V-League và trào lưu ‘bỏ của chạy lấy người’
Hai mùa liên tiếp, V-League đón nhận sự cố các CLB bỏ giải giữa chừng trước sự bất lực của VFF, VPF.
Hai đội bóng của bầu Thụy (bên trái) và bầu Trường liên tiếp bỏ giải khiến V-League lao đao. Ảnh: KL.
14 năm trước, giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp V-League ra đời với sứ mệnh thay đổi bộ mặt bóng đá Việt Nam. Cuộc cách mạng tư duy, cách làm từ việc dựa 100% ngân sách nhà nước chuyển thành dùng nguồn lực từ doanh nghiệp tạo ra bộ mặt thay đổi toàn diện cho bóng đá nước nhà.
Dễ nhận thấy nhất là cuộc sống cầu thủ đến HLV thay đổi chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn. Từ số tiền 300 triệu đồng Đồng Tâm trả Cảng Sài Gòn mua Minh Phương mùa 2003 đến lúc bầu Kiên bỏ ra 13 tỷ đồng lấy Công Vinh về mùa 2012 cho thấy mức tăng “phi mã” của thị trường chuyển nhượng cầu thủ Việt. Hiện nay, cầu thủ trở thành nghề “hot” trong xã hội. Họ có xe hơi, nhà lầu nhờ số tiền lót tay cả tỷ đồng mỗi mùa. Bạn gái hay bà xã cầu thủ là hoa hậu, người mẫu hay hot girl cho thấy độ cuốn hút của giới quần đùi áo số trong mắt phái đẹp.
Kể cả mức lương, đãi ngộ HLV cũng khác hẳn so với thời gian trước. Những HLV có số má, thương hiệu như Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng, Lê Thụy Hải… nhận mức lương trăm triệu mỗi tháng cũng rất bình thường. So với nhiều ngành nghề, thu nhập của cầu thủ hay HLV bóng đá hiện nay cao hơn mặt bằng xã hội.
Tuy vậy, “phông” văn hóa từ ông bầu đến cầu thủ lại chưa được nâng cao bằng nền tảng tài chính họ có được lúc này. Dư luận thắc mắc lương cầu thủ cả vài chục triệu tháng, chưa kể tiền lót tay vài tỷ đồng vẫn dính vòng cá độ ở CLB Ninh Bình. Chỉ vì mức tiền 75-80 triệu đồng từ trận đấu làm độ với Kelantan ở AFC Cup, 11 cầu thủ nhận tiền có nguy cơ ngồi tù và mất luôn sự nghiệp, tên tuổi nhiều năm họ tạo dựng.
Dư luận cũng đặt câu hỏi về sự vô can của các ông bầu trong sai lầm đáng trách cầu thủ. Mùa giải 2013, Sài Gòn Xuân Thành liên tục có những trận cầu thi đấu dưới sức khiến dư luận đặt dấu hỏi cho đội bóng của bầu Thụy. Đỉnh điểm việc ban kỷ luật VFF trừ 6 điểm sau trận thua khó hiểu trên sân Kiên Giang, bầu Thụy lập tức xóa bỏ đội bóng khi mùa giải V-League 2013 chỉ còn 3 vòng nữa là kết thúc.
Tiền lệ chưa từng có sau 13 năm ra đời, V-League trở thành giải đấu cấp phường không hơn không kém sau sự kiện này. “Cú vượt rào” của bầu Thụy báo hiệu trào lưu nguy hiểm có thể giết chết cả nền bóng đá nước nhà vào lúc này. Như V-League 2014 mới diễn ra chưa hết lượt đi, đến lượt bầu Trường rút tên CLB Ninh Bình khỏi giải đấu trong nước. Đó như đòn giáng mạnh vào nỗ lực của VPF và VFF, trong việc đưa V-League vượt qua giai đoạn sa sút hiện nay. Không hiểu sau hai ông bầu kể trên, sẽ có thêm ông bầu nào lấy lý do kể trên để bỏ bóng đá, khi áp lực đổ hai triệu USD nuôi một CLB một năm không còn đơn giản. Một tương lai mịt mờ khi giải V-League quen sống phụ thuộc vào cảm tính của các ông bầu.
Theo VNE
Bi hài những ông bầu dọa bỏ bóng đá
Bóng đá Việt Nam chứng kiến rất nhiều ông bầu dọa bỏ bóng đá với những lý do khác nhau.
Bầu Đệ khẳng định Thanh Hóa có thể không làm bóng đá sau sự cố trọng tài ở trận đấu với Xuân Thành Sài Gòn mới đây. Ảnh: Kỳ Lân.
Trong những năm trước, các ông bầu đầu tư rầm rộ vào bóng đá tạo ra sân chơi V-League thực sự hấp dẫn. Tuy nhiên, với việc nắm quyền sinh, quyền sát trong tay, các ông bầu có thể thoải mái đưa ra quyết định giải thể đội bóng bất cứ lúc nào. Không ít các ông bầu dùng chiêu dọa bỏ giải nhằm gây áp lực tới ban tổ chức giải.
