Ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất: “Tôi sẽ phải nỗ lực rất lớn!”
Đây là chia sẻ của ông Võ Văn Thưởng – ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – tại Đại hội Đảng XII, ngay sau khi được Ban Chấp hành Trung ương khóa XII bầu vào Bộ Chính trị.
Ảnh: Tự Trung
Tôi quan niệm rằng lắng nghe chưa đủ mà phải hành động, phải đau đáu để giải quyết những vấn đề đã nghe được từ dân Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM VÕ VĂN THƯỞNG
* Tại cuộc họp báo sau đại hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến ông – thành viên trẻ nhất Bộ Chính trị khóa XII – để minh chứng cho sự trẻ hóa trong đội ngũ Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Ông suy nghĩ gì về điều này?
- Tôi nghĩ rằng đây là sự đánh giá cao, sự tin cậy của Đại hội XII, của Ban Chấp hành Trung ương dành cho Đảng bộ TP.HCM mà tôi là người được ủy thác để nhận vinh dự đó.
Bản thân tôi thấy mình còn trẻ, kinh nghiệm còn chưa nhiều, sẽ phải nỗ lực rất lớn và mong được các vị cán bộ lão thành, những người đi trước, các cán bộ đảng viên… quan tâm động viên, chia sẻ, góp ý để tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
* Tháng 4-2014, khi được phân công làm phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, ông chia sẻ rằng mình như một đứa con đi xa trở về. Tháng 10-2015, sau Đại hội Đảng TP.HCM lần thứ X, ông tâm sự ông và các lãnh đạo Thành ủy vừa được bầu đã gắn bó hơn 20 năm với TP.HCM, hiểu từng ngõ hẻm, con đường của TP.HCM… Bây giờ được bầu vào Bộ Chính trị, ông muốn nói gì với người dân TP.HCM?
- Tự đáy lòng mình, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng bộ và nhân dân TP.HCM, cảm ơn đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên bí thư Thành ủy, và các lãnh đạo qua các thời kỳ, cán bộ đảng viên của TP.HCM đã quan tâm, bồi dưỡng giáo dục.
Tôi cảm ơn đồng bào TP.HCM đã luôn có những gợi mở, đòi hỏi để thôi thúc tôi phải nỗ lực hoàn thành công việc và nhờ đó tôi có sự trưởng thành hơn, được Trung ương tín nhiệm. Tôi cũng chân thành cảm ơn tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, nơi tôi đã có nhiều năm tháng gắn bó công tác và trưởng thành hơn.
Trong bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói tập thể Ban Chấp hành Trung ương khóa XII phải là những người gần dân, trọng dân, vì dân, có ý thức trách nhiệm, nói đi đôi với làm… Tôi ý thức sâu sắc về đòi hỏi này và sẽ luôn trăn trở để giải quyết được những kỳ vọng mà nhân dân đặt ra.
Bản thân tôi và tập thể lãnh đạo TP.HCM hứa sẽ luôn nỗ lực để giải quyết tốt hơn nữa những đòi hỏi từ cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân.
Suy cho cùng mọi nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM cũng là để giải quyết những vấn đề mà người dân mong đợi. Vào lúc này, trách nhiệm quan trọng nhất là phải thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội XII và nghị quyết của Đại hội Đảng TP.HCM lần thứ X.
Video đang HOT
* Người dân thường cho rằng những người có chức vụ càng cao càng xa dân, với trọng trách mới ông sẽ làm gì để gần dân, hiểu sự thật từ người dân?
- Quan liêu, mệnh lệnh, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ mang lại những tổn thất không lường được. Vì vậy gắn bó mật thiết với nhân dân là một vấn đề quan trọng.
Trên thực tế nơi nào cán bộ gần dân, sát dân, hiểu dân, giải quyết tốt những nhu cầu, những bức xúc, đòi hỏi của dân thì việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội sẽ có kết quả tốt. Ngược lại sẽ gây nên những bức xúc, phản ứng trong nhân dân.
