Uy lực tên lửa nhanh nhất thế giới nhiều nước xếp hàng xin mua
Ấn Độ tuyên bố mẫu tên lửa hành trình siêu thanh được đánh giá nhanh nhất thế giới của họ vừa trải qua vụ thử nghiệm then chốt và sẵn sàng xuất xưởng cho các nước đặt hàng.
Theo trang National Interest, suốt nhiều năm qua, Ấn Độ là nước chuyên đi mua vũ khí của các quốc gia khác. Thậm chí, một báo cáo thống kê rằng, nước này từng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1950 – 2017.
Tuy nhiên, thực tế trên dự kiến sắp thay đổi khi Ấn Độ có thể bắt đầu xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho nhiều nước châu Á và Trung Đông vào cuối năm nay.
Tạp chí Economic Times trích dẫn lời Đại tá Ấn Độ S K Iyer, Giám đốc Công ty Hàng không vũ trụ BrahMos phát biểu tại triển lãm thương mại quốc phòng IMDEX Asia 2019 rằng: “Nhiều nước Đông Nam Á sẵn sàng mua các tên lửa của chúng tôi. Đây sẽ là mặt hàng vũ khí xuất khẩu đầu tiên của Ấn Độ. Chúng tôi đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm về tên lửa từ các nước Vùng Vịnh”.
Theo Economic Times, trong số các nước Đông Nam Á tiềm năng trở thành bạn hàng mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ có Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia.
BrahMos là tên lửa hành trình chạy bằng nhiên liệu lỏng tầm trung siêu thanh có thể phóng từ biển, đất liền và trên không. Trang Defense Post đưa tin, Ấn Độ đã hợp tác với Nga để phát triển loại vũ khí này.
Tên lửa hiện đang được sản xuất tại Công ty hàng không vũ trụ BrahMos, một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Chính phủ Ấn Độ (DRDO) với Văn phòng thiết kế tên lửa NPO Mashinostroeyenia của Nga, ở Hyderabad.
BrahMos thực tế là tên lửa hành trình siêu thanh tầm trung, vận hành nhờ động cơ phản lực nhiên liệu lỏng, có thể phóng đi từ cả trên mặt đất, trên không và trên biển. Tên lửa có thể đạt vận tốc Mach 3 (hơn 3.700 km/h), nhanh nhất hiện nay đối với tên lửa hành trình.
Video đang HOT
Tùy theo vị trí phóng, BrahMos có thể mang theo đầu đạn nặng 200kg (phiên bản dùng phóng trên mặt đất) hoặc 300kg (phiên bản phóng trên không).
Hôm 22/5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố đã phóng thử thành công một quả tên lửa BrahMos nặng 2,5 tấn từ một chiếc tiêm kích Su-30 MKI do Nga chế tạo và có điều chỉnh “phức tạp” cả về cơ khí, điện tử cũng như phần mềm. Sau khi bay hết quãng đường gần 300km, tên lửa đã găm trúng mục tiêu trên mặt đất.
Nhà chức trách Ấn Độ không tiết lộ thêm về nơi thực hiện vụ thử nghiệm tên lửa đầu tiên từ trên không này cũng như các chi tiết khác liên quan đến sự kiện.
Trước đó, Ấn Độ đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa BrahMos nhắm bắn mục tiêu trên biển lần đầu tiên vào cuối năm 2017. Và vụ phóng cũng được công bố thành công, với vận tốc tối đa của tên lửa thử nghiệm là Mach 2.8 (khoảng 3.457 km/h).
“Tên lửa BrahMos mang tới cho Không quân Ấn Độ khả năng tấn công đáng mơ ước, từ nhiều khoảng cách đối với bất kỳ mục tiêu nào trên biển hoặc trên đất liền với độ chính xác cao bất kể ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh.
Tuấn Anh
Theo VNN
Vì sao T-90 giúp xe tăng Nga làm nên danh tiếng?
Trong bảng xếp hạng xe tăng mạnh nhất thế giới hiện nay không thể thiếu cái tên T-90 - một trong những dòng tăng chủ lực của Quân đội Nga.
T-90 với các tính năng vượt trội
T-90 - một trong những loại xe tăng hiện đại dựa trên mẫu đầu tiên có mật danh "Object 188", được nhà máy Uralvagonzavod sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga từ 1995, là một phiên bản hiện đại hóa của T-72B (ban đầu có tên là "T-72B nâng cấp" (-72 ), viết tắt là T-72BU, nhưng sau đổi thành T-90), được tích hợp nhiều đặc tính thiết kế của tăng T-80.
