Uzbekistan, Thổ Nhĩ Kỳ đang liên lạc chặt chẽ với Taliban
Ngày 17/8, Uzbekistan cho biết đang liên lạc chặt chẽ với Taliban, đồng thời cảnh báo sẽ “ngăn chặn nghiêm” việc xâm phạm biên giới.
Các tay súng Taliban tiến vào Dinh Tổng thống ở Kabul, Afghanistan, sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô, ngày 15/8/2021. Ảnh: AP/TTXVN
Uzbekistan, một trong 3 nước Trung Á có biên giới với Afghanistan, đã đưa ra tuyên bố trên sau nhiều ngày hỗn loạn, với nhiều binh lính Afghanistan đã vượt biên trái phép vào nước này khi Taliban đẩy mạnh các cuộc tấn công. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Uzbekistan cho biết ủng hộ cam kết của các lực lượng Afghanistan đối với một chính phủ toàn diện, đồng thời nhấn mạnh mong muốn của Tashkent về việc đạt được một nền hòa bình toàn diện trong khuôn khổ các cuộc đàm phán tại Doha (Qatar). Theo bộ trên, hiện Tashkent đang thảo luận với Taliban “các vấn đề đảm bảo việc bảo vệ biên giới, giữ gìn bình yên khu vực biên giới “.
Các nước Trung Á hiện đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại Afghanistan. Ngày 16/8, nước láng giềng Tajikistan cho biết đã cho phép 3 máy bay, chở hơn 100 binh lính Afghanistan, hạ cánh xuống sân bay Bokhtar, miền Nam nước này. Tajikistan là quốc gia Trung Á duy nhất giáp giới với Afghanistan vẫn chưa tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với Taliban.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết nước này đang thảo luận với tất cả phe phái tại Afghanistan, trong đó có lực lượng Taliban, đồng thời bày tỏ hoan nghênh “các thông điệp mang tính tích cực” mà Taliban gửi tới cộng đồng quốc tế, sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan.
Phát biểu với báo giới, ông Cavusoglu cho biết Ankara sẽ tiếp tục thảo luận với Mỹ và các đồng minh khác về việc bảo vệ sân bay Kabul cũng như quá trình chuyển tiếp tại Afghanistan.
Video đang HOT
Trong những tháng qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận với các lãnh đạo Taliban về một loạt vấn đề, trong đó có đề nghị bảo vệ sân bay Kabul sau khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á này. Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa nhân viên đại sứ quán nước này đến sân bay khi Taliban tiến vào thủ đô hồi cuối tuần, đồng thời sơ tán hơn 300 công dân nước này khỏi Afghanistan vào ngày 16/8.
Trong khi đó, cùng ngày, một quan chức cấp cao của Taliban cho biết lực lượng này đã yêu cầu các tay súng duy trì trật tự, không xông vào các trụ sở ngoại giao, để người dân tiếp tục kinh doanh như thường lệ.
Trong một phát biểu đăng trên Twitter, người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid nói rằng tình hình tại thủ đô Kabul đã “nằm trong tầm kiểm soát và trật tự cũng đã được khôi phục”. Taliban hối thúc các nhân viên chính phủ đi làm lại, cũng như kêu gọi tất cả người dân tự tin bắt đầu lại cuộc sống thường nhật”.
Về nhân vật có thể lên nắm quyền Tổng thống Afghanistan thời Taliban 2.0
4 năm trước, Mullah Abdul Ghani Baradar vẫn bị giam giữ trong một nhà tù ở Pakistan sau khi bị tình báo Mỹ và Pakistan bắt giữ vì giữ vai trò chủ mưu trong một chiến dịch quân sự đẫm máu ở Afghanistan.
Các tay súng Taliban tiến vào Dinh Tổng thống ở Kabul, Afghanistan, sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô, ngày 15/8/2021. Ảnh: AP/TTXVN
Giờ đây, thủ lĩnh của Taliban đứng trước cơ hội trở thành Tổng thống mới tại Afghanistan, khi chính quyền Kabul nhanh chóng sụp đổ sau khi Mỹ và phương Tây rút quân. Khi quân Taliban tiến vào Kabul hôm 15/8, người đàn ông 54 tuổi này được cho là đã từ Qatar trở về thủ đô. Tại thủ đô Doha, Qatar, Baradar đảm nhận đảm nhận vai trò trưởng đoàn đàm phán của Taliban với Kabul trong tiến trình tạo dựng hòa bình lâu dài cho Afghanistan.
Như nhiều thủ lĩnh khác của Taliban, Baradar là một nhân vật bí ẩn. Ông không nói tiếng Anh và không hào hứng với truyền thông, mạng xã hội, chỉ cho phép bản thân đưa ra những tuyên bố chính thức gắn với những câu trích dẫn trong kinh Koran. Trong đoạn video được phát đi ngay sau khi Kabul rơi vào tay Taliban, Baradar lên tiếng ca ngợi chiến thắng này, đồng thời hứa hẹn Taliban sẽ phụng sự người dân Afghanistan.
