V-League đá thật, nên rất cần trọng tài bắt thật
Không có thời gian và tư tưởng cho bất kỳ đội bóng nào có thái độ lơi lỏng hay rủ lòng thương xót cho nhau khi V-League đá theo kiểu mới, trận nào cũng như chung kết.
Sau 10 vòng đấu, cục diện V-League đã hình thành rõ nét với dấu ấn của ứng cử viên nặng ký Sài Gòn cho chức vô địch, hay sự trỗi dậy của HA Gia Lai vào tốp 3 sau những mùa lo trụ hạng vất vả. Giải cũng lộ diện một số đội bóng lấp ló vùng nguy hiểm như Quảng Nam, Hải Phòng, Nam Định hay tân binh Hà Tĩnh.
Cuộc chơi còn khốc liệt ở chỗ các đội phải tìm một chỗ vào tốp 8 để sau giai đoạn 1 mang tiếng là tranh chức vô địch nhưng chỉ để trốn rớt hạng trước đã. Cho nên chỉ cần đội hình vấp váp hay cầu thủ xuống tinh thần một chút thì cơ hội sẽ dần xa tầm tay.
Rõ nhất là nhà đương kim vô địch Hà Nội sau những cú sẩy chân đã đánh mất lợi thế tranh chấp ngôi cao đã đành, họ cũng không chắc thoát một suất chạy trốn rớt hạng. Thầy trò Chu Đình Nghiêm vừa nhọc nhằn qua mặt Hải Phòng để nhảy lên hạng sáu với 15 điểm nhưng chỉ hơn đội thứ 10 SL Nghệ An một trận thắng.
V-League căng thẳng bởi đá thật và sách Có gì trong Luật Bóng đá? của giảng viên Đoàn Phú Tấn. Ảnh: NGỌC DUNG
Đáng lo cho đội bóng của bầu Hiển là chấn thương và quá tải của hàng loạt cầu thủ khiến đội hình chính sứt mẻ nghiêm trọng. Và một khi ốc còn chưa mang nổi mình ốc thì Hà Nội làm gì còn dám suy nghĩ tình thương mến thương với đội bóng anh em.
Còn với SHB Đà Nẵng bị cho là khó hiểu khi căng mình ra lấy điểm của Hà Nội lại thúc thủ trước Than Quảng Ninh 1-2 ngay trên sân nhà. Thầy trò HLV Lê Huỳnh Đức bị ngắt mạch sáu trận bất bại và rơi xuống hạng chín đầy phũ phàng.
Thể thức thi đấu thay đổi buộc cách nghĩ và kiểu chơi của tất cả CLB phải thay đổi. Như nhà á quân TP.HCM không lường hết tính khắc nghiệt của giải đấu đã phải trả giá khi mất đi một vài trụ cột do thẻ phạt hoặc chấn thương. Sau cú ngã ngựa 0-1 trên sân của tân binh Hà Tĩnh, họ vừa bị Viettel lấy mất ngôi nhì bảng mà phải chật vật lắm mới giữ được từ đầu giải.
Video đang HOT
Sự lơi lỏng đột ngột của TP.HCM khác hẳn với cái cách Sài Gòn tiếp tục giữ ngôi đầu, dù vắng chân sút hay nhất Paulo vẫn bảo đảm phương án thay thế hoàn chỉnh để thắng đậm Nam Định 3-0. Dĩ nhiên, may mắn là một yếu tố không thể thiếu trong bóng đá, như B. Bình Dương tấn công mãi không phá lưới nổi Thanh Hóa, lại để đội khách tận dụng một cơ hội hiếm hoi nhấn chìm.