T-90 là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới có hệ thống bảo vệ 5 cấu thành, gồm 4 hệ thống "Nakidka", "Shtora-1", "Arena", giáp phản ứng nổ (ERA) - nhằm giảm khả năng bị đối phương phát hiện; chống các tên lửa có lái dẫn cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu; đánh chặn tên lửa chống tăng từ xa; vô hiệu hóa đạn chống tăng khi tiếp xúc với vỏ giáp; và vỏ giáp kết hợp giữa thép có độ bền cao và vật liệu composite.
Xe tăng T-90 Nga huấn luyện dã ngoại. Nguồn: army-technology.com
Xe tăng T-90 có khối lượng 46,5 tấn, dài 9,53 m, rộng 3,78 m, cao 2,22 m, tốc độ 60 km/h, kíp xe 3 người. T-90 có vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 mm (tầm bắn thẳng 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m); ngoài hệ thống cân bằng pháo hai chiều dọc - ngang, súng máy 7,62 mm đồng trục, súng phòng không 12,7 mm còn có tổ hợp điều khiển hỏa lực tự động với máy tính toán đường đạn kỹ thuật số, kính ngắm hồng ngoại và thiết bị nạp đạn tự động.
Súng phòng không với thiết bị ngắm và dẫn bắn từ xa cho phép bắn mục tiêu trên không và trên mặt đất từ buồng chiến đấu của xe tăng. T-90 được trang bị hệ thống phòng hộ tập thể khỏi tác động của vũ khí hủy diệt hàng loạt, hệ thống chữa cháy nhanh trên cơ sở cảm biến quang học, thiết bị tự ủi, thiết bị vượt chướng ngại vật nước (vũng, sông), có thể được gá các thiết bị quét mìn khác nhau.
Các mẫu T-90 sản xuất từ năm 2009 về sau (T-90A, T-90S) được trang bị hệ thống quan sát bằng hồng ngoại ESSA, với camera ảnh nhiệt thế hệ 2 Catherine-FC do Thales Optronique sản xuất, cho phép phát hiện mục tiêu là xe tăng ở cự ly 10.500 m vào ban ngày và 2.200 m vào ban đêm. Kể từ năm 2016, T-90 sử dụng hệ thống kính ngắm ảnh nhiệt "IRBIS-K" do hãng Krasnogorsky Zavod sản xuất, có tính năng tương đương hoặc nhỉnh hơn hệ thống ngắm bắn ảnh nhiệt trên hầu hết các xe tăng hiện đại của phương Tây.
Những ưu điểm khiến T-90 trở thành một trong những xe tăng phổ biến nhất trên thị trường vũ khí quốc tế là khả năng kiểm soát chiến trường, khả năng phòng thủ, độ cơ động cao và được trang bị tên lửa lái dẫn. T-90 có hệ thống điều khiển cực kỳ tinh vi, cho phép kíp xe quan sát được gần như toàn bộ diễn biến trên chiến trường nhờ dữ liệu được truyền theo thời gian thực giữa máy bay không người lái, sở chỉ huy và đơn vị trinh sát.
Xe tăng T-90 Nga tại cuộc tập trận "Phương Tây 2017". Nguồn: conflictobserver.com
Tháng 2/2019, Nga đã cho ra phiên bản nâng cấp mới nhất có tên gọi T-90M Proryv-3 (Đột phá-3) với hệ thống ERA kiểu module "Relikt", chống được đạn của đối phương thậm chí ở khoảng cách 1 m. Proryv-3 được trang bị động cơ diesel 1.130 mã lực mới và hộp số tự động, có thể di chuyển với tốc độ 70 km/h; pháo nòng trơn cỡ 125 mm loại mới, có nòng dài hơn, chịu được áp lực cao, cho phép bắn ở cự ly xa, tăng độ chính xác của hỏa lực xe tăng từ 25 - 30% và nâng tuổi thọ của nòng 50%; đồng thời, tích hợp 3 loại đạn tùy chỉnh: đạn xuyên giáp Vacuum-1; đạn nổ mảnh Telnik; đạn dẫn đường Sprinter.
Tính đến năm 2014, có hơn 2000 xe -90 với các biến thể khác nhau được sản xuất và trang bị cho quân đội mười nước; riêng Nga có 930 chiếc trong biên chế. Mặc dù T-14 Armata đã được đưa vào trang bị từ năm 2015, T-90 vẫn được xem là "xương sống" của lực lượng tăng thiết giáp Nga cho đến năm 2025; đến năm 2020, T-90 sẽ chiếm 50% trong tổng số xe tăng của quân đội nước này. Việc Nga nâng cấp T-90 là dấu hiệu cho thấy dòng Armata T-14 chưa thể trở thành xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Nga trong những năm tới. Theo một chuyên gia quân sự, nhiều khả năng Lục quân Nga vẫn sẽ vận hành bộ đôi T-72B3 và T-90M trong vai trò chủ lực, kết hợp với các mũi nhọn Armata T-14 trong vòng 10 năm tới.
