V-League lại trễ hẹn
Trong vòng ba tuần, kể từ ngày 16/4, Việt Nam không có ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Điều này mở ra hy vọng cho việc V-League trở lại trong tháng 5.
V-League chưa thể trở lại trước tháng 6. Ảnh: VFF.
Sở dĩ vậy bởi HLV Park hang-seo cũng như VFF muốn các cầu thủ làm nóng trước đợt tập trung “FIFA day” trong tháng 6, nhằm rà soát đội hình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 vào tháng 10.
Tính là như vậy nhưng thực tế không như những gì kỳ vọng. Sáng 6/5, VPF ra thông báo về kế hoạch tổ chức Cup Quốc gia vào bắt đầu từ ngày 24/5. Một tuần sau đó là vòng 1/8. Trong nội dung thông báo, V-League chỉ được ghi ngắn gọn là “chờ lịch thi đấu cụ thể”. Như vậy, có thể hiểu giải đấu số một Việt Nam phải dời sang tháng 6, thậm chí lâu hơn.
Một trong những lý do gây ra sự chậm trễ này nằm ở việc hội quân của các CLB. Từ cuối tuần trước, các đội mới bắt đầu tập trung quân số, cả ở trong lẫn ngoài tỉnh.
Video đang HOT
Sang tuần này, 14 đội dự V-League về cơ bản mới có đủ đội hình đấu tập. Đó là chưa kể, nhiều đội khủng hoảng lực lượng vì chấn thương (điển hình là Hà Nội) khiến ngay cả việc chia quân đá tập cũng gặp khó.
Không thể đẩy nhanh tiến độ khởi động lại V-League, VFF chấp nhận hủy đợt tập trung tháng 6 của đội tuyển.
Như vậy, cho tới trước vòng loại World Cup 2022, thầy trò ông Park chỉ có đúng một đợt hội quân vào tháng 9. Nhà cầm quân người Hàn Quốc có thể thêm thời gian so với 2 tuần quy định của FIFA, nhờ được VFF và các đội bóng ủng hộ, nhưng về cơ bản ông vẫn chỉ có đúng 2 trận đấu tập trong khung thời gian.
Tính từ lúc V-League đá trở lại đến khi đội tuyển tập trung, tất cả vỏn vẹn 3 tháng. Cần nhắc lại rằng đó vẫn chỉ là dự kiến. Có nghĩa là thời gian này gặp nguy cơ bị rút ngắn, tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh và quá trình chuẩn bị của các đội.
Trong các thông báo của FIFA cũng như AFC, hai tổ chức này đều khuyến cáo mỗi nước tự tìm ra phương án phù hợp, sao cho kịp trở lại với các mốc quan trọng là vòng loại World Cup hoặc AFC Cup. V-League đá lúc nào, đá ra sao cũng được, miễn là đội tuyển phải ra sân vào tháng 10.
Cách ứng phó của Malaysia những ngày qua nói lên thực trạng của vấn đề. Các giải đấu cup ở nước này bị cắt bỏ hoàn toàn. Giải VĐQG, thay vì đá vòng tròn 2 lượt trong vòng khoảng 4-5 tháng, giờ chỉ còn đá một lượt trong một tháng.
Dĩ nhiên, đá theo kiểu cho xong như vậy khó mà đảm bảo chất lượng, nhưng tình hình chung buộc các LĐBĐ phải ra quyết sách: hoặc hủy giải, hoặc đá trong tình cảnh ngặt nghèo.
Sẽ không thể có cách làm hài lòng tất cả các bên. Và việc cần nhất lúc này, với những người chịu trách nhiệm, có lẽ là đừng để V-League hoãn thêm nữa, như nó từng phải cài số lùi suốt từ cuối tháng 4.
HLV Park Hang-seo nắm 3 lợi thế khiến các đồng nghiệp "phát thèm"
Không chỉ là điểm số sau 5 vòng đấu, HLV Park Hang-seo còn nắm nhiều lợi thế hơn các đồng nghiệp cùng bảng trước 3 trận quyết định suất đi tiếp ở vòng loại World Cup 2022.
Trước vòng loại World Cup 2022, cả 5 đội bóng bảng G đều đặt mục tiêu tranh một trong hai suất đi tiếp. Và nay sau 5 lượt trận, ngoại trừ Indonesia (0 điểm/5 trận) đã chắc chắn bị loại, cả 4 đội còn lại vẫn kiên định với mục tiêu ban đầu.
Trong số này, tuyển Việt Nam đang nắm lợi thế lớn nhất. Thầy trò HLV Park Hang-seo tạm dẫn đầu bảng với 11 điểm/5 trận, xếp trên Malaysia (9 điểm/5 trận), Thái Lan (8 điểm/5 trận) và UAE (6 điểm/4 trận).
HLV Park Hang-seo (phải) nắm trong tay những lợi thế mà các đồng nghiệp cùng bảng không có được
Không chỉ nắm ưu thế về điểm số, HLV Park Hang-seo còn nắm lợi thế hơn các đồng nghiệp cùng bảng trước ba lượt trận cuối, dự kiến đá bù vào tháng 10 và 11 tới.
Đầu tiên, ông Park hưởng lợi từ việc giải V-League dự kiến sẽ quay trở lại từ cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, trong khi giải Thai-League của Thái Lan chắc chắn hoãn tới tháng 9, giải Pro-League của UAE dự kiến đá lại vào tháng 8, còn Super League của Malaysia thậm chí đang phải hoãn vô thời hạn sau Chính phủ nước này bác kế hoạch thi đấu trở lại vào tháng 6, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Dẫn lại thống kê trên, báo thể thao Siam Sport của Thái Lan bày tỏ lo lắng cho kế hoạch chuẩn bị và phong độ của đội nhà.
"Khi mà kế hoạch tổ chức các trận giao hữu quốc tế đều phải tạm gác lại do dịch Covid-19 thì sự trở lại của giải vô địch trong nước có thể là bước ngoặt cho tương lai của các đội tuyển", Siam Sport nhìn nhận.
Một lợi thế khác của HLV Park Hang-seo, đó là được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và các CLB hết sức tạo điều kiện về lực lượng.
Nếu như các đối thủ, điển hình là UAE và Thái Lan luôn phải đối mặt nỗi lo thiếu hụt lực lượng khi các CLB không chịu nhả quân cho đội tuyển, hoặc chỉ nhả quân vài ngày trước giờ thi đấu thì tại ĐT Việt Nam, ông Park luôn có đủ quân số trước từ 10 đến 15 ngày. Với số ít cầu thủ thi đấu nước ngoài, VFF cũng cố gắng đàm phán để CLB chủ quản "nhả" người sớm nhất có thể.
Cùng với đó, ban tổ chức V-League khi xếp lịch thi đấu luôn coi kế hoạch tập trung của ĐTQG là ưu tiên số 1, sẵn sàng nhường lịch - điều mà các đồng nghiệp ông Park tại Thái Lan, Malaysia hay UAE khó lòng có được.
VFF tính chuyện giảm lương, ông Park khó xử Các giải bóng đá hoãn vô thời hạn buộc VFF phải tính đến khả năng sẽ cắt giảm lương của nhân viên, gần giống với Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) đã giảm 50% lương của toàn bộ thành viên FAT, kể cả HLV Akira Nishino. Ngày 14-4, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) vừa có quyết định hoãn các trận...