V-League nên có cơ chế riêng cho cầu thủ Đông Nam Á?
Giải Bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V-League) hiện nay gần như nói không với cầu thủ Đông Nam Á vì nhiều lý do khác nhau.
V-League từ lâu không có chỗ cho cầu thủ Đông Nam Á. Ảnh: VPF
Liệu đã đến lúc chúng ta cần có cơ chế riêng dành cho cầu thủ trong khu vực để tăng tính hấp dẫn, độ phủ sóng của giải đấu?
Vì sao V-League vắng bóng cầu thủ Đông Nam Á?
Năm 2014, Đoàn Văn Sakda chia tay HAGL đánh dấu việc V-League không còn bóng dáng cầu thủ Đông Nam Á. Kể từ đó tới nay, chưa có bất kỳ cái tên nào trong khu vực tới Việt Nam thi đấu.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ đạo nhất phải kể tới việc các đội bóng V-League không ưa dùng cầu thủ láng giềng và bản thân cầu thủ Đông Nam Á cũng muốn hướng tới những giải đấu cao hơn.
Năm 2003, sau khi bầu Đức chiêu mộ tiền đạo Kiatisak, một làn sóng cầu thủ Thái Lan đã tràn sang Việt Nam. Thời điểm đó, V-League có tính cạnh tranh cao, đãi ngộ tốt hơn hẳn so với các giải đấu trong khu vực nên được coi như bến đỗ mơ ước với nhiều ngôi sao.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển nóng, V-League đã để Thai League, M-League… vượt mặt, đặc biệt về mặt thu nhập. Chính bởi vậy, cầu thủ Đông Nam Á không còn ưu tiên V-League.
Nhưng nói đi thì phải nói lại, các đội bóng V-League hiện tại cũng không quá tha thiết trong việc tuyển mộ cầu thủ cùng khu vực. Họ ưu tiên suất ngoại binh cho các cầu thủ châu Phi, châu Mỹ hoặc châu Âu vốn được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, cần thừa nhận rằng, mặt bằng chung cầu thủ Đông Nam Á không cao hơn mặt bằng V-League.
Mặc dù vậy, trên một số diễn đàn, có ý kiến cho rằng nên tạo cơ chế riêng cho cầu thủ Đông Nam Á. Cụ thể, mỗi đội bóng V-League sẽ có suất Đông Nam Á riêng, tách biệt khỏi 3 suất ngoại binh như hiện nay.
Cũng theo ý kiến này, việc có cầu thủ trong khu vực thi đấu sẽ giúp V-League tăng độ phủ sóng ra ngoài biên giới; tăng cơ hội bán bản quyền truyền hình và thậm chí là nghiên cứu thêm về lối chơi của các đối thủ.
Thực tế, tại Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng cầu thủ cùng khu vực. Mỗi đội bóng xứ Chùa Vàng được đăng ký 3 ngoại binh Đông Nam Á và nhiều ngôi sao đã cập bến Thai League. Thủ thành Đặng Văn Lâm của đội tuyển Việt Nam từng nằm trong số đó.
Chưa cần cơ chế riêng
Nhìn từ thương vụ Đặng Văn Lâm tới Thai League, rõ ràng sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam tới diễn biến của giải đấu này tăng lên đột biến. Vậy V-League có thực sự cần tạo ra cơ chế ưu tiên cầu thủ Đông Nam Á?
Trao đổi với Báo Giao thông, bình luận viên Ngô Quang Tùng cho rằng, bóng đá chuyên nghiệp hướng tới mục tiêu marketing là cần thiết nhưng phải phù hợp.
“Thời điểm hiện tại, những vấn đề tồn tại lớn nhất ở V-League đều xuất phát từ bên trong. Chúng ta muốn chuyên nghiệp thì cần thay đổi nhiều thứ trước khi nghĩ tới cú hích bên ngoài. Cạnh đó, chi phí dành cho cầu thủ Đông Nam Á chắc chắn cao hơn cầu thủ Việt Nam. Vốn đã gánh 3 ngoại binh, chưa kể cầu thủ nhập tịch, nay lại thêm suất Đông Nam Á, các CLB sẽ gặp khó”, ông Tùng phân tích.
Trong khi đó, HLV Triệu Quang Hà lo ngại: “Hiện nay, cầu thủ trẻ vốn đã ít cơ hội chơi bóng ở V-League. Nếu thêm suất cầu thủ Đông Nam Á, cầu thủ của chúng ta sẽ thiệt thòi. Theo tôi, chỉ nên mở ra cơ chế này khi các nước trong khu vực đều chung định hướng, như dạng trao đổi cầu thủ mà không cần VISA. Khi đó, bóng đá Đông Nam Á sẽ trở nên sôi động, hấp dẫn”.