Thường trực Thành ủy TP.HCM rất có ý thức về vấn đề này. Lãnh đạo TP.HCM dành nhiều thời gian để đi cơ sở, lắng nghe và giải quyết những vấn đề đặt ra từ người dân, từ thực tiễn cuộc sống. Và nhìn chung Thành ủy TP.HCM đã có nhiều chỉ đạo giải quyết hợp lý, hợp tình những vấn đề bức xúc của nhân dân.
Tuy nhiên, trước những đòi hỏi và mong muốn của nhân dân thì công việc này còn phải tiếp tục làm tốt hơn nữa. Làm sao để việc tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe dân trở thành một việc thường xuyên của cán bộ.
* Cá nhân ông sẽ lắng nghe người dân thông qua những kênh nào?
- Gặp gỡ trực tiếp là kênh quan trọng nhất, ngoài ra thông qua phản ảnh của đại biểu Quốc hội, HĐND, thông qua các báo cáo nghiên cứu dư luận xã hội, của MTTQ và đoàn thể, các tổ chức cơ sở Đảng và các cơ quan truyền thông, báo chí. Thông qua những kênh đó, tâm tư của dân được lãnh đạo TP.HCM cập nhật hằng ngày, hằng giờ.
Tôi quan niệm lắng nghe chưa đủ mà phải hành động, phải đau đáu để giải quyết những vấn đề đã nghe được từ dân.
* Với cương vị mới được Đảng giao phó, ông có cảm thấy thiếu thời gian dành cho cuộc sống riêng của mình?
- Nếu mình coi công việc là cuộc sống, là sự thôi thúc của chính bản thân mình thì sẽ không còn cảm thấy nặng nề. Mặt khác, khi những việc mình làm mang đến hiệu quả và sự chuyển biến nhất định, nó sẽ trở thành nguồn cảm hứng, là động lực để mình làm việc tốt hơn.
Cơ cấu Bộ Chính trị * Lần đầu tiên có 3 nữ (khóa XI có 2 nữ). * Tuổi bình quân 59,7. Người nhiều tuổi nhất: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (72 tuổi). Người ít tuổi nhất: Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Võ Văn Thưởng (46 tuổi). * 1 người là dân tộc thiểu số: bà Tòng Thị Phóng (dân tộc Thái). * 7 người tái cử. Trong số 12 người mới có: 3 ủy viên Ban Bí thư khóa XI (Trương Hòa Bình, Ngô Xuân Lịch, Trần Quốc Vượng); 2 người ở ban Đảng (Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ); 5 người từ Chính phủ (Hoàng Trung Hải, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Tô Lâm); 1 người từ Quốc hội (Trương Thị Mai) và 1 người ở địa phương (Võ Văn Thưởng). * Trường hợp duy nhất được giới thiệu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương và trúng cử là ông Đinh La Thăng (ông Thăng không nằm trong danh sách do Ban Chấp hành khóa XI đề cử vào Bộ Chính trị).
Theo_Người Đưa Tin
Văn kiện trình Đại hội Đảng XII: Kỳ vọng về sự đổi mới toàn diện
"Văn kiện trình Đại hội lần thứ XII đã thể hiện những định hướng của Đảng để phát triển và vươn tới tầm cao mới của đất nước. Văn kiện đã bao quát đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội mà đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước quan tâm".
GS-TS Vũ Văn Hiền - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư
Đó là đánh giá của GS-TS Vũ Văn Hiền - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Ủy viên thường trực Tổ biên tập Văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Thưa GS, với hàng triệu lượt ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý cho dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII, việc tiếp thu được thực hiện thế nào để đảm bảo tinh thần dân chủ, khách quan?
- Tiểu ban Văn kiện đã tiếp thu rất đầy đủ, tổng hợp lại tất cả các góp ý của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, người dân. Tiểu ban Văn kiện đã phân công một số bộ phận, ví dụ như Ban Tuyên giáo T.Ư tập hợp toàn bộ ý kiến phản ánh trên báo chí, ý kiến nhân dân đóng góp trực tiếp. Văn phòng T.Ư Đảng tập hợp những ý kiến góp ý của các Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Đảng bộ Quân đội, Đảng bộ Công an, Đảng bộ khối các cơ quan T.Ư và Đảng bộ khối doanh nghiệp T.Ư.
