lúa hè thu. Nhưng hiện nay nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều hồ đập trên địa bàn khô cạn, hàng trăm ha trồng lúa bị bỏ hoang.
Bà Phan Thị Hà ở xóm Đá Dựng buồn bã nhìn xuống cánh đồng bạc phếch, thở dài: Gia đình tôi đang làm gần 1 mẫu ruộng, giờ không có nước, đành phải bỏ hoang thôi.
Lão nông Cao Văn Sơn, xóm 5, xã Tiến Thành buồn bã cho hay, gia đình có hơn 2 sào ruộng, sau khi thu hoạch xong lúa xuân, ông tranh thủ cày ải, mong trời có mưa để cấy hè thu. Ảnh: Xuân Hoàng
Không những thiếu nước sản xuất mà hiện nay giếng nước của hàng trăm hộ dân của các xóm Đồng Bàu, Đá Dựng, Yên Thịnh... của xã Mã Thành đã cạn nước. Ông Phan Văn ở xóm Yên Thịnh tâm sự: Tôi năm nay 72 tuổi, chứng kiến năm nào địa phương cũng bị hạn hán. Đã hạn thì không trồng được cây gì cả. Điều đó, thiếu đói năm này qua năm khác là điều tất nhiên. Đã vậy, còn thiếu nước sinh hoạt khiến cuộc sống của dân chúng tôi bị đảo lộn.
Ông Trần Đình Cảnh - Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Mã Thành có 348 ha trồng lúa nước. Đến thời điểm này, do lượng nước ở 6 hồ đập địa phương xuống thấp, vài tháng qua không có nước để bơm tưới như đập Chùa Lụi, Khe Trang, đập Sặt... Vậy nên, hơn 100 ha diện tích không có nước để gieo trồng.
Phần lớn các cánh đồng của xã Tiến Thành và Mã Thành đều trong tình trạng khô khốc nước, ruộng phải bỏ hoang. Ảnh: Xuân Hoàng
Hỏi về những biện pháp chống hạn của địa phương? Ông Cảnh buồn bã nói: Xác định vụ hè thu sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu nước, địa phương đã hướng dẫn bà con chuyển đổi cây lúa sang trồng cây nhân trần.
"Xã đã có phương án khơi dòng vét nước bơm tát, chuẩn bị hàng chục bơm dầu, 2 trạm bơm sẵn sàng đối phó hạn nhưng lo ngại nhất là không có nguồn nước để bơm. Nếu như nắng nóng kéo dài, trời không mưa thì 10 ngày nữa hầu hết diện tích trồng lúa đều hạn nặng không thể trồng được cây gì" - ông Trần Đình Cảnh chia sẻ.
Xã Tiến Thành được tách ra từ xã Mã Thành năm 2001, hạn hán có phần nặng hơn. Chúng tôi đi hầu khắp các cánh đồng nhưng diện tích đất trồng lúa đều bị bỏ hoang.
Ông Nguyễn Hữu Đại - Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành cho biết: Năm nào xã chúng tôi cũng hạn, nhưng năm nay hạn nặng nhất. 8 hồ đập trên địa bàn đã cạn nước. Hiện chỉ có 8 ha là còn đủ nước gieo trồng, còn 280 ha không có nước. Ông Đại cũng nêu biện pháp chống hạn như xã Mã Thành và chuyển đổi cây trồng.
"Nhưng có khả năng người dân sẽ không gieo trồng. Vì nguy cơ mất trắng đã thấy trước mắt", ông Đại nói.
HẠN ĐẾN BAO GIỜ ?
Theo Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành thì hiện nay có hai phương án nếu như thực hiện được thì sẽ chấm dứt tình trạng hạn hán truyền đời ở hai xã Mã Thành và Tiến Thành.
Dòng sông Đào chảy qua địa bàn xã Mã Thành, quanh năm đầy ắp nước, trong khi phần lớn diện tích ruộng của địa phương hàng năm phải bỏ hoang vào vụ hè thu, do không có nước. Người dân 2 xã Tiến Thành và Mã Thành mong muốn Nhà nước đầu tư công trình thủy lợi lấy nước từ sông Đào về tưới cho đồng ruộng.
Phương án thứ nhất, đó là làm cầu máng lấy nước từ sông Đào về. Ông Đại khẳng định: "Chỉ cần làm cái cầu máng bằng xi măng lấy nước từ sông Đào (sông Đào hiếm khi thiếu nước) thì việc thiếu nước không phải lo, quãng đường cũng chỉ mấy km. Nếu những chỗ địa hình cao thì dùng trạm bơm chuyển tiếp. Kinh phí cũng chẳng đáng là mấy so với đầu tư chống hạn những năm qua".