V-League đá thật dễ gây ra cảnh kẻ cười, người khóc với đủ cung bậc cảm xúc hấp dẫn của cuộc chơi. Vì thế, các đội cũng rất mong cái thật của V-League sẽ được tác động tích cực từ cái thật của trọng tài. Nguyên do từ đầu giải đến nay, không ít trận đấu trọng tài thật thật giả giả dưới cái mác trẻ nên thiếu bản lĩnh, trong khi theo nhận xét của giới chuyên môn thì có những cái sai rất đáng ngờ. Nguyên do nó không đến từ nhận định đơn thuần, mà từ sự “liều lĩnh” để có 3 điểm cho đội này và dìm đội kia. Rõ nhất và tranh luận nhiều nhất là hai trận chỉ ra hàng loạt cái sai mà theo lãnh đạo của nhiều đội bóng thì là “cướp điểm” hoặc “giết” đội bóng. Điều khiến lãnh đạo của đội bóng cũng là ủy viên của VPF phải lên tiếng mạnh mẽ vì sự “bỗng dưng yếu” của nhiều trọng tài bị nghi ngờ là có người “chống lưng”.
Giảng viên trọng tài Đoàn Phú Tấn và sách Có gì trong Luật Bóng đá?
Đúng vào thời điểm công tác trọng tài và điều hành trọng tài để lại nhiều lo lắng thì giảng viên trọng tài Đoàn Phú Tấn kịp thời ra sách Có gì trong Luật Bóng đá?.
Ông Đoàn Phú Tấn từng là trưởng Ban trọng tài và nhiều năm làm công tác giảng dạy, được nhiều trọng tài FIFA kỳ cựu gọi là thầy. Tiếc rằng thời gian gần đây, khi nội bộ Ban trọng tài VFF có thay đổi lớn thì ông Tấn không được mời làm công tác giảng dạy nữa, dù nhiều đội bóng vẫn trân trọng mời ông giảng luật để cầu thủ hiểu luật hơn. Thậm chí ông cũng từng được mời tham gia lớp giảng dạy luật cho đội trẻ và đội tuyển trước khi bước vào những giải đấu lớn quan trọng.
Có gì trong Luật Bóng đá? cập nhật đầy đủ những sửa đổi, bổ sung và sử dụng những từ rất gần gũi giúp giới chuyên môn bóng đá, các trọng tài và cả người hâm mộ có cái nhìn rất rõ để hiểu về luật, đặc biệt là kiến thức qua những vấn đề mới, hay tranh luận…
Cựu tuyển thủ Lê Hồng Minh: "Đến ông Park Hang-seo có lúc còn bị chê huống chi là Đoàn Văn Hậu"
Đó là câu nói của cựu tuyển thủ Lê Hồng Minh khi nhắc đến Đoàn Văn Hậu - cầu thủ mới 21 tuổi chuẩn bị rời SC Heerenveen về nước.
Theo thông tin, CLB Hà Nội sẽ gọi Đoàn Văn Hậu trở về Việt Nam. Ban lãnh đạo CLB Hà Nội tích cực đàm phán cùng SC Heerenveen nhằm tạo điều kiện để Văn Hậu ở lại Hà Lan thêm ít nhất một năm. Dù vậy, 2 bên không tìm được tiếng nói chung và Văn Hậu phải về nước.
Từ việc này, không ít người cho rằng Văn Hậu trở về nước là một sự thất bại giữa trời Âu. Nhưng cũng không ít ý kiến lại nghĩ, Văn Hậu đã có những trải nghiệm đáng nhớ, đẳng cấp đã được so sánh với "tầm thế giới".
Cựu tuyển thủ Lê Hồng Minh đã có cuộc trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật để đưa ra những nhìn nhận dưới góc độ chuyên môn.
Văn Hậu rời SC Heerenveen khiến nhiều CĐV tiếc nuối, anh có bình luận gì về vấn đề này, cá nhân anh có cảm xúc gì trước thông tin này?
Ai cũng sẽ buồn khi Văn Hậu không thể ở lại một cái nôi bóng đá tốt như châu Âu nói chung và SC Heerenveen nói riêng. Văn Hậu không trụ lại được là điều buồn cho bóng đá Việt Nam nhưng chúng ta phải có cái nhìn tích cực hơn để bóng đá nước nhà phát triển.