Các góp ý của Đảng bộ cấp dưới thì do Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tiếp nhận và trình lên. Tất là các văn bản trên đều được tập hợp công phu, nghiêm túc, có khi chỉ một câu, một chữ nhưng được phân tích rất cẩn trọng để đưa vào chỉnh sửa dự thảo Văn kiện.
Tất cả những ý kiến góp ý đó được Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo để Tổ biên tập chắt lọc, tiếp thu. Khi điều chỉnh xong trình lại Bộ Chính trị, Bộ Chính trị nghiên cứu rất kỹ lưỡng để đưa ra Ban Chấp hành T.Ư, Ban Bí thư thảo luận rất nghiêm túc và sâu sắc đưa ra những ý kiến đóng góp xác đáng trên cơ sở những góp ý của đồng bào, chiến sĩ cả nước. Sau những bước làm việc công phu và trách nhiệm, Văn kiện của Ban Chấp hành T.Ư được hoàn thiện trình ra Đại hội XII.
Sau khi tiếp nhận các ý kiến góp ý của nhân dân, Văn kiện lần này có khác gì so với bản dự thảo trước đó?
- So sánh Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng với bản dự thảo, có thể thấy căn bản không có gì quá khác so với bản dự thảo khi chúng tôi đăng tải rộng rãi để xin ý kiến nhân dân. Nhưng từng ý, từng câu chữ, mức độ trong Văn kiện đã được tiếp thu chỉnh lý nhiều, bám sát tình hình hơn, gắn với cuộc sống hơn. Phải nói là Văn kiện lần này có sự đổi mới hơn, đưa ra nhiều nội dung, có sự đổi mới về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...
Qua những ý kiến góp ý cho dự thảo Văn kiện, ông có thể cho biết nhân dân quan tâm và trăn trở về những lĩnh vực gì nhất?
Những nhiệm vụ chính của Đại hội Đảng XII.
-Về chính trị, vấn đề được nhân dân rất quan tâm, mong muốn là đất nước được ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhân dân mong muốn Đảng đánh giá đúng những vấn đề của thế giới và sự tác động của thế giới tới nước ta. Bên cạnh đó, nhân dân cũng muốn Đảng ta đánh giá đúng tình hình trong nước hiện nay, trên cơ sở đó hoạch định đường lối chính sách mới.
Thứ hai, người dân mong muốn làm sao Đảng ta đưa nền kinh tế phát triển mạnh, khắc phục được nguy cơ tụt hậu. Những vấn đề xã hội như những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội, vấn đề xuống cấp đạo đức, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có biểu hiện sa sút về phẩm chất, tham nhũng chưa được đẩy lùi... cũng là những vấn đề người dân còn băn khoăn, trăn trở.
Một vấn đề hệ trọng khác là bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh tình hình thế giới hết sức phức tạp. Trong vấn đề đối ngoại, người dân rất thống nhất với chủ trương của Đảng và Nhà nước là mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy hợp tác, hội nhập để phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, nhất là trong bối cảnh chúng ta đã ký được những hiệp định thương mại song phương và đa phương. Độ mở của nền kinh tế rất lớn, việc chuẩn bị của chúng ta như thế nào để khắc phục được những mặt hạn chế, làm sao tranh thủ được nhân tố tác động từ bên ngoài để phát triển bền vững là điều rất đáng lưu tâm.
Về vấn đề xây dựng Đảng, có nhiều ký kiến quan tâm đến vấn đề Đảng cầm quyền như thế nào, phương thức cầm quyền, tổ chức theo hình thức nào?
"Từng ý, từng câu chữ, mức độ trong Văn kiện đã được tiếp thu chỉnh lý nhiều, bám sát tình hình hơn, gắn với cuộc sống hơn. Phải nói là Văn kiện lần này có sự đổi mới hơn, đưa ra nhiều nội dung, có sự đổi mới về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...". GS-TS Vũ Văn Hiền
Bên cạnh đó, có những ý kiến quan tâm đến vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ra sao, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, phát triển nông thôn thế nào, đảm bảo cuộc sống cho đồng bào vùng sâu, vùng xa...
