V-League phát triển chưa bền vững
Mức độ phụ thuộc của các đội bóng vào ông bầu và ngân sách địa phương không hề giảm đi sau 20 năm giải bóng đá VQG, V-League phát triển theo hướng chuyên nghiệp.
CLB Hải Phòng sống dựa vào ngân sách tỉnh nhưng 2 năm liên tiếp không đạt chuẩn chuyên nghiệp. Ảnh: Anh Tú
Chỉ là công cụ
Trong nhiều trường hợp, đội bóng vì vậy chỉ là “công cụ” để các ông chủ đạt được những mục tiêu ngoài bóng đá, như bất động sản, đất đai hay cơ chế ưu đãi từ địa phương. Rất ít đội bóng tập trung kiếm tiền từ những sản phẩm bóng đá trực tiếp như vé, áo đấu, tài trợ… Khi lợi ích từ những dự án bên ngoài, các ông chủ lập tức có thể bỏ rơi đội bóng, hoặc “sang tay” cho người khác.
Có khá nhiều ví dụ cho những trường hợp như vậy. CLB Sài Gòn hiện nay vốn là đội Hà Nội B của bầu Hiển, được “chuyển khẩu” vào Tp Hồ Chí Minh khi giành quyền thăng hạng V-League. Thành tích của CLB Sài Gòn nhiều năm liền khá ổn định, cao nhất là vào tốp 5. Đầu mùa giải qua, CLB Sài Gòn đã được bán cho các ông chủ khác và tiếp tục thi đấu thành công với dàn quân cũ. Đội bóng của Chủ tịch kiêm HLV trưởng Vũ Tiến Thành cán đích ở vị trí thứ 3.
Tuy nhiên gần như ngay sau đó, đội bóng này thanh lý gần hết đội hình, đưa về một loạt cầu thủ trẻ và cả những ngoại binh đã luống tuổi như Đỗ Merlo hay Daisuke Matsui. Với cái “gốc” như vậy nên không khó hiểu, CLB Sài Gòn không thu hút được CĐV. Dĩ nhiên với một đội bóng như vậy thì nếu không có nguồn tiền từ các ông bầu, CLB Sài Gòn khó trụ nổi.
Một loạt đội bóng khác ở V-League chỉ “sống” được nhờ một phần nguồn hỗ trợ từ ngân sách các địa phương. Có thể kể tới SLNA, Thanh Hóa, Hải Phòng hay cả Quảng Nam, đội vừa rớt hạng mùa trước. Thanh Hóa mỗi năm đều được tỉnh chi hàng chục tỷ đồng nuôi đội bóng. Hải Phòng tương tự, cũng nằm trong số các CLB ở V-League sống chủ yếu nhờ “nguồn sữa” ngân sách tỉnh.
Chưa đội nào tự nuôi chính mình
Một quan chức bóng đá lâu năm chia sẻ với Tiền Phong, với thực trạng kinh tế và bóng đá hiện nay, việc các đội bóng V-League phải phụ thuộc vào nguồn tài chính từ ông bầu và địa phương là khó tránh khỏi. Nếu sòng phẳng đánh giá, chưa đội bóng nào có khả năng tự nuôi sống chính mình. Đơn cử như CLB Hà Nội ồn ào lâu nay nhưng vẫn nhờ sự chu cấp của bầu Hiển. Ban lãnh đạo mới của CLB Hà Nội khá năng động, đưa ra nhiều kế hoạch rất tham vọng. Tuy nhiên, hiệu quả thu về nếu xét ở khía cạnh tài chính còn rất hạn chế.
Một ví dụ dễ hình dung, giá trị “chạy sô” quảng cáo của tiền vệ Quang Hải thậm chí còn cao hơn các gói tài trợ của CLB Hà Nội mùa giải qua. Sau khi chia tay nhà tài trợ là một tập đoàn từ Thái Lan, CLB Hà Nội ký tài trợ chính với Bamboo Airways với giá trị theo nguồn tin riêng của Tiền Phong không quá 5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu quy đổi ra sản phẩm. Thế nên khi CLB Hà Nội đưa ra quy định yêu cầu các cầu thủ chia thu nhập từ hoạt động quảng cáo trên trang cá nhân, nhiều người không khỏi bất ngờ. Tiền thu về từ vé, bán áo đấu…chỉ chiếm một phần nhỏ nguồn thu của đội bóng.
Video đang HOT
Thực trạng này không hề mới và đã được nhắc tới khá nhiều. Vấn đề là các CLB mặc dù vậy chưa có ý thức “nhúc nhích” để thay đổi. Dù ăn tiền ngân sách để hoạt động nhưng nhiều đội bóng làm kém, không hiệu quả, ví dụ rõ nhất chính là Hải Phòng. Dù Chủ tịch Trần Mạnh Hùng “làm quan” ở VPF nhưng CLB Hải Phòng 2 năm liền không đạt chuẩn chuyên nghiệp, sân bóng kém chất lượng, đào tạo trẻ yếu nếu không muốn nói không có gì. Thành tích của Hải Phòng các mùa giải qua không tốt dẫn tới CĐV cũng chán nản, không ủng hộ cuồng nhiệt như trước. Hải Phòng cũng là đội hiếm hoi ở V-League không tổ chức được hội cổ động viên bài bản dù người hâm mộ đất cảng rất yêu bóng đá.
