V. League 2022: SLNA ‘chậm mà chắc’?
Theo kế hoạch, V. League 2022 sẽ khởi tranh vào cuối tháng 2/2022 tới đây. Và từ mấy tháng nay, guồng quay V. League đã vận hành hết công suất để chuẩn bị mọi mặt cho một giải đấu trong nước được đông đảo người hâm mộ hy vọng và chờ đợi nhất.
Có “thiên hình vạn trạng” cách làm không ai giống ai từ các CLB được dự V. League, khiến cho không khí của giải đấu càng thêm nhộn nhịp, háo hức. Nhiều CLB chăm lo trước hết cho sân bãi đạt chuẩn, mọi điều kiện trên sân phù hợp theo yêu cầu như SLNA, Thanh Hóa, Hải Phòng… Nhưng tập trung hơn cả vẫn là chăm lo lực lượng từ việc đôn cầu thủ trẻ lên đội 1 thi đấu giải trẻ rèn dũa chuyên môn, mua sắm ngoại binh, nội binh, thi đấu tập huấn trước giải chính thức để lắp ghép đội hình.
Dư luận thích thú theo dõi màn rượt đuổi ngoạn mục trước giải của 2 “đại gia” bóng đá Việt là HAGL và Hà Nội FC. Dĩ nhiên là sẽ không ai chịu kém cạnh ai khi 2 đội này vừa giữ lại những cầu thủ tốt nhất, vừa liên tục đưa về những ngoại binh khủng như tiền đạo Baiano, trung vệ Barbosa (HAGL) để chọi với những Ivancic hay Djuro (Hà Nội FC)… Chắc chắn, cuộc đấu trên thị trường chuyển nhượng, mua sắm cầu thủ giỏi và mời gọi HLV tài ba sẽ dẫn đến cuộc đua tranh quyết liệt, không khoan nhượng trên sân cỏ giữa 2 CLB do 2 vị HLV nổi tiếng khu vực và châu lục là Kiatisuk Senamuang và Park Choong Kyun dẫn dắt.
Với kinh nghiệm nhiều năm chơi bóng ở V.League, Đình Hoàng sẽ là cầu thủ quan trọng giúp HLV Huy Hoàng làm mới lối chơi của SLNA trong mùa giải mới. Ảnh tư liệu: Đức Anh
Trong khi đó, SLNA khi có nhà tài trợ mới cũng tỏ ra không thua em, kém chị về mọi mặt và đang tạo quyết tâm lấy lại thời hoàng kim của mình. Tuy nhiên, có một điều đáng quan tâm là sự chuẩn bị trước giải của SLNA cho đến nay vẫn theo hướng âm thầm, lặng lẽ, chẳng hạn như thi đấu tập huấn, mua sắm ngoại binh chậm chạp hơn so với các đối thủ.
Không thấy SLNA tham gia các giải đấu tập huấn được chú ý như giải cúp Hoàng đế Quang Trung, giải tập huấn của Viettel cũng như giải đấu Cup Hoa Lư-Ninh Bình…? SLNA đã thi đấu 2 trận với SHB Đà Nẵng và một trận với Sài Gòn FC và có thông tin sẽ tham gia giải giao hữu tại Vũng Tàu để chốt chọn ngoại binh?
Video đang HOT
Rõ ràng, không thể đánh giá đúng mọi mặt của SLNA khi chỉ thi đấu giao hữu với những đội bóng “bậc trung” như vừa nêu. SHB Đà Nẵng thi đấu rất dưới sức ở giải đấu mới đây (thua 2, thắng 1). Sài Gòn FC cũng không có nhiều chuyển động đáng chú ý trước giải nên cữ dượt mới đây với đội bóng này không rõ có giúp được gì nhiều cho HLV Huy Hoàng hay không?
V-League 2022 sẽ thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách với 26 vòng đấu. Ảnh tư liệu: Minh Đức
Người hâm mộ SLNA hẳn là sốt ruột vì cho đến nay, ngoài tiền vệ Olaha trở lại (và chưa thi đấu chính thức nên không thể khẳng định anh có đạt được phong độ như xưa hay không) chưa có tên tuổi của ít nhất 2 cầu thủ ngoại còn lại? Khi Ngọc Hải trở lại, dĩ nhiên suất trung vệ ngoại sẽ không phải là ưu tiên tuyển chọn. Khi đã có Olaha, có thể an tâm vị trí tiền đạo hoặc tiền vệ biên, vậy nên 2 suất cứng cần tuyển phải chăng sẽ là 1 tiền vệ trung tâm và một tiền đạo? Không biết kết quả cuối cùng sẽ ra sao nhưng dường như gần đây, SLNA không cho thấy sự mát tay như những năm tháng đầu tiên kiếm tìm và kết nối với cầu thủ ngoại?