Một năm tại SC Heerenveen là quãng thời gian không dài, theo anh Văn Hậu tích lũy được gì và áp dụng nó ra sao khi trở về?
Theo tôi, Văn Hậu sang đó học được nhiều thứ, từ chuyên môn, kỹ thuật chơi đến bản lĩnh sân cỏ vì bóng đá Châu Âu chưa bao giờ khiến người hâm mộ hay giới chuyên môn thất vọng.
Tại Heerenveen, Văn Hậu được trải nghiệm hơi thở của bóng đá đỉnh cao. Bằng chứng cho thấy, chỉ sang SC Heerenveen một thời gian, nhưng khi trở về đá tại SEA Games Văn Hậu đã khác đi rất nhiều. Cầu thủ này vạm vỡ, chững chạc và dày dặn kinh nghiệm hơn hẳn. Hậu đã được cập nhật những kiến thức mới, những bài học mới và hơn hết nếu Đoàn Văn Hậu không sang Hà Lan thì làm sao biết được cầu thủ này vẫn đang thiếu về dinh dưỡng nhóm cơ.
Đoàn Văn Hậu không hề thất bại khi trở về.
Sự trở về của Văn Hậu khiến không ít "anh hùng bàn phím" cho rằng đó là sự thất bại giống như những cầu thủ khác đã từng "du học"?
Tôi nghĩ, đây không phải là sự thất bại, chỉ là CĐV Việt đang đặt kỳ vọng quá cao vào chàng cầu thủ 21 tuổi này. Chúng ta cần nhìn nhận sự ra đi và trở về của Văn Hậu ở một góc độ khách qua hơn.
Một năm thi đấu ở Hà Lan, Văn Hậu đã được ra sân, thể hiện khá ấn tượng và được không ít nhà chuyên môn đánh giá cao. Nhưng có lẽ cái "duyên" chỉ được đến vậy. Biết đâu sau khi về nước một năm sẽ có những sân chơi lớn hơn mời Văn Hậu và Hậu sẽ còn chơi tốt hơn thì sao. Tôi cho rằng khi trở về Văn Hậu sẽ lấy đó làm động lực để bản thân luôn luôn cố gắng.
Văn Hậu chỉ có một điểm yếu duy nhất đó chính là vấn đề giao tiếp, khả năng ngoại ngữ. Nếu Văn Hậu giao tiếp tốt sẽ hòa đồng với đồng đội, sẽ học được nhiều thứ hơn
Văn Hậu trở về có thể giải cứu được cho CLB Hà Nội tại giai đoạn 2 V.League 2020, anh nghĩ điều này có khả thi?
Quả thực, Văn Hậu trở về sẽ tăng cường hơn rất nhiều cho CLB Hà Nội. Văn Hậu sẽ giúp cho CLB Hà Nội bổ sung lực lượng ở hàng thủ lẫn các phương án tấn công. Huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm sẽ nhìn thấy tiềm năng của Văn Hậu để xếp chơi vị trí chơi đầy linh động chứ không còn cánh trái quen thuộc.
Lời cuối anh muốn gửi đến các "anh hùng bàn phím" khi đang quá tạo áp lực cho chàng cầu thủ 21 tuổi là gì?
Khi đã là "anh hùng bàn phím" thì họ muốn chỉ trích sao cũng kệ, người làm chuyên môn, đam mê bóng đá vẫn cứ âm thầm cống hiến. Chúng ta hãy nhìn lại, với những thành tích đáng nể như ông Park Hang-seo còn có cái để người ta chê, chỉ trích huống chi là Đoàn Văn Hậu.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Với lực lượng "sứt mẻ", Hà Nội FC giữ lại 1 điểm trước Viettel Trong bối cảnh mà lực lượng đội nhà nhìn đâu cũng thấy "thương binh" thì việc giữ lại được 1 điểm trước Câu lạc bộ Viettel được cho là thành công đối với Hà Nội FC lúc này. Với tỉ số hòa 1-1, ông Chu Đình Nghiêm coi đây là kết quả có thể chấp nhận được trong bối cảnh Hà Nội FC...