V-League: Chưa giảm lương vì nhạy cảm
V-League 2020 hoãn chưa biết bao giờ thi đấu trở lại khiến quỹ lương của các CLB bị đội lên, tuy nhiên nhiều đội bóng chấp nhận chưa giảm lương vì đây là thời điểm rất nhạy cảm
Sau 2 vòng đấu không khán giả khiến các CLB thất thu tiền bán vé, V-League 2020 buộc phải hoãn chưa xác định được thời gian thi đấu trở lại vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Vấn đề mà nhiều người quan tâm, bản thân các cầu thủ cũng lo lắng là liệu CLB chủ quản sẽ công bố giảm lương?
Khi người dân cả nước đang cùng Chính phủ ra sức phòng chống đại dịch, rất nhiều lĩnh vực – đặc biệt là kinh doanh – phải chấp nhận chịu ảnh hưởng chung vì buộc phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc hoặc cắt giảm nhân sự. Lĩnh vực bóng đá vốn có đặc thù riêng nhưng cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nguồn nuôi các CLB đến từ doanh nghiệp, vốn có không ít ngành gặp khó khăn vì dịch. Trong khi đó, việc V-League 2020 thi đấu không khán giả khiến VPF đau đầu vì không thể trả quyền lợi cho nhà tài trợ, còn các đội bóng cũng mất một khoản thu lớn từ tiền vé.
Các đội bóng như SLNA và Sài Gòn FC đều chưa giảm lương cầu thủ ở thời điểm này Ảnh: QUANG LIÊM
Chưa kể, việc liên tiếp hoãn trong thời gian qua đặt các đội bóng vào tình cảnh phải tập “chay”. Vấn đề là nếu chỉ tập luyện mà không thi đấu thì các cầu thủ sẽ phải chia sẻ trách nhiệm với đội bóng chủ quản thông qua việc cắt giảm lương như thế nào? Đó là một bài toán không đơn giản, kể cả khi có những điều khoản được ghi trong hợp đồng lao động của hai bên thì vẫn nhạy cảm.
Ông Nguyễn Tấn Anh, Giám đốc điều hành CLB HAGL, cho biết: “Các đội bóng phải trải qua giai đoạn không thi đấu ít nhất 1 tháng trước khi có quyết định tiếp theo từ VPF. Đồng nghĩa, trong quãng thời gian này, các cầu thủ ra sân tập luyện và các đội bóng vẫn phải trả lương theo thỏa thuận. Hiện nay, trên thế giới, nhằm chung tay cùng các đội bóng, nhiều cầu thủ đã có hành động thiết thực. Toàn bộ CLB Union Berlin của Đức thống nhất ra sân tập luyện mà không nhận lương. Hay như Bayern Munich đồng ý giảm 20% lương tháng. Tuy nhiên, trước mắt thì HAGL chưa nghĩ đến việc này”.
Video đang HOT
“Khi cả xã hội đang cùng nhau chống dịch thì việc giảm lương không khó khăn, đồng cảm. Riêng với cầu thủ ngoại có tiền chuyển nhượng rồi thì thôi” – Chủ tịch CLB SLNA Nguyễn Hồng Thanh chia sẻ.
Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đá Bình Dương Lê Hồng Cường, việc chưa giảm lương lúc này là để theo dõi diễn biến của dịch Covid-19, đồng thời để cầu thủ yên tâm tập luyện. Còn quan điểm của ô ng Vũ Tiến Thành, Chủ tịch Sài Gòn FC: “Nguồn tài chính thu vào của các đội bóng sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể nếu tình hình dịch bệnh kéo dài. Trước mắt, các CLB ở V-League chưa muốn việc giảm lương tạo ra hiệu ứng nhạy cảm. Nếu tình hình còn tiếp diễn lâu hơn thì chi phí trả lương, cũng như các chi phí khác của các CLB phải đội lên thêm một khoản đáng kể. Nhiều đội bóng ký hợp đồng với các cầu thủ theo mùa chứ không phải năm, vì vậy tùy tình hình mà cân nhắc”.
Anh Dũng
Các đội bóng V.League đau đầu vì bài toán tài chính phát sinh giữa COVID-19
Nhiều đội bóng ở hạng nhất, V.League đã có kế hoạch chi tiết về tài chính cho mùa giải 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khá nhiều đội đau đầu với bài toán chuyên môn lẫn chi phí phát sinh.
Theo như Chủ tịch CLB TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Thắng, đội bóng đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch COVID-19. Vòng 2 V.League 2020 khép lại, đội chủ sân Thống Nhất cho các cầu thủ "xả trại" đến ngày 20/3 sẽ hội quân. Tuy nhiên, do chưa có lịch thi đấu của V.League ở vòng 3, trong khi AFC Cup 2020 công bố hoãn đến tháng 4, CLB TP. HCM cho cầu thủ nghỉ thêm đến ngày (23/3).
