V-League rối, lỗi tại anh và tại ả
V-League 2020 gặp rối vì dịch Covid-19 lẫn những pha “quậy tung”, đòi huỷ giải từ nhiều đội bóng khiến nhiều người ngán ngẩm.
1. Phải khẳng định rằng hơn 20 năm kể từ khi giải đấu cao nhất Việt Nam lên chuyên nghiệp, chưa khi nào mà V-League vất vả như năm nay với hàng loạt vấn đề tồn tại lẫn phát sinh.
Trọng tài đương nhiên chưa khiến các đội bóng phục từ lâu nay, nhưng mùa giải 2020 này mọi thứ càng tệ hơn khi vua sân cỏ vừa yếu về chuyên môn, vừa thiếu về kinh nghiệm đẩy LS V-League chênh vênh chưa từng thấy.
V-League 2020 lẽ ra đã đi được nửa chặng đường
Không chỉ gặp khó ở công tác trọng tài, điều hành giải… dịch Covid-19 làm bóng đá hế giới nói chung và V-League nói riêng ảnh hưởng trầm trọng về chuyên môn, kinh tế và chưa biết khi nào kết thúc.
Thực tế nếu đúng tiến độ V-League có thể trải qua hơn nửa chặng đường. Nhưng rốt cuộc khó khăn ngoài ý muốn đẩy giải đấu đối mặt với nguy cơ khó kết thúc đúng thời gian dự kiến, kể cả khi liên tục điều chỉnh.
2. Dịch Covid-19 đương nhiên khiến các đội bóng chịu ảnh hưởng với những khó khăn không kém các ngành nghề khác. Từ tài chính, kế hoạch… hoàn toàn đảo lộn, vì thế V-League cần nhiều hơn sự chung tay của cả tập thể hòng vượt qua khó khăn.
Video đang HOT
Mùa giải 2020 thực sự chông gai với câu chuyện trọng tài, dịch bệnh
Thế nhưng, mong muốn ấy rốt cuộc lại nhận về sự thờ ơ nếu chẳng muốn nói “phá đám” từ nhiều đội bóng bởi hầu hết đều lấy lý do dịch Covid-19 làm bình phong để đòi huỷ, bỏ giải như Thanh Hoá, Quảng Nam, Hải Phòng, Nam Định.
Không chỉ là nói suông, bầu Đệ của Thanh Hoá còn gửi công văn đến VFF, VPF với ý định nghỉ chơi trước khi bị cấp cao hơn “tuýt còi” khiến V-League một phen nháo nhào, bởi ai cũng biết giải đấu khó khăn ra sao một khi có đại diện dừng giữa chừng.
Không chỉ có Thanh Hoá hay Quảng Nam, một vài đại diện như Hải Phòng, SLNA hay Nam Định cũng đề xuất huỷ hoặc ngừng giải đấu để trao chức vô địch cho CLB Sài Gòn đứng đầu bảng, đồng thời không có vé xuống hạng… Và lý do cũng là vì Covid-19 chứ không bởi cái chung cho bóng đá Việt Nam.
3. Thẳng thắn mà nói, việc các đội bóng nếu không có “tư lợi” thì chuyện muốn huỷ giải vì dịch cúm Covid-19 cũng chẳng sai, do nhiều khó khăn phát sinh từ dịch.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cùng lúc thời gian cho mùa giải kết thúc cũng không quá eo hẹp nên việc huỷ bỏ giải đấu là không hợp lý. Và các đội bóng chắc chắc đều biết rõ điều này.
tới chuyện bầu Đệ định cho CLB Thanh Hoá bỏ V-League
Vì đâu SLNA, Quảng Nam hay mới nhất là Thanh Hoá “đùng đùng” đòi huỷ, bỏ giải? Trong nhiều lý do, sòng phẳng mà nhà tổ chức V-League rõ ràng chưa khiến các đội bóng phục, lẫn… sợ.
Điển hình ở chuyện hồi đầu mùa khi kiểm tra cấp phép tham dự V-League 2020, Thanh Hoá, SLNA, Nam Định và Hải Phòng không hội đủ những yếu tố cơ bản như sân bãi, các phòng chức năng… như yêu cầu. Tuy nhiên, BTC V-League đã xuề xoà “cho nợ” để 4 CLB nói trên tham dự giải đấu.