Chưa phải là hình ảnh đầy đủ nhất nhưng những trận đấu giao hữu của B. Bình Dương, T. Bình Định hay HAGL đều rất đáng xem và bổ ích thực sự đối với các cầu thủ trước mùa bóng mới. B. Bình Dương chơi phòng ngự-phản công rất thuần thục và đáng nói là có nhiều nhân tố trẻ xuất hiện trên sân thi đấu đầy tự tin và hiệu quả như Vĩ Hào, Việt Cường… T. Bình Định mua sắm nhiều nội binh chất lượng và theo thời gian, đội bóng này sẽ rất đáng gờm trước mọi đối thủ. Và HAGL dù thiếu vắng một loạt trụ cột do lên tuyển nhưng dưới tay Kitisuk và dàn ngoại khủng đã thi đấu hiệu quả ngoài mong đợi.
Tinh thần thi đấu là điều mà người hâm mộ xứ Nghệ mong muốn SLNA chứng minh và phát huy trong thời điểm khó khăn hiện tại ở đấu trường V.League. Ảnh tư liệu: Hải Thịnh
Ngẫm người mà thấy… lo cho SLNA khi ngoại binh chưa tề tựu đủ, dàn trẻ được tin cậy thì chưa cho thấy sự tin tưởng (xem họ thi đấu dưới sức tại giải U21 chẳng hạn?) và HLV Huy Hoàng thì chưa được thực tiễn kiểm nghiệm về năng lực cầm quân? Và hơn ai hết, quá trình chạy đà trước giải cũng chưa cho thấy sự trơn tru, mạch lạc nhằm sẵn sàng ở mức cao nhất cho mùa giải mới?
Thời gian vật chất vẫn còn nhưng thời gian cũng không chờ đợi ai, nếu không có sự cố gắng, sự vươn lên song hành cùng các đội bóng khác thì mọi sự sẽ trở nên khó lường hơn ở phía trước? Hay thực chất, đang có một SLNA “chậm mà chắc” khi mọi việc vẫn đang ở trong tầm tay của lãnh đạo và ban huấn luyện?
Đội trưởng SLNA - Anh là ai?
Chắc chắn không phải là người nắm hết chặng đường hình thành và phát triển của SLNA, nhưng người viết bài này vẫn hình dung được hình ảnh của người đội trưởng mẫu mực Hà Thìn trên sân cỏ ngày nào.
Ấy là người có đôi mắt cười dù trước mặt là đối thủ, động tác kỹ thuật hoàn hảo với trái bóng trong mọi tình huống và pha bật cao đánh đầu ăn bàn nổ tung cầu trường. Ấy cũng là khi đội bóng xứ Nghệ mới mon men bước chân vào làng bóng đỉnh cao, dùng sức mạnh thay cho kỹ thuật là chính và bàn thắng luôn là một cái gì đó xa xỉ, hiếm có khó tìm...
Từ đó về sau, đội bóng xứ Nghệ gần như "mặc định" vị trí được giao băng thủ quân phần lớn là trung vệ: Bùi Đình Đài, Quang Hải, Hữu Thắng, Huy Hoàng, Quế Ngọc Hải và hiện nay là Văn Khánh. Tất nhiên cũng có khi đội trưởng thi đấu ở vị trí tiền vệ như thời Quang Trường hay Trọng Hoàng. Tất cả họ có một điểm chung nhất là được "quy hoạch" nguồn lâu dài cho đội bóng, là đầu tàu dẫn dắt đàn em. Nếu hết hạn hợp đồng, chính họ sẽ được ưu tiên đàm phán tạo điều kiện để ở lại sân Vinh lâu dài, thi đấu tiếp và trưởng thành.
2 cựu đội trưởng Ngọc Hải, Trọng Hoàng. Ảnh tư liệu
Có thể nói, các cầu thủ được giao băng đội trưởng có sự tiến bộ, trưởng thành nhất ở SLNA là Hữu Thắng, Quang Trường và Huy Hoàng, trong đó chỉ Hữu Thắng thành công nhất khi mang về ngôi vô địch V. League cho đội chủ sân Vinh mùa giải 2011, sau đó thăng tiến lên nắm U23 và ĐT Việt Nam nhưng không thành công.