Sinh ra tại tỉnh miền trung Uruzgan ở Afghanistan, Ghani Baradar được cho là sớm gia nhập phong trào thánh chiến (mujahideen) chống lại quân Liên Xô can thiệp ở Afghanistan. Đến năm 1994, Baradar cùng với Mullah Omar là người đồng sáng lập phong trào Taliban. Omar sau đó trở thành thủ lĩnh của lực lượng này, còn Baradar được cho là đã kết hôn với em gái của Omar.
Tại thời điểm Mỹ đưa quân đánh chiếm Afghanistan, Baradar đảm nhận cương vị Thứ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Taliban. Sau khi phong trào này sụp đổ, có tin đồn Baradar là một phần trong nhóm tàn dư của Taliban muốn thúc đẩy hòa hợp với Hamid Karzai - Tổng thống Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn và cũng là người thuộc bộ lạc Popalzai như Baradar.
Nhưng đến năm 2008, Baradar lại là người đi đầu trong việc khôi phục thực lực quân sự của Taliban, là kiến trúc sư của chiến lược có tên gọi "Ibrat" (tạm dịch: Cảnh báo), chuyên về sát hại, bắt cóc có chọn lọc, sử dụng đội quân đánh bom liều chết và gần như chỉ nhằm vào nhóm đối tượng người Afghanistan làm việc trong chính quyền Kabul được phương Tây hậu thuẫn.
Mullah Abdul Ghani Baradar, người được coi là thủ lĩnh chính trị của Taliban. Ảnh: Getty Images
Năm 2010, Baradar bị bắt giữ trong một chiến dịch có sự phối hợp của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan tình báo Pakistan (PIS) và bị giam tại một nhà tù ở Pakistan. Năm 2018, ông Zalmay Khalilzad, đặc phái viên của chính quyền Tổng thống Donald Trump về hòa giải tại Afghanistan được cho là đã yêu cầu Pakistan thả ông Baradar. Tại thời điểm đó, ông Khalilzad tin rằng Baradar sẽ sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận chia sẻ quyền lực ở Afghanistan, bất chấp một số quan chức Mỹ nghi ngờ về thiện chí, thật tâm của Baradar.
Thỏa thuận giữa Taliban và Mỹ được ký kết vào tháng 2/2020 tại Doha. Chính quyền ông Trump gọi đây là một bước đột phá để có được hòa bình. Cũng trong năm này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc tiếp xúc với Baradar. Dường như ông Pompeo tin tưởng rằng Washington giờ đây có thể chuyển Taliban từ kẻ thù cũ sang một đối tác hợp tác, với tuyên bố "chúng tôi đánh giá cao cam kết của Taliban về không chứa chấp các nhóm khủng bố quốc tế, trong đó có Al-Qaeda".
Trong cơ cấu tổ chức hiện nay của Taliban, Mullah Haibatullah Akhundzada được coi là lãnh tụ tinh thần sau khi người tiền nhiệm Akhtar Mansour bị không quân Mỹ tiêu diệt trong một cuộc tiến công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan năm 2016. Đây cũng là nhân vật từng tham gia cuộc chiến chống lại quân đội Liên Xô, rồi cố vấn về tôn giáo cho thủ lĩnh Mullah Omar. Tuy nhiên Akhundzada được biết đến nhiều hơn ở vai trò học giả tôn giáo.
Về phần mình, Baradar đảm nhận vai trò lãnh đạo chính trị. Ngoài đại diện cho Taliban tại tiến trình đối thoại liên Afghanistan ở Doha, Baradar chuyên trách việc tạo dựng mối liên hệ giữa Taliban với các "thống đốc ngầm" ở Afghanistan. Là người đồng sáng lập và được coi là gương mặt được Mullah Omar tin cẩn nhất, Baradar được giới nghiên cứu và nhiều chính quyền phương Tây dự báo sẽ lên nắm quyền Tổng thống ở Afghanistan.
Tầm nhìn của Barada về Afghanistan dưới thời "Taliban 2.0" như thế nào vẫn là điều khó đoán định. Một số nhìn nhận thủ lĩnh Baradar đại diện cho một thế hệ mới ở Afghanistan, sẵn sàng can dự với thế giới, muốn được thế giới công nhận.
Nhưng nhiều người e ngại Taliban dù có một số điều chỉnh, thích ứng nhỏ nhưng vẫn sẽ trở lại với tầm nhìn cũ về thiết lập một trật tự Hồi giáo. Theo Sajjan Gohel, chuyên gia về châu Á tại Đại học kinh tế London, ngay cả khi Taliban thực hiện cam kết tạo dựng một chính phủ có tính đại diện cao ở Kaul, đó cũng chỉ là bước đi tạm thời, kết cục cuối cùng vẫn là những gì đã từng xảy ra trước đó.
Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc quan ngại biến động ở Afghanistan Việc Taliban kiểm soát thủ đô Kabul ngày 15/8 đã khiến toàn thế giới phải chú ý, đặc biệt là 3 quốc gia lân cận Afghanistan là Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Tay súng Taliban đứng gác trước cửa chính dẫn đến Dinh Tổng thống Afghanistan. Ảnh: AP Tờ The Washington Post (Mỹ) đánh giá đối với Pakistan, việc Taliban quay trở...