Không chỉ xuề xoà trong việc cấp phép, ngay cả những phát ngôn mang tính thiếu xây dựng cũng được BTC giải bỏ ngoài tai, bất chấp trong điều lệ, quy định đều có thể xử phạt để nắn chính.
Thế nên không ngạc nhiên khi nhóm các đội bóng đòi huỷ, bỏ giải đấu đều nằm ở những đại diện thiếu quá nhiều yếu tố để cấu thành một CLB chuyên nghiệp như yêu cầu từ VFF, VPF.
Rất may Thanh Hoá đã kịp phanh lại chứ rối thêm V-League không biết đã trôi về đâu. Và lỗi này, đầu tiên phải xuất phát từ chính nhà điều hành tổ chức V-League.
VFF, VPF phải xử phạt chuyện như... trò đùa của CLB Thanh Hóa!
Sau 24 giờ có công văn xin bỏ V.League 2020, CLB Thanh Hóa bất ngờ rút đơn với thông điệp từ bầu Đệ là toàn đội không về nhà, tiếp tục tập luyện để tiếp tục cuộc chơi.
Theo thông tin của Saostar, CLB Thanh Hóa có đến 2 công văn gửi VPF, VFF về việc xin bỏ V.League 2020. Công văn đầu tiên không có con dấu của đội bóng, sau đó công văn thứ hai có con dấu của lãnh đạo đội bóng xứ Thanh.
Một đội bóng bất ngờ xin bỏ giải khiến cho cả làng bóng đá Việt Nam xôn xao. Vì hệ lụy rất lớn là V.League 2020 đứng trước nguy cơ giải quyết một đống việc trong bối cảnh giải tạm hoãn vì COVID-19. Ví dụ như Thanh Hóa nghỉ thì kết quả các trận đấu của đội bóng này cũng hủy, lịch thi đấu bị ảnh hưởng...
Với người hâm mộ xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung thì đội bóng này đứng trước nguy cơ rớt xuống hạng Ba. Một nỗi buồn thực sự khi Thanh Hóa là một trong những đội bóng có lực lượng cổ động viên cuồng nhiệt nhất Việt Nam.
CLB Thanh Hóa tuyên bố nghỉ rồi lại chơi ở V.League 2020. Ảnh: VPF
Thế nhưng, cú sốc chưa vơi đi thì bầu Đệ lên tiếng là CLB Thanh Hóa tiếp tục chơi, rút lại công văn xin bỏ giải. Vỏn vẹn 24 giờ thì Thanh Hóa có 2 quyết định nghỉ rồi chơi ở V.League 2020.
Có lẽ, VFF, VPF đang thở phào vì không cần phải đi giải quyết rắc rối theo kiểu tự trên trời rơi xuống. Nhưng vấn đề đặt ra: Chẳng lẽ VPF và VFF "bó tay" để cho một đội bóng thích thì tuyên bố nghỉ, rồi sau đó lại chơi?
Rõ ràng, một cuộc chơi được gọi là bóng đá chuyên nghiệp, có luật chơi, điều lệ, là bộ mặt của cả một nền bóng đá thì phải cho dư luận và người hâm mộ câu trả lời về trường hợp của CLB Thanh Hóa. Tại sao bóng đá chuyên nghiệp xảy ra chuyện như... trò đùa: Hôm trước tuyên bố nghỉ, hôm sau tuyên bố đá?
Cần nhắc, đây không phải là lần đầu tiên CLB Thanh Hóa liên quan đến chuyện tuyên bố kiểu "dọa" nghỉ chơi ở V.League.
Vậy nên, VPF, VFF cần xử phạt thích đáng đội bóng xứ Thanh, tránh tái lặp câu chuyện làm ảnh hưởng đến giải đấu và hình ảnh bóng đá Việt Nam, cũng như làm bài học cho các đội bóng khác nếu có ý định "dọa" nghỉ chơi như CLB Thanh Hóa.
CLB Thanh Hóa và chuyện dọa bỏ giải Cầu thủ ngôi sao làm mình làm mẩy với đội bóng vốn không lạ, nhưng chuyện các ông bầu "đỏng đảnh" dùng chiêu dọa bỏ giải có lẽ chỉ có xuất hiện ở sân chơi V-League... Sân chơi V.League lên tuổi 20 - một cột mốc đánh dấu rất nhiều thắng trầm của bóng đá Việt Nam. Và không thể phủ nhận rằng,...