Phương án thứ 2 là, ngăn dòng khe Bốm ở đầu xã Tiến Thành, con khe này nằm giữa những dãy núi cao hình lòng chảo, mỗi khi trời mưa, nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Nếu như đắp được con đập này thì sẽ giữ được nước, thuận lợi cho việc ngăn lũ và tưới tiêu chống hạn không những 2 xã Tiến Thành, Mã Thành mà còn cho các xã lân cận.
Còn theo ông Trần Đình Long - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Mã Thành, người đã từng gắn bó ngành nông nghiệp từ 40 năm nay, cho rằng, giải pháp cứu khát cho địa phương hiệu quả nhất là lấy nước từ sông Đào vào bàu Sừng của xã Lăng Thành, từ đó sử dụng trạm bơm để bơm nước lên ruộng.
Bàu Sừng của xã Lăng Thành kéo dài lên xã Mã Thành. Những năm trước, xã Mã Thành đã xây lắp trạm bơm tại cầu Khe Lở, nhưng vào mùa khô, do nước không đủ cho 3 trạm bơm hiện có hoạt động (xã Lăng Thành 2 trạm) nên bỏ không. Ảnh: Xuân Hoàng
Theo lãnh đạo chính quyền 2 xã Mã Thành và Tiến Thành thì năm nào xã cũng đề xuất nhiều phương án chống hạn lên huyện nhưng vẫn chưa được phê duyệt.
Ông Bùi Trọng Long - Nguyên Chủ tịch UBND xã Mã Thành cho biết: "Trước vấn đề bức thiết của nhân dân. Vào năm 2000, đoàn khảo sát của huyện và tỉnh cũng về khe dốc Bốm xem xét tình hình, nhưng đến nay cũng không thấy hồi âm. Chúng tôi tha thiết cấp trên quan tâm và có biện pháp về việc chống hạn của 2 xã để nhân dân bớt khổ".
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Vương Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Trước thực trạng hạn hán truyền đời ở 2 xã Tiến Thành và Mã Thành, chính quyền huyện cũng rất đau đầu để tìm giải pháp chống hạn, nhưng chưa tìm ra giải pháp khả thi.
Theo đề xuất của 2 địa phương thì có 3 giải pháp là làm cầu máng lấy nước từ sông Đào và ngăn đập khe Bốm, hoặc làm cầu máng lấy nước từ sông Đào vào bàu Sừng của xã Lăng Thành, từ đó các xã bơm nước lên ruộng.
Đập Sặt của xã Tiến Thành đang được Nhà nước đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Đại - Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành, sau khi hoàn thành, nguồn nước của con đập này chỉ đáp ứng nước tưới cho 300 ha cho Tiến Thành và Mã Thành. Ảnh: Xuân Hoàng
Tuy nhiên, ông Ngọc cho rằng, giải pháp ngăn đập khe Bốm là không khả thi. Bởi khu vực rừng thường nguồn đã chuyển sang rừng trồng, nguồn sinh thủy không nhiều như rừng nguyên sinh trước đây; trong khi đó chi phí đầu tư ngăn đập rất cao. Còn phương án xây dựng cầu máng lấy nước từ sông Đào chạy thẳng lên xã Mã Thành và Tiến Thành cũng không nên làm, vì không phù hợp với nguyên lý của dòng chảy, trong khi đó chiều dài khoảng 3 - 4 km, chi phí đầu tư cao.
Chỉ có giải pháp chuyển đổi cây trồng phù hợp, nếu không thì xây dựng cầu máng từ sông Đào vào bàu Sừng của xã Lăng Thành, từ đó bơm nước lên là phù hợp nhất, chi phí đầu tư cũng không nhiều. Bởi chiều dài từ sông Đào vào bàu Sừng chỉ khoảng mấy trăm mét.
Hiện, bà con nông dân và chính quyền 2 xã Mã Thành, Tiến Thành khẩn thiết mong chính quyền các cấp sớm có biện pháp để 2 xã này thoát khỏi cảnh hạn hán truyền đời.
Cầu 950 tỷ dài nhất miền Trung dần thành hình Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối thị xã Cửa Lò (Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 950 tỷ. Công trình dự kiến hợp long vào tháng 9 sau hơn 1 năm thi công. Công trường cầu đường bộ qua sông dài nhất miền Trung Sau hơn 1 năm thi công, cầu Cửa Hội bắc...