Uy lực vũ khí tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ là…quảng cáo
Trang Strategy Page nhận định, những vũ khí trang bị cho Liêu Ninh vẫn còn thiếu, chẳng hạn như các khí tài phục vụ nhiệm vụ viễn chinh, hoặc các máy bay có thể cất, hạ cánh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Báo chí Trung Quốc cũng như thế giới dành nhiều sự quan tâm đặc biệt đối với tàu Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Các chuyên gia về hàng không mẫu hạm vẫn đang tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy sự tiến triển của Trung Quốc trong việc phát triển tiềm lực chiến đấu của tàu Liêu Ninh.
Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
Tuy nhiên, trang Strategy Page nhận định, những vũ khí trang bị cho Liêu Ninh vẫn còn thiếu, chẳng hạn như các khí tài phục vụ nhiệm vụ viễn chinh, hoặc các máy bay có thể cất, hạ cánh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Những khí tài còn vắng bóng trên tàu Liêu Ninh có thể kể đến như trực thăng Z-18, có thể thực hiện nhiệm vụ cảnh báo sớm hoặc tác chiến chống tàu ngầm. Tàu cũng chưa thể vận hành với toàn bộ 36 máy bay (trực thăng và máy bay cánh cố định).
Tiêm kích hạm J-15 trên tàu Liêu Ninh
Trung Quốc dường như hiểu rõ những thiếu sót này, và Hải quân nước này đang tìm cách tập hợp toàn bộ nhóm tác chiến trên không và chuẩn bị đưa lực lượng này ra khơi vào cuối năm 2016.
Năm 2013, Trung Quốc tiết lộ rằng tàu Liêu Ninh có thể chuyên chở 12 trực thăng (4 chiếc Z-18J cảnh báo sớm, 6 chiếc Z-18F chống tàu ngầm và 2 chiếc Z-9C tìm kiếm, cứu hộ), cùng với 24 máy bay chiến đấu J-15 (tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay này).
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhóm máy bay này đều chưa tập hợp đủ trên tàu Liêu Ninh.
Thông tin mới đây nhất cho thấy, Trung Quốc mới có khoảng 17 chiếc tiêm kích hạm J-15 trên tàu Liêu Ninh.
Các chuyên gia Nga cho rằng, &’cá mập bay’ J-15 là bản sao kém hơn của Su-33, dòng máy bay chiến đấu trên hạm của Liên Xô trước đây, sản xuất trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-27.
J-15 có thể mang theo hơn 3 tấn vũ khí, gồm 1 pháo GSh-30-1 30mm, 12 giá treo vũ khí, có thể mang theo tối đa 8 tên lửa không đối không PL-12 hoặc R-77 và 4 quả PL-9 hoặc R-73, hoặc mang tên lửa chống hạm và chống radar, hoặc mang hỗn hợp cả tên lửa cùng với các loại bom, cùng với các thiết bị đối kháng điện tử (ECM).
Sự hiện diện của máy bay trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J và máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-18F, cùng với tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh, thể hiện sự phát triển đáng kể khả năng tác chiến hỗn hợp của không quân và hải quân Trung Quốc.
Tàu Liêu Ninh
Z-18F là trực thăng do Trung Quốc sản xuất, có nhiệm vụ chống tàu ngầm, có thể mang theo phao âm và các ngư lôi hạng nhẹ. Máy bay Z-18J chuyên cảnh báo sớm, có thể phát hiện máy bay đối phương cách 150km.
Trung Quốc đang sản xuất 200 máy bay Z-9, trang bị súng kép nòng 23mm, ngư lôi và nhiều tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không.
Tàu Liêu Ninh phần lớn đã được hoàn thiện, nhưng nhiều người đánh giá con tàu này chưa thể đưa vào hoạt động đầy đủ cho tới năm 2018, hoặc thậm chí muộn hơn.
Trực thăng Z-18J cảnh báo sớm
Trong quá trình chạy thử, Liêu Ninh gặp nhiều sự cố rất phổ biến như từng xảy ra với các tàu sân bay do Liên Xô sản xuất thời năm 1980, chẳng hạn như nổ nồi hơi khiến mất điện tạm thời.