Trường hợp dọa rồi sau đó là bỏ giải thật là ông bầu Long, bầu Tuấn ở Hòa Phát. Cuối mùa 2011, sau nhiều lần bị trọng tài xử ép, với đỉnh điểm là trận thua 1-2 trên sân Lạch Tray, bầu Long và bầu Tuấn tuyên bố không muốn làm bóng đá để phản đối trọng tài cũng như công tác điều hành. Ngỡ Hòa Phát dọa chơi, ai ngờ đội bóng này bỏ thật khiến VFF lao đao.
Chính sự cố bỏ cuộc của Hòa Phát năm đó là phát súng lệnh trong cuộc "khởi nghĩa" của các ông bầu. VPF được thành lập ngay sau đó và chính công ty này đứng ra điều hành các giải chuyên nghiệp thay cho VFF. Qua gần hai mùa giải tổ chức V-League và hạng nhất, VPF bộc lộ nhiều điểm yếu và không còn được lòng tất cả. Bị can thiệp vụ một ông chủ hai đội bóng, bầu Hiển dọa bỏ bóng đá để phản đối với hành động thoái toàn bộ số vốn tại Hà Nội T&T và Đà Nẵng, rút lui về hậu trường, đóng vai trò người tài trợ.
Sau đó, bầu Trường cũng làm theo cách tương tự. Sau khi dọa giải thể đội bóng vì các cầu thủ "dám" đình công năm ngoái, bầu Trường lui về ở ẩn, trao lại chiếc ghế Chủ tịch cho ông Phạm Văn Lệ. Ông bầu đồng hương của ông Trường là ông Nguyễn Đức Thụy cũng nổi tiếng với những lần dọa bỏ giải. Ở mùa giải 2012, sau khi làm công văn xin tặng CLB Xuân Thành Sài Gòn cho TP HCM, bầu Thụy gây sức ép bằng tuyên bố: "TP HCM không nhận không được, không nhận tôi cho giải tán đội bóng ngay". Chưa hết, bên lề Hội thảo CLB chuyên nghiệp và chuẩn bị cho mùa giải 2013, không chỉ tuyên bố cho giải tán CLB Xuân Thành Sài Gòn, bầu Thụy còn dọa bỏ bóng đá nếu VFF và VPF không chấn chỉnh công tác trọng tài và giải quyết dứt điểm chuyện bầu Hiển sở hữu nhiều đội bóng cùng dự V-League. Tại lễ tổng kết mùa giải 2012, bầu Thụy tiếp tục diễn bài cũ. Đầu mùa giải 2013, sau nghi án tiêu cực trong trận Siêu Cup quốc gia, bầu Thụy lại dọa giải tán đội vì cho rằng mình đã bị vu khống.
Dường như, dọa bỏ giải là cách phản ứng hiệu quả ở V-League, là chiêu bài để các CLB gây áp lực với ban tổ chức giải. Trong bối cảnh V-League chỉ còn 12 đội như hiện nay, VPF rất "nhạy cảm" với những tuyên bố bỏ giải của các ông bầu. Có lẽ vì thế, không khó hiểu khi bầu Đệ ở mùa giải năm nay liên tiếp dọa bỏ giải.
Ở lễ tổng kết mùa giải 2012, bầu Đệ từng dọa một lần. Tuy nhiên ở mùa giải năm nay mới thực sự là đỉnh điểm, khi ông chủ tịch CLB Thanh Hóa liên tục gây sức ép. Đầu tiên là lời dọa bỏ giải sau khi Thanh Hóa bị cho là xử ép bởi trọng tài Công Khanh trên sân Lạch Tray ở lượt đi. Gần nhất, bầu Đệ dọa bỏ giải để phản đối tổ trọng tài sau khi công nhận "bàn thắng ma" trên sân Thanh Hóa vòng 17 V-League. Sau đó, bầu Đệ còn dọa sẽ xin tự thua nếu như ban tổ chức giải bố trí các trọng tài trong "danh sách đen" của mình bắt trận có Thanh Hóa những vòng đấu tới đây.
Chuyện ông bầu dọa bỏ giải có tiền lệ và không phải ai cũng dọa chơi. Tuy nhiên, đã đến lúc VFF, VPF cần có chế tài xử lý những ông bầu có sở thích dọa bỏ giải để gây áp lực. Bóng đá là một cuộc chơi và trong cuộc chơi đó, các đội phải tuân thủ luật lệ cũng như các quy định.
Theo VNE
Chấn động vụ làm độ 800 triệu ở cúp châu Á của CLB V.Ninh Bình Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 cầu thủ V.Ninh Bình được cơ quan công an triệu tập đã khai cùng nhau nhận 800 triệu đồng để "làm độ" trận gặp Kelantan hôm 18-3, trong khuôn khổ vòng loại AFC Cup, bảng G. Ngay sau khi phát lệnh giải tán toàn đội vào trưa qua 10-4, đội bóng cố đô Hoa Lư đã...