Có những ý kiến đóng góp tâm huyết, nhưng có không ít ý kiến thái quá, đặt ra những chỉ tiêu quá cao, khiến việc tiếp thu sẽ rất khó khăn. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Đúng thế. Phải nhấn mạnh là rất nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, nhưng vấn đề ở đây là phải đưa ra những định hướng, chủ trương sát hợp với tình hình thực tế hiện nay. Có ý kiến cho rằng chúng ta cần phải đẩy mạnh, đổi mới mạnh hơn về nhiều mặt như chính trị, kinh tế... Trong kinh tế, có ý kiến muốn thành phần kinh tế nhà nước giảm càng nhanh càng tốt, càng ít càng tốt. Có ý kiến phản ánh đừng hội nhập quá nhanh, sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ...
Vừa rồi, chúng tôi tổ chức rất nhiều hội thảo với sự tham gia của những nhà khoa học lớn có uy tín để bàn thảo, xem xét về các ý kiến tâm huyết nhưng có thể chưa sát hợp với tình hình thức tế.
Tất cả những ý kiến trên rất đáng được trân trọng, nhưng phải hết sức cân nhắc. Một mặt phải đánh giá trên phương diện lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc là tối thượng để xử lý hoặc giải quyết các tình huống nảy sinh, mặt khác lại phải có những giải pháp để bảo đảm an toàn xã hội, an ninh quốc gia và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Xin cảm ơn GS!
Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: Thúc đẩy nhanh hơn cuộc đổi mới lần 2 Đại hội XII của Đảng phải tạo ra một không khí đổi mới với những nội dung ở tầm cao hơn. Chúng ta cần Ban Chấp hành T.Ư và những lãnh đạo chủ chốt biết trăn trở với sự tụt hậu của đất nước, để từ đó thúc đẩy nhanh hơn cuộc đổi mới lần 2. Ủy viên T.Ư phải là người trong sạch, có tư duy đổi mới, đồng thời là người hành động quyết đoán, tắm mình trong thực tiễn cuộc sống; là những con người hành động và dám đi tới cùng. Hiện chúng ta có nhiều chủ trương đúng nhưng người thực hiện không dám đi tới cùng vì ngại đụng chạm hoặc lười suy nghĩ, thiếu trăn trở... Bà Phạm Thị Lương (Giao Thủy, Nam Định): Cần có nhiều quyết sách mạnh mẽ cho tam nông Nước ta là nước nông nghiệp, hơn 70% dân số là nông dân, nhưng bao nhiêu năm nay nông dân vẫn luôn gặp cảnh được mùa rớt giá. Rồi tới đây chúng ta tham gia TPP, với cung cách làm ăn hiện nay nông dân có trụ được không? Những vấn đề đó là một thách thức mà người nông dân mong Đại hội Đảng lần thứ XII bàn thảo thấu đáo. Đại hội cần có nhiều quyết sách mạnh mẽ, thiết thực dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đưa ra những chủ trương có tính căn cơ không chỉ giúp nông dân khai thác tốt nguồn lực đất đai, sức lao động để phát triển sản xuất mà còn phải đảm bảo đầu ra có hiệu quả cho nông sản. Sinh viên Nguyễn Kim Ngân (Trường ĐH Luật Hà Nội): Mong giáo dục có đột phá Mấy năm qua ngành giáo dục liên tục cải cách, từ biên soạn sách giáo khoa, tích hợp các môn học, và nhất là việc tổ chức thi THPT vừa qua không những tốn kém mà còn gây ra sự hoang mang, lo lắng cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Bên cạnh đó, bệnh thành tích, gian dối vẫn chưa được "chữa trị" hiệu quả; ít chú trọng đến đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng cuộc sống, thành thử sinh viên ra trường không đáp ứng được công việc... Bởi vậy, với Đại hội XII, mong rằng chiến lược phát triển giáo dục sẽ có những bước đột phá, những định hướng dài hơi để giúp cho nền giáo dục của nước ta vừa tiếp cận được với nền giáo dục hiện đại của các nước tiên tiến vừa không gây xáo trộn trong xã hội.
Lê Chiên (ghi)
Theo_Dân việt
Thông cáo báo chí phiên bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành phiên bế mạc. Sáng 28/1/2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã họp phiên bế mạc. Quang cảnh phiên bế mạc Đại hội. (Nguồn: TTXVN) Dự Đại hội...