Để V-League có thể phát triển hơn cần phải đi từ những vấn đề nhỏ, đơn cử như làm sạch nhà vệ sinh, sân vận động, chú trọng hơn tới truyền thông. Đối với những vấn đề này thì Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hay VPF có lẽ cần có sự tư vấn cho đội bóng.
Thế nên khi CLB Hà Nội đưa ra quy định yêu cầu các cầu thủ chia thu nhập từ hoạt động quảng cáo trên trang cá nhân, nhiều người không khỏi bất ngờ. Tiền thu về từ vé, bán áo đấu…chỉ chiếm một phần nhỏ nguồn thu của đội bóng.
5 "người không tuổi" trình làng V.League 2021: Tân binh Sài Gòn FC số 1
Trong bóng đá luôn có những điều phi thường xảy ra, một cầu thủ trung bình có thể chơi bóng đỉnh cao tới năm 30 tuổi trước khi chuyển sang giai đoạn sườn dốc của sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt có thể phá bỏ nguyên tắc đó.
Đỗ Merlo - 1985
Đỗ Merlo vẫn đều đặn nổ súng tại V.League.
Tiền đạo Đỗ Merlo mới đây đã quyết định đầu quân cho đội bóng Sài Gòn FC theo bản hợp đồng có thời hạn một năm.
Đỗ Merlo từng được biết đến là chân sút hàng đầu lịch sử V.League. Theo thống kê của Soccerway, anh đã ghi 131 bàn sau tổng cộng 10 mùa giải khoác áo SHB Đà Nẵng. Ngoài ra, tiền đạo sinh năm 1985 còn từng bốn lần giành danh hiệu Vua phá lưới V.League ở mùa 2009, 2010, 2011 và 2016.
Mùa giải trước, Dù đã không còn ở thời kì đỉnh cao phong độ, nhưng Đỗ Merlo vẫn đóng góp 6 bàn thắng sau 17 trận trong màu áo DNH Nam Định.
Lê Tấn Tài - 1984
Lê Tấn Tài thuộc dạng của hiếm của bóng đá Việt Nam.
Sinh năm 1984, Lê Tấn Tài là một cầu thủ hiếm hoi của bóng đá Việt Nam vẫn giữ được nền tảng thể lực sung mãn và phong độ cao cho tới thời điểm hiện tại.
Dù đã sắp bước sang độ tuổi 37, thế nhưng cựu binh "Thế hệ vàng đội tuyển Việt Nam 2008" vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tuổi tác và vẫn sẵn sàng chơi bóng thêm một vài năm nữa tại V.League.
Đinh Xuân Việt - 1983
Đinh Xuân Việt vẫn giữ được phong độ ổn định trong màu áo Nam Định.
Là đội trưởng của CLB DNH Nam Định, Đinh Xuân Việt là đầu tầu góp công rất lớn trong hành trình trụ hạng tại V.League 2020 của đội bóng Thành Nam.
Ở độ tuổi "xưa nay hiếm" trên sân đấu đỉnh cao, Đinh Xuân Việt vẫn cho thấy sự chắc chắn và bản lĩnh của mình trong khung gỗ.
Không những vậy, rất nhiều cổ động viên Nam Định còn ví anh với thủ thành kì cựu Edwin Van der sar của M.U, khi cả hai có cùng điểm chung là nở muộn và chỉ được biết đến ở giai đoạn cuối sự nghiệp.
Phùng Văn Nhiên - 1982
Phùng Văn Nhiên tái xuất sân cỏ ở tuổi 38.
Mùa giải trước, với việc được đăng ký vào danh sách của DNH Nam Định ở vòng 11 V.League 2020, hậu vệ Phùng Văn Nhiên (38 tuổi) đã chính thức phá kỷ lục của thủ môn Đinh Xuân Việt để trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất thi đấu tại V.League.
Mùa giải mới chỉ còn hai tháng nữa sẽ khởi tranh, CLB DNH Nam Định vẫn chưa chốt danh sách đăng kí thi đấu, nhưng nếu đội bóng thiếu hụt nhân sự, "người không phổi" Phùng Văn Nhiên vẫn sẽ là một phương án dự phòng cần thiết.
Daisuke Matsui - 1981
Tân binh Sài Gòn FC - Daisuke Matsui.
Cựu tiền vệ đội tuyển Nhật Bản từng dự World Cup 2010 Daisuke Matsui 39 tuổi, là tân binh mới nhất của CLB Sài Gòn FC.
Trước khi chuyển đến Việt Nam thi đấu, Matsui đã có ba mùa giải khoác áo Yokohama và trước đó là chơi cho Jubilo Iwata khi từ châu Âu trở về .
Daisuke Matsui được mệnh danh là "lãng tử chu du" khi anh đã trải qua rất nhiều CLB từ Pháp, Nga, Ba Lan, Bulgaria, rồi năm 2014 quay về Nhật. Ở cấp độ đội tuyển, Matsui từng khoác áo đội tuyển Nhật thi đấu đủ các trận tại World Cup 2010 diễn ra tại Nam Phi.
Đội bóng lạ nhất Việt Nam thuê 3 ngoại binh tổng hơn 100 tuổi CLB Sài Gòn bất ngờ công bố bản hợp đồng với Daisuke Matsui, cựu tuyển thủ Nhật Bản năm nay đã bước sang tuổi 39. Trước đó, đội hạng ba V-League 2020 đã có chữ ký của "ông lão" Đỗ Merlo từ CLB Nam Định. Ngày 3/12, CLB Sài Gòn - đội bóng duy nhất ở Việt Nam có chủ tịch kiêm HLV...