V-League ‘đánh bật’ thầy ngoại: Tàn khốc hay thiếu chuyên nghiệp
Sau khi HLV Chung Hae Seong ‘bay ghế’ ở CLB TPHCM, chỉ còn duy nhất đồng hương Lee Tae Hoon ở HAGL tại V-League 2020. Nhìn tưởng sân chơi quá khốc liệt nhưng chỉ là bề nổi…
Tàn khốc…
Giống như vài năm gần đây, số lượng các thầy ngoại cầm quân ở V-League là rất ít, khi bắt đầu mùa bóng có 3 ông thầy gồm Fabio Lopez (Thanh Hoá), Lee Tae Hoon (HAGL) và Chung Hae Seong (CLB TPHCM) trong tổng số 14 chiến lược gia ở giải đấu cao nhất Việt Nam.
Thế nhưng, chỉ sau 3 vòng đấu nhà cầm quân người Italia đã phải nói lời chia tay Thanh Hóa trong cay đắng, bởi không giúp đội nhà có được kết quả như trông đợi, dù mới ký hợp đồng vào đầu mùa.
HLV Fabio Lopez là người đầu tiên mất ghế
Mới nhất, đến lượt HLV Chung Hae Seong cũng phải rời cương vị tại CLB TPHCM, với cùng lý sau chuỗi 5 trận đấu không thành công, bị bỏ khá xa trong cuộc đua vô địch.
“Bộ óc ngoại” duy nhất còn lại đến lúc này là người đồng hương của ông Chung – HLV Lee Tae Hoon thực tế cũng suýt mất ghế khi gặp nhiều áp lực sau trận thua Nam Định ở Cúp Quốc gia hồi đầu mùa.
Nhìn vào số lượng các HLV ngoại cầm quân ngày càng ít đi, cũng như nguy cơ ‘bay ghế’ cao, có vẻ như V-League thực sự không dành cho các ông thầy ngoài biên giới Việt Nam, bất chấp khi ký hợp đồng được kỳ vọng rất lớn.
… và cả thiếu chuyên nghiệp
Không phải bây giờ V-League mới là “vùng đất dữ” đối với các chiến lược gia người nước ngoài, thực tế kể từ khi lên chuyên nghiệp tới lúc này có quá ít người thành công so với sự chờ đợi của một nền bóng đá đi sau như Việt Nam.
Nếu chỉ ra những HLV ngoại thành công nhất trong lịch sử V-League, ngoài ông Calisto (ĐT.LA) thì chỉ còn có nhóm thầy ngoại đến từ Thái Lan tại HAGL trong thời bình minh của giải đấu cao nhất Việt Nam.
kế tiếp là HLV Chung Hae Seong để V-League thực sự là lò xay thầy ngoại
Phần còn lại gần như không thể đem đến thành công, bất chấp được coi có sự hiểu biết lớn với bóng đá Việt Nam từ ông Riedl cho đến HLV Chung Hae Seong (cần nhắc lại, chiến lược gia người Hàn Quốc có 3 năm làm quen, bắt tay vào việc cho đến lúc mất ghế).
Nhìn vào những lần đến và đi của thầy ngoại ở V-League đến lúc này tưởng chừng giải đấu khốc liệt, nhưng thực ra đó chỉ là phần nổi, còn “tảng băng chìm” lại nằm ở chính bản chất của giải đấu. Có nghĩa V-League mới chỉ lương chuyên nghiệp trong tấm áo nghiệp dư.
Nói rõ hơn, hầu hết những HLV ngoại quốc đến V-League đều mang trên mình sự kỳ vọng lớn từ các ông bầu, ông chủ đội bóng. Tuy nhiên, kiến thức cho đến cách làm hiện đại từ những bộ óc ngoại không phù hợp với cầu thủ, cho tới CLB tại Việt Nam.
kể cả là tài năng như ông Petrovic
Chẳng phải tự nhiên, cựu HLV Ljupko Petrovic – người từng dẫn dắt CLB Red Star Belgrade giành cúp C1 châu Âu vào năm 1991, có bề dày kinh nghiệm huấn luyện ở châu Âu và châu Á vốn đưa Thanh Hoá giành á quân V-League phải thốt lên khi rời đội bóng xứ Thanh rằng: Cầu thủ Việt Nam quá lười biếng.
Không chỉ thiếu thích ứng với các cầu thủ, ngay cả mối quan hệ cùng lãnh đạo CLB cũng hiếm khi “cơm lành canh ngọt”, bởi nhiều ông bầu, trưởng đoàn… vẫn thích can thiệp vào chuyên môn hơn là quản trị nhân sự, hành chính… ở đội bóng.
Đây cũng lý do mà người mới mất việc tại V-League là ông Chung Hae Seong chấp nhận thất nghiệp, thay vì gật đầu ngồi vào chiếc ghế vô thưởng vô phạt GĐKT mà CLB TPHCM muốn trao cho mình cho tới lúc kết thúc hợp đồng.
V-League không hợp, hay HLV ngoại chẳng thuộc về V-League kiểu gì cũng đúng. Nhưng chắc chắn một điều, bóng đá Việt Nam còn rất lâu nữa mới có thể sử dụng tốt thầy ngoại khi mà khái niệm chuyên nghiệp mới chỉ… sơ sơ!
Hướng đến V.League 1 - LS 2020: Căng thẳng trên ghế huấn luyện
Trước thềm mùa giải 2020, người ta chứng kiến những biến động mạnh trên băng ghế chỉ đạo khi có đến 5 HLV mới được ký hợp đồng. Những thay đổi, trở lại và ra mắt của các nhà cầm quân trên cương vị mới đang khiến V.League "nóng" ngay từ vạch xuất phát.