Tuy nhiên, một thành viên của đội bóng này cho biết TP.HCM sẽ được nghỉ đến ngày (30/3) mới chính thức tập trung trở lại. Trao đổi với Webthethao về những khó khăn mà TP. HCM đang gặp phải, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng cho biết: "Việc hoãn V.League và AFC Cup 2020, ảnh hưởng trực tiếp về nhiều mặt đối với các đội bóng, trong đó có TP. HCM.
Về vấn đề kinh tế, chuyện 2 vòng đầu không có khán giả, đội bóng bị ảnh hưởng về nguồn thu. Đến thời điểm hiện tại, việc chưa có lịch thi đấu ở các vòng tiếp theo khiến mọi thứ bị động. Khi giải kết thúc muộn hơn dự kiến tiền ăn, ở, lương của cầu thủ chắc chắn sẽ kéo dài thêm, đây cũng là khoản phát sinh đáng kể".
CLB TP. HCM (đỏ) đang gặp nhiều vấn đề từ chuyên môn đến tài chính khi giải hoãn vì dịch COVID-19. Ảnh: Phương Nam.
Cũng liên quan đến vấn đề tài chính, Chủ tịch Sài Gòn FC, Vũ Tiến Thành nói: "Với Sài Gòn FC mùa này, chúng tôi đã dự trù kinh phí đến hết tháng 10, tức là giải V.Leeague 2020 khép lại. Tuy nhiên do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, các khoản chi phí phát sinh, mình phải trả cho cầu thủ ngoài lương, còn ăn ở, kế hoạch di chuyển đảo lộn. Hợp đồng với cầu thủ thì Sài Gòn FC ký từng mùa, hết mùa giải đội sẽ thỏa thuận, tái ký nếu cả hai thống nhất với nhau.
Với ngoại binh cũng vậy, nếu giải không kết thúc vào tháng 10 như dự kiến chúng tôi sẽ phải trả thêm vào tháng 11, tháng 12/2020. Như vậy, quỹ lương sẽ cao lên, vấn đề phát sinh cũng khá khó khăn. Việc tiền lương, thưởng hợp đồng là bảo mật của đội bóng. Nếu thống kê chi phí phát sinh thì kế toán sẽ làm, nhưng trên nguyên tắc thì chi phí sẽ phải bảo mật".
Lãnh đạo CLB bóng đá Sài Gòn khẳng định, đội bóng này đang gặp khó khăn nhất định về khoản chi phí phát sinh khi COVID-19 diễn ra. Ảnh: Phương Nam.
Ngoài vấn đề khó khăn về tài chính, yếu tố chuyên môn cũng được ông Thành nhắc đến: "Một đội bóng chuyên nghiệp trước một trận đấu phải chuẩn bị rất nhiều thứ: thể lực, điểm rơi phong độ, ăn gì, tập gì. Để duy trì phong độ lẫn sức khỏe là điều khó khăn".
Không chỉ có các đội ở V.League, nhiều đội bóng ở hạng Nhất như Long An, Bình Định hay Bình Phước cũng gặp tình cảnh tương tự.
Trưởng đoàn CLB bóng đá Bình Định, Nguyễn Công Tâm cho biết: "Tất nhiên mọi thứ có ảnh hưởng từ chuyên môn đến tài chính. Đầu tiên là vấn đề chuyên môn, đội bóng Bình Định FC đã chuẩn bị cho trận khai mạc ngày (14/3). Khi đội chuẩn bị thi đấu, ban huấn luyện phải tính lịch tập như thế nào, chế độ dinh dưỡng ra làm sao để cầu thủ ra sân sung sức và thi đấu tốt nhất.
Đội bóng hạng nhất Bình Định FC phải điều chỉnh kế hoạch phù hợp chuyên môn khi giải trở lại. Ảnh: Bình Định FC.
Giờ đây, tất cả phải điều chỉnh lại. Về mặt kinh tế cũng bị ảnh hưởng một phần. Ví dụ, một ngày trước khi khai mạc giải trên sân nhà, ban tổ chức nói hoãn, chúng tôi phải tạm dừng tất cả.
Dù mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, chi phí đó tất cả chúng tôi phải chi trả. Lương và chế độ ăn uống của cầu thủ chưa ảnh hưởng gì hết, tất cả được đảm bảo. Tuy nhiên, phí chuyển nhượng Bình Định FC đã thống nhất giãn tiến độ ra, tức là chúng ta chia nhiều đợt để thanh toán với cầu thủ".
Phương Nam
Mặt sân V-League chưa xứng với danh xưng chuyên nghiệp Trong hoàn cảnh giải đấu chuyên nghiệp quốc gia năm thứ 20 bị trì hoãn, người ta mới có cớ để nhìn lại những tồn tại ở sân chơi được đúc kết là tinh hoa của nền bóng đá. Hai vấn đề tưởng chừng không liên quan như mặt sân V-League và tiêu cực giải trẻ bỗng chốc có nhiều điểm chung. Điểm...