Va chạm với ôtô của Trưởng phòng Kinh tế, nam thanh niên tử vong
Ôtô 4 chỗ do Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Vũ Thư (Thái Bình) cầm lái va chạm với xe máy khiến một người tử vong.
Trưa 14/1, trao đổi với Zing , đại tá Nguyễn Xuân Hậu, Trưởng công an TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), cho biết đơn vị đang điều tra vụ tai nạn khiến anh Đỗ Ngọc Hải (19 tuổi, trú thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương) tử vong.
Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 14h ngày 13/1, tại ngã tư Ngô Thì Nhậm – Phan Bá Vành, thuộc phường Quang Trung, TP Thái Bình.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CTV.
Khi đó, một ôtô di chuyển theo hướng Ngô Thì Nhậm về đường Quang Trung. Đến địa điểm trên, ôtô xảy ra va chạm với xe máy do Đỗ Ngọc Hải cầm lái. Cú va chạm mạnh khiến nam thanh niên bị thương nặng và tử vong sau đó.
Video đang HOT
Đại tá Nguyễn Xuân Hậu cho biết tài xế ôtô được xác định là ông Tô Thế Hệ (54 tuổi, trú phường Trần Lãm, TP Thái Bình), Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng, UBND huyện Vũ Thư.
“Ông Hệ không vi phạm nồng đồ cồn, chúng tôi đang tiến hành điều tra”, đại tá Hậu nói.
Cùng ngày, một cán bộ UBND huyện Vũ Thư cho biết đã nắm được thông tin vụ việc trên. “Tuy nhiên, chúng tôi chưa nhận được thông tin chính thức từ phía cơ quan chức năng vì vụ tai nạn xảy ra tại TP Thái Bình”, vị này nói và cho hay sẽ nắm bắt lại cụ thể để thông tin sau.
Ngã tư Phan Bá Vành – Ngô Thì Nhậm, nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: Google Maps.
Nhà vườn thấp thỏm chờ "đầu ra" hoa tết
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề, các nhà vườn đã sẵn sàng để phục vụ thị trường hoa Tết. Tuy nhiên, điều họ trăn trở, lo lắng nhất hiện nay là tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đầu ra của hoa Tết cũng như các mối tiêu thụ sẽ gặp khó khăn.
Người trồng hoa Tết khắp nơi đều thấp thỏm, đứng ngồi không yên do tình hình dịch COVID- 19 . (Ảnh: Quỳnh Mai)
Tổ hợp tác (THT) sản xuất hoa tươi Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) được xem là nơi trồng hoa Tết nhiều nhất làng hoa Mỹ Tho. Năm nay, dự kiến THT sẽ cho ra thị trường khoảng 800.000 giỏ hoa tươi với các chủng loại hoa như: vạn thọ, cúc mâm xôi, mào gà, vàng hòe, cúc Hà Lan, cát tường, đồng tiền,... đáp ứng nhu cầu phục vụ hoa tươi ngày Tết của người dân tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận.
Các loại hoa dài ngày đã xuống giống (khoảng 450.000 giỏ), theo nhận định của THT sản xuất hoa tươi Mỹ Phong, năm nay, các loại hoa dài ngày có số lượng giảm và các loại hoa ngắn ngày như vạn thọ, mào gà tăng về số lượng...
Theo Tổ trưởng THT sản xuất hoa tươi Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho: Đến thời điểm này, thời tiết rất thuận lợi, hoa phát triển khá tốt. Tuy nhiên, mỗi năm thì giá vật tư, phân bón tăng từ 5 - 10%, nhưng năm nay tăng rất mạnh, có loại tăng hơn 20%. Nếu giá vật tư tăng thì giá hoa cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, nếu giá hoa tăng thì rất khó tiêu thụ, mà nếu không tăng, giữ mức giá như mọi năm "cho dễ bán" thì người trồng hoa sẽ không có lãi.
Bà Mai Lan (xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho) đang tất bật chăm sóc 4.000 giỏ hoa cúc Hà Lan lo lắng: "Năm nay dịch bệnh kéo dài, tôi rất lo đầu ra của hoa, nhiều nơi không tổ chức các khu vui chơi, chợ vắng người, các thương lái cũng không dám đến đặt hàng".
Còn ông Văn Tâm (TP. Mỹ Tho), tâm sự: Năm nay gia đình ông trồng 2.000 giỏ hoa cúc Hà Lan và dự kiến xuống giống thêm 1.500 giỏ hoa vạn thọ.
"Đầu ra của hoa chúng tôi chủ yếu là thương lái đến từ TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... chiếm hơn 70%, số còn lại tiêu thụ tại tỉnh nhà, ngoài chợ hoa. Tuy nhiên, dịch bệnh khó lường như thế này thì đầu ra rất khó, vì lượng người đi mua sắm Tết sẽ giảm, hoa sẽ khó tiêu thụ, thương lái cũng không dám gom về... Tôi mong dịch bệnh đừng bùng phát, thời tiết thuận lợi để bà con có được một "mùa hoa vui" đón Tết, vì đây là vụ hoa lớn nhất trong năm mà người trồng hoa nào cũng đổ hết vốn và kỳ vọng vào nó" - Ông Tâm nói.
Đó không chỉ là nỗi lo của người trồng hoa Tết ở tỉnh Tiền Giang mà khắp nơi đều thấp thỏm, đứng ngồi không yên đó là tình hình dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp và chưa được ngăn chặn triệt để.
Tại TP. Cần Thơ, người trồng hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cũng có nhiều lo lắng vì thời tiết không thuận lợi và ảnh hưởng dịch COVID-19. Thông lệ hằng năm, từ tháng 8 âm lịch, nông dân TP. Cần Thơ rục rịch chuẩn bị vào vụ trồng hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Năm nay, do thời tiết không thuận lợi và những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, số lượng người trồng hoa và quy mô giảm nhiều so với năm 2019.
Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (P.Long Hòa, Q.Bình Thủy) và tuyến quốc lộ 91B (P.Thới An Đông, Q.Bình Thủy) không mấy nhộn nhịp như mọi năm. Lý giải điều này, nhiều hộ trồng hoa kiểng cho biết dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế, dự báo Tết sắp tới người dân sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn. Ngoài ra, do thua lỗ trong vụ hoa Tết Canh Tý 2020 nên nhiều người không còn thiết tha chuyện trồng hoa.
Ông Phan Năm (46 tuổi, ngụ P.Thới An Đông, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) than thở: Năm nay thời tiết không thuận lợi mưa bão kéo dài, dẫn đến hoa bị hư rễ chết hàng loạt. Hiện ông đã chuẩn bị 1.000 chậu hoa cúc mâm xôi, cúc Đài Loan... để bán vào dịp Tết, nhưng trong lòng vẫn rất lo lắng vì không biết với tình hình mưa bão như thế này sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoa thế nào.
Tết là mùa vụ hoa lớn nhất năm của nhà vườn Chợ Lách (tỉnh Bến Tre). Chợ Lách - nơi được mệnh danh "Vương quốc cây giống hoa kiểng", tình hình sản xuất hoa Tết năm nay có giảm sản lượng với các loại hoa nở hoặc chuyển đổi sang loại cây khác do người dân có sự e dè trước tình hình dịch bệnh và hạn mặn, dự báo sức tiêu thụ của thị trường giảm.
Tại ấp Lân Tây, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, nếu như năm trước, cùng thời điểm này, hàng ngàn chậu cúc mâm xôi đang chuẩn bị đơm nụ thì bây giờ còn thấy xanh rì từng dãy cây xoài giống. Hơn phân nửa diện tích đã được chuyển sang làm cây giống.
Theo các nhà vườn chuyên trồng cúc mâm xôi, giá bán tại vườn năm nay không chênh lệch nhiều so với mọi năm. (Ảnh: Quỳnh Mai)
Ông Trần Văn Phàn - chủ vườn cho biết: "Năm nay do e ngại dịch bệnh và hạn mặn diễn biến khó lường nên tôi không làm cúc mâm xôi nữa. Chuyển sang làm cây giống để bền sức. Ông Phàn đã xuống giống hơn 3 ngàn chậu cúc Hà Lan từ rằm tháng Tám âm lịch đến nay. Ông chuẩn bị làm thêm khoảng 2 ngàn vạn thọ nữa để bán Tết. Theo ông Phàn, con số này so với sản lượng cúc Hà Lan, vạn thọ mà ông làm cùng kỳ năm trước là tương đương. Một số nhà vườn tại địa phương cũng mang tâm lý e ngại này. Nếu như mai vàng, kiểng lá, bông giấy giữ mức sản xuất ổn định vì có thể tiếp tục chăm sóc lâu dài thì các loại hoa nở theo mùa được sản xuất dè dặt hơn.
Cùng với tình hình dịch bệnh phức tạp thì xâm nhập mặn và nhu cầu thị trường là các nguyên nhân khiến nhiều nhà vườn làm hoa kiểng tại Bến Tre cân nhắc sản lượng sản xuất. Hiện mặn đã xâm nhập sớm vào địa bàn tỉnh. Cùng thời điểm năm 2019, với độ mặn 4%o đã cách các cửa sông chính từ 20 - 32km, độ mặn 1%o cách các cửa sông chính từ 33 - 42km. Mặc dù người dân đã nâng cao ý thức và chủ động trong phòng chống hạn mặn với các giải pháp trữ nước tưới nhưng nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng khi mặn xâm nhập sâu hơn từ tháng 1-2021 là thời điểm cận Tết cũng rất đáng lo ngại.
Cùng với đó, do năm 2020, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nhiều nhà vườn nhận định, người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn trước. Vì vậy, sức tiêu thụ thị trường hoa Tết cũng dự báo lượng cầu giảm.
Theo ông Hồ Thanh Sơn - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chợ Lách, hiện tại ngành chức năng huyện đã tiến hành kết nối thị trường cho nông dân tiêu thụ hoa kiểng. Chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống ở TP. Hồ Chí Minh, như: chợ hoa Xuân bến Bình Đông, chợ đầu mối nông sản Bình Điền, Công viên 23-9, Công viên Gia Định... Đây là những điểm đã được chính quyền TP. Hồ Chí Minh cấp phép tổ chức Chợ hoa Xuân Tân Sửu 2021.
"Chợ Bình Điền có khoảng 185 lô, bến Bình Đông 230 lô và 180 lô cho các công viên lớn, giữ mức ổn định về số lô đăng ký như mọi năm. Ngoài ra, các điểm nhỏ lẻ tại các phường, quận ở TP. Hồ Chí Minh thì chưa rõ có được tổ chức chợ hoa xuân hay không do còn e ngại tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp", ông Sơn thông tin.
Theo các nhà vườn chuyên trồng cúc mâm xôi, giá bán tại vườn năm nay không chênh lệch nhiều so với mọi năm. Thương lái và các điểm thu mua sẽ đến tận vườn xem, đặt hàng, chờ đến ngày thì chở đi tiêu thụ.
Xã từng có nhiều người nhiễm HIV nhất nước giờ ra sao? Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từng "nổi tiếng" một cách bất đắc dĩ vì là xã có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước. Đổi mới ở xã Tây Sơn 20 năm sau ngày cơn bão AIDS tràn qua Thời điểm năm 1999 toàn xã có hơn 9.000 nhân khẩu nhưng có tới hơn 200 người nghiện,...