Quang Trường 2 lần làm HLV trưởng nhưng tỏ ra lận đận, còn Huy Hoàng chưa được thực tế kiểm chứng. Từ đội trưởng SLNA, lần lượt Hữu Thắng, Ngọc Hải được giao băng thủ quân ĐT Việt Nam và khi lên tuyển, Ngọc Hải thành công cùng đội tuyển khi đoạt AFF Cup 2018 và đang thi đấu vòng 3 World Cup 2022, trong khi thời Hữu Thắng không thể qua nổi "bức tường" Thái Lan ở các kỳ SEA Games. Về thành tích cá nhân, Trọng Hoàng là người thành công nhất khi sưu tập đủ bộ HCV SEA Games cùng vô địch AFF Cup và là người có thời gian lâu nhất "ăn cơm tuyển".
So sánh năng lực của họ là điều khập khiễng nhưng có thể thấy, trong và ngoài sân cỏ, Hữu Thắng và Huy Hoàng có uy hơn so với Quang Trường. Trong khi đó, tấm băng thủ quân lại khiến cho Trọng Hoàng thi đấu kém thoải mái và tỏ ra không phù hợp, phẩm chất thủ lĩnh vì thế ít khi tỏa sáng so với năng lực cá nhân tuyệt vời khi thi đấu của ngôi sao này.
Câu chuyện đặt ra hiện nay là SLNA tới đây có thể gặp "cơn đau đầu dễ chịu" khi có tới 3 cầu thủ đủ tư cách để được giao băng thủ quân là Văn Khánh (đương nhiệm) và 2 cựu đội trưởng Ngọc Hải, Trọng Hoàng.
Nếu nhìn sự việc ở cấp độ đội U23 Việt Nam mới đây thì mọi việc sẽ nhanh chóng ổn thỏa: đội trưởng được bầu Văn Tới liên tiếp không đá chính ở 2 trận đấu vòng loại, mà thay vào đó là Hoàng Anh và Hai Long, mọi việc vẫn thuận buồm xuôi gió dưới tay ông Park. Quế Ngọc Hải ở Viettel không đeo băng đội trưởng, cũng như Trọng Hoàng vậy khi về lại SLNA, chuyện đó xem như cũng bình thường khi mọi trật tự đã được xác lập và đi vào ổn định lâu nay. Tùy trường hợp cụ thể họ sẽ được giao nhiệm vụ, kể cả khi không đeo băng thủ quân thì SLNA vẫn luôn cần họ thể hiện; phẩm chất thủ lĩnh, đầu tàu trong bất cứ thời gian, hoàn cảnh nào dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng, người đàn anh mẫu mực Huy Hoàng.
Vì vậy, đội trưởng SLNA, anh là ai? Đó chắc chắn phải là cầu thủ đàn anh có uy tín trong và ngoài sân cỏ, thể hiện rõ nét năng lực cá nhân, phẩm chất thủ lĩnh trong mọi tình huống. Với SLNA, người đội trưởng đó phải thể hiện phẩm chất nổi trội của đội bóng là thi đấu cống hiến, là cuộc chơi của những người đàn ông, gian khó nào cũng không lùi bước.
Có thể tham khảo cách của cựu đội trưởng MU, Roy Keane khi nhìn đàn em thi đấu bạc nhược mới đây "...bạn phải thể hiện cảm xúc, sự máu lửa của mình. Trước đây tôi thường đâm sầm (C.P nhấn mạnh) vào một kẻ nào đó ở trên sân và đôi khi nó mang lại tác dụng, kích thích tinh thần chiến đấu của đội bóng..." (TT&VH, 7/11/2021).
Không phải ngẫu nhiên mà cầu thủ nổi tiếng này lại nói như vậy? Động tác đầy cá tính nói trên có thể đúng luật nếu được xem là vô tình, có thể phạm luật nếu được coi là cố tình, có thể bị thẻ vàng, thậm chí thẻ đỏ nhưng chắc chắn không bao giờ là động tác triệt hạ đối thủ dẫn tới hậu quả nặng nề, gây tiếng xấu cố hữu như thường thấy.
Là để biết cách lôi kéo đồng đội, cũng là cách để hạn chế cao nhất những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Đội trưởng đội bóng là người phải thuộc bài đầu tiên và ai cũng biết, với SLNA, gần như vị trí nào cũng phải thuộc nhiều bài, trong đó có bài "đâm sầm" khi cần thiết như tiền bối bóng đá đỉnh cao Roy Keane truyền dạy khi bất lực nhìn đội bóng thân yêu đang rơi tự do...
SLNA và câu chuyện chiến thuật trên sân SLNA là đội bóng có truyền thống, được giới chuyên môn và người hâm mộ nể trọng từ lâu. Nhưng cũng lại có một thực tế là gần đây, cùng với sự bết bát trong thi đấu ở V. League, giới chuyên môn và người trong cuộc đã không ngại ngần nói thẳng ra là Sông Lam chỉ có thế. Đá 9 trận...