Đi sâu hơn vào chuyên môn, bình luận viên Ngô Quang Tùng nhấn mạnh, cơ chế cho cầu thủ Đông Nam Á chỉ nên xuất hiện khi các đội bóng thực sự cần và đối tượng nhắm tới có đủ chất lượng để giúp tăng chất lượng chuyên môn. Cơ chế lập ra không khó, có thể thay đổi từng năm nhưng lập ra mà không có thị trường thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì.
“Hình dung đơn giản, anh mở một cái chợ thì phải có người bán, người mua, mặt hàng mua bán phải là sản phẩm thiết yếu, đủ chất lượng. Bằng không chẳng ai lui tới chợ đó làm gì”, ông Tùng so sánh.
V-League 2021 dự kiến trở lại từ giữa tháng 3
VFF và VPF mới đây đã có cuộc họp bàn về phương án đưa V-League 2021 trở lại. VPF dự kiến các trận đấu bù vòng 3 V-League sẽ thi đấu từ ngày 13, 14/3. Sau đó vòng 4 sẽ thi đấu ngày 19, 20/3, vòng 5 ngày 23, 24/3, vòng 6 ngày 27, 28/3, vòng 7 ngày 2, 3/4, vòng 8 ngày 6, 7/4…
Như vậy, thời gian nghỉ giữa các lượt sẽ rút ngắn chỉ còn 3-4 ngày/trận thay vì 1 tuần/trận như trước. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội tuyển Việt Nam dự Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á và ba CLB Viettel, Hà Nội FC, Sài Gòn FC tham dự đấu trường cúp CLB châu Á.
V-League dự kiến trở lại vào tháng 3
V-League 2021 lên kế hoạch lăn bóng trở lại vào tháng 3, tuy nhiên phải đá dồn toa và tuân theo các quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch Covid-19.
Sau khi vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á được dời sang tháng 6, đồng nghĩa với việc tuyển Việt Nam không tập trung đấu Malaysia vào cuối tháng 3, VFF và VPF đã điều chỉnh lịch đấu LS V-League 2021.
Dựa theo tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát ở các địa phương, đồng thời phục vụ đội tuyển cũng như 3 CLB Viettel, Hà Nội và Sài Gòn FC tham dự cúp châu lục, VFF và VPF thống nhất dự kiến tổ chức trở lại V-League 2021 vào giữa tháng 3.
Cụ thể, các trận đấu bù vòng 3 V-League lăn bóng trở lại vào ngày 13-14/3. Vòng 4 diễn ra vào ngày 19-20/3. Sau đó, các vòng tiếp theo diễn ra với mật độ thi đấu dày đặc, các đội chỉ được nghỉ 3-4 ngày thay vì 1 tuần như trước đây.
V-League dự kiến lăn bóng trở lại vào tháng 3
Lịch thi đấu theo kiểu dồn toa này giúp giai đoạn 1 của V-League kết thúc đúng kế hoạch, nhằm tạo điều kiện cho tuyển Việt Nam tập trung vào tháng 5 chuẩn bị cho 3 trận còn lại của bảng G, vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á.
Theo lịch thi đấu, tuyển Việt Nam lần lượt gặp Indonesia (7/6), gặp Malaysia (11/6) và kết thúc vòng loại bảng G bằng cuộc đọ sức với UAE ngày 15/6.
Ngoài V-League, giải hạng Nhất dự kiến khai mạc vào ngày 21/3, bên cạnh đó cúp Quốc gia cũng diễn ra với lịch thi đấu xen kẽ. Dự kiến các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam kết thúc vào cuối tháng 9/2021.
Hiện tại, tuỳ vào tình hình dịch bệnh BTC giải cũng như địa phương sẽ quyết định có mở cửa cho khán giả vào sân hay không.
VFF cũng vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác tổ chức thi đấu các giải bóng đá quốc gia trong thời gian dịch bệnh. VFF đã có hướng dẫn rất cụ thể về việc tổ chức các trận đấu theo đúng quy định phòng chống dịch bệnh như khử khuẩn, sát trùng, đo thân nhiệt, bắt buộc mang khẩu trang, không sử dụng trẻ em dắt tay 2 đội ra sân, chụp hình 2 đội phải đứng riêng, báo chí phỏng vấn phải giữ đúng khoảng cách...
V-League 2021 có những điểm gì mới so với V-League 2020? Ngày mai (15/1), V-League 2021 sẽ chính thức khởi tranh bằng trận đấu trên sân Thiên Trường giữa đội chủ nhà Nam Định và đội khách Hà Nội. Vậy mùa giải năm nay có điểm gì mới so với mùa giải năm ngoái? Xuân Trường cùng HAGL liệu có mang lại sự khởi sắc mùa này? Tăng thêm 0,5 suất xuống hạng Nếu...