Thầy ngoại có đất diễn?
Mùa giải 2020, các đội bóng ở V.League tin dùng nhiều HLV ngoại hơn. Ngoài CLB TP.HCM và HAGL, Thanh Hóa cũng quyết định "kết duyên" với HLV người Italia, Fabio Lopez.
Thành công của HLV Park Hang Seo với các ĐTQG Việt Nam và mới nhất là HLV Chung Hae Seong cùng CLB TP.HCM có thể xem là nguồn động lực lớn dành cho các đội bóng ở V.League trong việc đặt niềm tin vào các nhà cầm quân ngoại. Khác với trước, thầy ngoại giờ thích nghi dễ hơn với môi trường bóng đá Việt Nam.
Trường hợp của HLV Chung Hae Seong được xem là ví dụ tiêu biểu. Sau 1 mùa giải làm GĐKT ở HAGL, ông Chung có những đúc kết, rút ra được kinh nghiệm quý báu khi về dẫn dắt CLB TP.HCM ở V.League 2019. Và thực tế, thành công của nhà cầm quân người Hàn Quốc cùng CLB TP.HCM ở mùa giải năm ngoái đến từ việc ông biết quy tụ, giúp đội bóng thành một khối gắn kết.
Tương tự người đồng hương đang dẫn dắt CLB TP.HCM, HLV Lee Tae Hoon chắc chắn cũng đã có những bài học xương máu khi có 1 mùa giải gắn bó cùng HAGL. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, trong đó có việc xây dựng lối chơi phù hợp, tăng cường thêm ngoại binh chất lượng, đội bóng phố Núi tự tin sẽ "lột xác" ở mùa giải thứ hai thầy Lee cầm quân.
Tất nhiên, với HLV Chung Hae Seong và Lee Tae Hoon có thể là sự chờ đợi và kỳ vọng. Nhưng với HLV Fabio Lopez của Thanh Hóa sẽ có những thách thức không nhỏ đang đợi. Nhà cầm quân người Italia mới "chân ướt chân ráo" đến V.League nên khả năng thích nghi, thành công vẫn là dấu hỏi lớn.
HLV Lee Tae Hoon (bìa phải) sẽ có mùa giải thứ hai dẫn dắt HAGL Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Áp lực cho các HLV nội
Có đến 11 HLV nội hành nghề ở V.League mùa này, trong đó HLV Phạm Anh Tuấn của Hải Phòng là gương mặt lạ lẫm, còn lại đều là những cái tên đã quen mặt. Ngoài Hà Nội FC, Than.QN, DNH.NĐ, SHB.ĐN, Quảng Nam FC, B.BD và tân binh HL.Hà Tĩnh vẫn tin dùng các nhà cầm quân cũ, các đội bóng còn lại như Viettel, Sài Gòn FC, SLNA, Hải Phòng đều có những thay đổi trên băng ghế chỉ đạo.
HLV Hoàng Văn Phúc sau mùa giải thất bại ở Quảng Nam FC dù trước đó từng đưa đội bóng này lên ngôi vô địch (V.League 2017) đang rất khao khát thể hiện khi về dẫn dắt Sài Gòn FC. Trong lúc đó, HLV Trương Việt Hoàng cũng quyết định tìm thử thách mới ở Viettel sau 5 mùa giải gắn bó với Hải Phòng. Tất nhiên, dẫn dắt Viettel, áp lực sẽ lớn hơn nhiều với ông thầy người Hà Nội khi đội bóng này được đầu tư mạnh, tham vọng cao chứ không phải an phận như Hải Phòng trước đây.
Ba nhà cầm quân mới và cũ khác như Ngô Quang Trường (SLNA), Phạm Anh Tuấn (Hải Phòng), Phạm Minh Đức (HL.Hà Tĩnh) cũng đang đứng trước thách thức lớn trong sự nghiệp. HLV Quang Trường được kỳ vọng sẽ mang đến những nét khởi sắc trong lần tái hợp đội bóng cũ, trong khi hai ông thầy còn lại áp lực thậm chí còn nặng nề hơn.
Hải Phòng vừa trải qua biến động lớn về nhân sự, trong khi HL.Hà Tĩnh là tân binh ở mùa giải năm nay. Bởi vậy, nếu không có được khởi đầu thuận lợi ngay từ vạch xuất phát, ghế của họ chắc chắn sẽ "nóng" hơn so với phần còn lại ở V.League 2020.
DNH.NĐ không "hoán đổi" lại vị trí HLV
Dù là người trực tiếp huấn luyện, có tiếng nói cao nhất về chuyên môn nhưng ở mùa giải năm nay, HLV Nguyễn Văn Sỹ tiếp tục đăng ký chức danh GĐKT của DNH Nam Định. Ghế "thuyền trưởng" của đội bóng thành Nam vẫn do HLV Nguyễn Văn Dũng, anh trai ông Sỹ nắm giữ.
Theo Bongdaplus.vn
HLV Lee Tae Hoon chỉ ra bộ đôi cầu thủ đẳng cấp của HAGL Phát biểu trong buổi họp báo sau trận, HLV Lee Tae Hoon cho biết ông không vui với trận hòa không bàn thắng trước chủ nhà Thanh Hóa ở vòng 11 V.League. Trên sân Thanh Hóa HAGL và đội chủ nhà đã cầm chân nhau với tỷ số hòa 0-0 ở vòng 11 giải bóng đá V.League. Đội khách thi đấu tốt hơn...