Tháng 3/2016, Trung Quốc tiết lộ chi tiết hơn về tàu sân bay mới, được xây dựng trong nước. Người ta chỉ biết đến sự tồn tại chính thức của con tàu này vào năm 2015. Tàu sân bay thứ hai là một thiết kế mới, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của tàu Liêu Ninh.
Theo Danviet
Cận cảnh tàu sân bay "khủng" của Trung Quốc
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc vừa công bố những hình ảnh mới nhất của Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của quân đội nước này, với đầy đủ trang thiết bị.
Theo đó, trên boong có tám chiến đấu cơ J-15, một chiếc trực thăng vũ trang Z-8 và một trực thăng cứu hộ Z-9. Tất cả các chiến cơ J15 đều được sơn màu và ký hiệu hải quân, mang đầy đủ vũ khí, thể hiện đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Tàu Liêu Ninh vốn là tàu sân bay cũ của Hải quân Liên Xô có tên "Varyag" do Nhà máy đóng tàu Nicolaev của Ukraina đóng năm 1985, hạ thủy tháng 11/1988. Đầu những năm 1990, Liên Xô cũ tan rã, do nguyên nhân kinh tế nên Nga và Ukraina không đạt được thỏa thuận về tiếp tục hoàn thiện con tàu này nên Nga dùng "Varyag" gán nợ cho Ukraina.
Tàu sân bay Liêu Ninh
Tháng 6.1999, con tàu được một công ty giải trí Macao mua. Tới năm 2002, tàu được kéo về Hong Kong, và đến tháng 4.2005, nó được đưa về Nhà máy đóng tàu Đại Liên rồi được tiến hành cải tạo thành tàu sân bay mang tên Liêu Ninh. Tháng 8.2011, việc cải tạo hoàn thành, Liêu Ninh được đưa vào biên chế hải quân từ tháng 9/2012.
Tàu dài 302m, rộng 70,5m, mớn nước 8,97m. Đường băng dài 304,5m, rộng 75m, độ chếch phía đầu đường băng cất cánh 14 độ. Kho chứa máy bay dài 153m, rộng 26m, cao 7m. Tàu có lượng giãn nước rỗng 53.050 tấn, khi mang đầy đủ trang bị là 59.100 tấn; được trang bị 12 động cơ tổng công suất 200.000 mã lực; tốc độ 29 hải lý/giờ. Tàu có thể chạy liên tục 8.000 hải lý. Thủy thủ đoàn gồm 1.960 người và 626 nhân viên phục vụ bay.
Liêu Ninh được trang bị 12 bệ phóng tên lửa chống hạm P700 (SS-N-19), 4 cụm tên lửa phòng không SA-N-9 với 192 đạn; 8 tổ hợp phòng không ZM87 "Kashtan", 4 khẩu súng máy phòng không AK-630 (30 ly 6 nòng), 2 cụm hỏa tiễn phóng bom chìm chống tàu ngầm RBU-12000, mỗi cụm 10 ống phóng.
Tài liệu Trung Quốc nói Liêu Ninh có thể mang tới 50 máy bay các loại. Tuy nhiên, một tờ báo Nga ngày 3/9/2014 nói, tàu này chỉ có thể mang kíp chiến đấu 36 máy bay gồm 24 chiếc J-15, 4 trực thăng trinh sát Z-18, 6 trực thăng chống ngầm Z-18H và 2 trực thăng cứu hộ Z-9C.
Dưới đây là một số hình ảnh về tàu Liêu Ninh vừa được công bố.
Theo Danviet
Mỹ lo ngại lực lượng chống ngầm hùng mạnh của Trung Quốc Tờ Thương báo Hong Kong ngày 18/8 đưa tin Trung Quốc đang tập trung tăng cường năng lực chống ngầm để đối phó với lực lượng tàu ngầm hùng mạnh của Mỹ... Trực thăng chống ngầm kiểu mới Zhi-18F. (Nguồn: chinese-military-aviation.com) ... Trong đó Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển máy bay trực thăng chống ngầm. Trang tin National Interest (Lợi ích...