Thử lửa tại Trung Đông
Trong một cuộc trình diễn vào thập niên 1990, chiếc T-90 đã phóng tên lửa trúng mục tiêu ở khoảng cách 4 km. Sau đó, nó di chuyển với tốc độ 25 km/h, bắn trúng 7 mục tiêu xe bọc thép ở cự ly 1.500 - 2.500 m, tất cả diễn ra trong vòng 54 giây (chỉ cần chưa đầy 8 giây để hạ gục mục tiêu ở cự ly khá xa, khi đang xe hành tiến). Trong cùng điều kiện và thời gian, Leopard 2 của Đức bắn trúng 6 mục tiêu, và M1 Abrams của Mỹ bắn trúng 5 mục tiêu.
T-90 có độ tin cậy cao và dễ sửa chữa, là xe tăng duy nhất đã hoàn toàn vượt qua các cuộc thi việt dã trên địa hình sa mạc tại Saudi Arabia mà không gặp sự cố. T-90 cũng là xe tăng duy nhất đã vượt qua được bài thử nghiệm về khả năng dã chiến ở Malaysia và Ấn Độ (tháo bỏ, sửa chữa, cài đặt lại động cơ chỉ trong 3 giờ trong điều kiện dã chiến), trong khi ba loại xe khác là Leclerc (Pháp), M1 Abrams, Leopard 2 đã không vượt qua được.
Màn trình diễn trong các xung đột vũ trang tại Trung Đông đã làm giảm sút danh tiếng của nhiều mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực phương Tây như Leopard 2 hay M1A2 Abrams - vốn được coi là những chiến xa bất khả xâm phạm trước vũ khí chống tăng. Ở Yemen, hàng loạt xe tăng M1A2SA hiện đại của Arab Saudi bị phiến quân Houthi phá hủy, thậm chí nổ tung bởi tên lửa chống tăng do Nga sản xuất.
Thổ Nhĩ Kỳ mất số lượng lớn xe tăng M60 Patton và M60T Sabra trong các chiến dịch chống IS và dân quân người Kurd ở khu vực phía nam giáp với biên giới Syria. Ankara sau đó từng tung vào trận những chiếc Leopard 2A4 hiện đại do Đức sản xuất, nhưng cũng hứng chịu thiệt hại lớn khi 8 - 10 chiếc bị phiến quân IS phá hủy chỉ trong vài ngày.
Trong khi đó, dòng T-90A của Nga lại thể hiện uy lực khi liên tục tham gia các chiến dịch ác liệt ở Syria. Chiếc T-90A hoàn chỉnh nặng khoảng 50 tấn - nhẹ hơn nhiều so với mức 60 - 70 tấn của Leopard 2 hoặc M1A2 Abrams; cấu hình nhỏ gọn, khó bị phát hiện và bắn trúng. Thực tế cho thấy, hệ thống phòng thủ đa tầng giúp những chiếc T-90A sống sót tốt hơn trước tên lửa TOW-2A của phiến quân.
Tăng T-90 cũng có mặt tại Iraq - nước đã đặt mua 73 xe T-90S và biến thể chỉ huy T-90SK từ Nga vào năm 2017. Có ý kiến cho rằng, lí do Iraq chuyển sang mua T-90 không hẳn vì nó có thông số trên lý thuyết mạnh hơn xe tăng của Mỹ, mà bởi hiệu suất toàn diện, tỏ ra vượt trội hơn trong thực tế chiến đấu: động cơ phù hợp với môi trường sa mạc, dễ bảo trì hơn, chống tên lửa tốt hơn, có cả hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động trong khi giá lại rẻ hơn một nửa.
Theo thống kê, từ 2001 đến 2010, T-90 là loại xe tăng được bán chạy nhất, và năm 2015, theo xếp hạng của trang web Military Today (Mỹ), nó nằm trong top 10 loại xe tăng tốt nhất; đồng thời, nhờ màn thể hiện khả năng chống đạn rất ấn tượng qua thực chiến tại Chechnya năm 1999 và Trung Đông mới đây, năm 2016, T-90 được National Interest xếp vào top 5 xe tăng hiện đại nhất thế giới.
Theo Lê Ngọc/VOV
TT Putin: Vũ khí laser sẽ quyết định sức mạnh quân sự Nga thế kỷ 21 Tổng thống Vladimir Putin nói công nghệ laser có vai trò then chốt trong sức mạnh quân sự Nga, khi công bố "kết quả thực tế đầu tiên" của hệ thống vũ khí laser chiến đấu Peresvet. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển công nghệ laser, bao gồm "các tổ hợp laser chiến đấu ở cấp độ chiến thuật",...