Uy tín của Tổng thống Mỹ sụt giảm đáng kể ở Đức và Nga
Theo AFP, Trung tâm nghiên cứu Pew (PRC) có ảnh hưởng lớn ở Mỹ ngày 14/7 cho biết sự ủng hộ của người Đức và người Nga đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giảm mạnh trong năm qua liên quan tới các vụ bê bối do thám và tình hình căng thẳng ở Ukraine.
PRC cho hay trong khi Mỹ vẫn duy trì được sự ủng hộ tương đối của cộng đồng quốc tế, song vẫn có sự phản đối rộng rãi đối với hành động nghe lén điện thoại của Washington cũng như việc Lầu Năm Góc sử dụng máy bay không người lái ở nước ngoài.
Theo kết quả khảo sát đối với 48.643 người trưởng thành trên 44 quốc gia, số người ủng hộ ông Obama không có thay đổi nhiều kể từ năm 2013 khi 56% người tham gia khảo sát bày tỏ tin tưởng ông Obama sẽ “hành xử đúng đắn trong các vấn đề của thế giới.”
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Video đang HOT
Tuy nhiên, chỉ có 35% người dân tại khu vực Trung Đông – ngoại trừ Israel – ủng hộ ông Obama. Tại khu vực này, chỉ có 7% người dân Pakistan ủng hộ nguyên thủ Mỹ và đây là con số thấp nhất trong các nước được khảo sát lần này.
Hiện ông Obama đang phải đối mặt với một sự sụt giảm uy tín nghiêm trọng ở Đức, Nga và Brazil – ba quốc gia hiện có quan hệ căng thẳng với Mỹ trong năm qua.
Đức, đồng minh chủ chốt của Washington trên các mặt trận như hợp tác chống khủng bố, hồi tháng 10/2013 đã phẫn nộ khi phát hiện các cơ quan tình báo Mỹ nghe lén điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel.
Vụ việc bị đẩy lên cao trào khi tháng Bảy này, Berlin đã bắt giữ một số công dân Đức bị tình nghi làm gián điệp cho Mỹ, khiến giới chức Đức buộc phải trục xuất người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Berlin.
Trước thực trạng này, sự ủng hộ của người Đức đối với ông Obama đã giảm 17 điểm xuống còn 71% so với năm 2013. Lòng tin của người Nga đối với ông Obama, vốn khá thấp trong năm 2013, hiện giảm 14 điểm xuống còn 15%, nhiều khả năng do cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ của người Brazil xuống còn 52% so với 69% của năm 2013.
Theo Vietnam
Nga sẽ cho "kẻ phản bội nước Mỹ" tiếp tục tị nạn
Việc Nga gia hạn thị thực tị nạn cho Snowden có thể sẽ khiến Mỹ càng thêm tức giận.
Ngày 11/7, một quan chức thuộc Cơ quan Di trú Liên bang Nga cho hay Nga nhiều khả năng sẽ gia hạn thị thực tị nạn tạm thời cho cựu nhà thầu Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden với lý do "tính mạng anh này đang bị đe dọa".
Snowden bị coi là "kẻ phản bội nước Mỹ" vì đã tiết lộ hàng ngàn tài liệu mật về chương trình do thám toàn cầu của NSA và sau đó chạy tới Nga, nơi anh này được cấp thị thực tị nạn tạm thời trong thời hạn 1 năm vào ngày 1/8/2013. Thị thực tị nạn của Snowden sẽ hết hạn vào đầu tháng 8 tới đây.
"Kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden
Quyết định cho Snowden tị nạn của Nga đã khiến Mỹ vô cùng tức giận, bởi anh này đang nằm trong danh sách tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của Mỹ. Mỹ muốn Nga trao trả Snowden để đưa anh này về nước xét xử với tội danh gián điệp, nơi Snowden có thể đối mặt với án tử hình, tuy nhiên Nga đã kiên quyết từ chối.
Ngoài các vấn đề khác như Syria, Ukraine, sự hiện diện của Snowden ở Nga đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa Moscow và Washington, đặc biệt là khi Nga tiếp tục gia hạn thị thực tị nạn cho Snowden.
Ông Vladimir Volokh, một quan chức cấp cao trong Cơ quan Di trú Liên bang Nga (FMS) tuyên bố: "Tôi thấy việc gia hạn thị thực tị nạn tạm thời không có vấn đề gì cả. Tình hình vẫn không thay đổi. Giống như trước đây, tính mạng của Snowden đang bị đe dọa, thế nên FMS có cơ sở để cho anh ta tiếp tục tị nạn."
FMS từ chối bình luận về thông tin Nga sẽ gia hạn thị thực tị nạn cho Snowden, trong khi luật sư của anh này là Anatoly Kucherena không có mặt tại văn phòng để đưa ra ý kiến.
Theo Khampha
NSA biến nước Đức thành tiền đồn nghe lén lớn nhất châu Âu Mối quan hệ hợp tác giữa tình báo Đức - cụ thể ở đây là Cơ quan Tình báo Hải ngoại Đức (BND) và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) - sâu đậm hơn những gì mọi người tin trước đây, thậm chí, điệp viên Đức còn bị nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm hiến pháp. Sự hợp tác của...