Va chạm với xe tải, nam sinh chết thảm trên đường tới trường
Ngày 26/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ pháp trị và tăng cường hợp tác nhằm đẩy mạnh các nỗ lực trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: THX/TTXVN)
Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong khuôn khổ kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 ở thành phố New York, Mỹ, ông Vương Nghị nhấn mạnh các nước cần tuân thủ pháp trị để củng cố và cải thiện cơ chế không phổ biến hạt nhân trên phạm vi toàn cầu, “đặc biệt là ngăn chặn các phần tử khủng bố cũng như các nhân tố phi nhà nước khác nắm giữ nguyên liệu và công nghệ vũ khí hủy diệt hàng loạt.”
Người đứng đầu ngành ngoại giao của Trung Quốc kêu gọi các nước giữ đúng cam kết, gánh vác trách nhiệm và hoàn thành các nghĩa vụ quốc tế mà “không áp dụng tiêu chuẩn kép, phân biệt đối xử hay thực hiện theo cách có chọn lọc.”
Đề cập Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) – thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015, ông Vương Nghị nhấn mạnh “đây là thành quả rất khó khăn mới đạt được của chủ nghĩa đa phương, mang lại lợi ích cho cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như hòa bình và ổn định ở Trung Đông.”
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: “Trung Quốc khuyến khích Iran tiếp tục hoàn thành tất cả các cam kết, đồng thời các quyền hợp pháp của tất cả các nước trong việc thiết lập quan hệ kinh tế và thương mại bình thường với Iran cần được tôn trọng.”
Video đang HOT
Về vấn đề Triều Tiên, ông Vương Nghị nhấn mạnh tình hình hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên đang chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn, và Trung Quốc luôn nỗ lực thúc đẩy cho mục tiêu này.
Ngoài ra, theo ông Vương Nghị, Trung Quốc luôn tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác./.
Theo vietnamplus
Lợi dụng Nga rút khỏi Syria, Trung Quốc chớp thời cơ kiếm "món hời"
Bắc Kinh được cho là chuẩn bị đầu tư hàng triệu USD vào việc tái thiết Syria trong khi các nước phương Tây ngần ngại còn Nga đang rút quân khỏi quốc gia bị chiến tranh tàn phá thảm hại này.
Syria gần như bị tàn phá hoàn toàn vì nội chiến kéo dài hơn 6 năm.
Theo SCMP, mức chi phí để xây dựng lại Syria sau nội chiến ước tính lên tới 1/4 nghìn tỷ USD - được cho là quá sức đối với Nga, Iran - 2 đồng minh chính của chính quyền Assad và khiến các nước phương Tây ngần ngại.
Và đây chính là thời cơ của Bắc Kinh khi các công ty nước này đang bày tỏ mối quan tâm lớn đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Syria.
Theo đó, Phó Chủ tịch Liên hợp Trao đổi Trung Quốc - Ả-rập Qin Yong đang chuẩn bị chuyến thăm thứ 4 tới Syria trong năm nay để xúc tiến đầu tư.
"Mỗi ngày chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại chất vấn (từ các công ty Trung Quốc). Họ thấy được tiềm năng làm ăn rất lớn ở Syria vì toàn bộ đất nước này cần phải được xây dựng lại", ông Qin chia sẻ và nói thêm rằng, phía Syria rất hoan nghênh sự nhiệt tình từ phía Trung Quốc.
Sau 6,5 năm chìm trong nội chiến, Syria hiện vẫn chưa hoàn toàn thoát được bom đạn khói lửa dù đã chuyển sang giai đoạn ngoại giao. Việc tái thiết Syria - theo Liên Hợp Quốc ước tính sẽ có giá là 250 tỷ USD, đang được rục rịch lên kế hoạch.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong chiến dịch quân sự kéo dài 2 năm tại Syria đồng thời tuyên bố sẽ rút bớt quân khỏi đất nước Trung Đông.
Trong khi đó, Mỹ và các quốc gia đồng minh ở châu Âu và vùng Vịnh, vốn ủng hộ lực lượng phiến quân Syria được cho là sẽ dùng khoản tiền để tái thiết đất nước mà Syria cần lên bàn đàm phán hòa bình để mặc cả.
Liên minh châu Âu, các quốc gia Ả-rập và Mỹ vốn muốn Tổng thống Syria Assad phải từ chức từng dành 9,7 tỷ USD để viện trợ nhân đạo và tái thiết Syria hồi tháng 4 nhưng 5 tháng sau đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết, liên minh sẽ không hỗ trợ Syria tái thiết khi nước này chưa chuyển đổi chính trị.
Về phần mình, không giống như Iraq khai thác được khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, bản thân Syria có rất ít khả năng để tự kiếm được tiền nhằm trang trải cho việc tái thiết đất nước.
Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ và Ả-rập Saudi cũng tỏ ra "nhòm ngó" cơ hội kiếm lời từ việc tái thiết Syria. Tuy nhiên, cả 2 nước này đề ủng hộ phe đối lập Syria và chính quyền Assad đã tuyên bố rằng, các quốc gia có lập trường như vậy đều sẽ không được đóng vai trò xây dựng lại nước ông ngay cả khi họ mong muốn được làm như vậy.
Theo đó, chính quyền Assad đang tìm kiếm các nhà đầu từ khác như từ nhóm BRICS (Các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hoặc các nhà đầu tư đa phương không bị phương Tây kiểm soát.
Một điều đặc biệt là, theo SCMP, Syria đặc biệt phù hợp với chiến lược của Trung Quốc. Nước này là một mắt xích quan trọng trên con đường tơ lụa cổ đại và kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình để xây dựng một tuyến đường mới - Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh đang tham vọng xây dựng một mạng lưới thương mại và vận tải dọc khắp Á-Âu và châu Phi với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc gặp người đồng cấp Syria Walid Muallem ở New York vào tháng 9 nhấn mạnh rằng, đây sẽ là "một cơ hội quan trọng cho hợp tác song phương trong tương lai".
Tuy nhiên, theo ông Phó Chủ tịch Liên hợp Trao đổi Trung Quốc - Ả-rập Qin Yong, hiện có một trở ngại lớn đối với Trung Quốc trong kế hoạch tái thiết Syria. Đó là các khoản thanh toán bằng USD và Euro vẫn bị cấm vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm loại bỏ chính quyền Assad khỏi nền kinh tế thế giới.
Theo Danviet
Vì sao Trung Quốc muốn Syria tham gia "Vành đai và Con đường"? Trung Quốc đã và đang tích cực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông và "giao lưu" với Syria như một phần trong chiến lược "Vành đai và Con đường". Ngày 24/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Cố vấn chính trị và truyền thông của Tổng thống Syria, Bouthaina Shaaban, ở Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, ông Vương Nghị đề...