Uy lực siêu ngư lôi Nga chuyên diệt tàu ngầm hạt nhân Mỹ
Sự xuất hiện của các siêu ngư lôi, mạnh nhất thế giới của Nga đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện tác chiến dưới nước, giúp hải quân Nga chiếm ưu thế trước Mỹ.
Siêu ngư lôi Shkval hiện vẫn là loại vũ khí dưới nước hiện đại nhất thế giới.
Theo National Interest, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô hoàn toàn dựa vào hạm đội tàu ngầm để đối trọng với hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ không chỉ phải đảm bảo tuyến đường vận chuyển vũ khí đến châu Âu thông suốt mà còn phải bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo trước Liên Xô.
Liên Xô sử dụng một lượng lớn tàu ngầm diesel-điện, sau này là tàu ngầm tấn công hạt nhân để làm đối trọng trước Mỹ.
Một trong những vũ khí tiên tiến nhất dưới nước được phát minh trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh là siêu ngư lôi VA-111 Shkval. Nằm trong danh sách những vũ khí tối mật, phương Tây chỉ biết đến loại ngư lôi hủy diệt này sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vào cuối những năm 1990.
Shkval được Liên Xô thiết kế từ những năm 1960, với mục đích chính là tấn công tàu ngầm tên lửa hạt nhân Mỹ trong chớp nhoáng. Ngư lôi được thiết kế với kích thước tiêu chuẩn, đường kính 533 mm, mang theo đầu đạn thông thường 206kg.
Phiên bản ngư lôi Shkval E xuất khẩu của Nga.
Video đang HOT
Phiên bản trang bị đầu đạn hạt nhân không chính thức được sản xuất nhưng một ngư lôi hạt nhân như vậy, đủ sức hủy diệt cả nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương.
Siêu vũ khí này được sản xuất đại trà vào năm 1978. Tầm bắn khoảng 7 km. Nhược điểm lớn của loại ngư lôi này là tạo ra tiếng ồn lớn. Một khi khai hỏa, vị trí tàu ngầm sẽ bị lộ ngay lập tức.
Nhưng các kỹ sư Liên Xô tin rằng, rủi ro này là chấp nhận được vì đối phương sẽ bị tiêu diệt trước khi kịp phản ứng.
Sử dụng động cơ tên lửa, VA-111 Shkval có thể đạt đến tốc độ 370 km/giờ. Trong khi các vũ khí dưới nước chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 60 km/giờ. Đây được coi là bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô cũ và Nga ngày nay.
Thông thường, các ngư lôi sử dụng động cơ đẩy bằng chân vịt hoặc hệ thống phản lực dòng nước (pumpjet). Nhưng Shkval lại dùng động cơ tên lửa. Kết quả là loại ngư lôi này đạt đến tốc độ siêu nhanh.
Cơ chế hoạt động của siêu ngư lôi Nga.
Để Shkval có thể lao đi chính xác dưới nước, các kỹ sư Nga đã tạo ra ngư lôi siêu khoang (supercavitation). Khi lướt đi dưới nước, Shkval tạo ra một lớp bong bóng nhỏ, tách biệt với môi trường bên ngoài.
Nhờ giảm lực ma sát, ngư lôi có thể đạt tốc độ tối đa lên mức không tưởng. Phiên bản ngư lôi siêu khoang đầu tiên thời Liên Xô chỉ có thể được phóng đi theo đường thẳng, hạn chế khả năng di chuyển để đạt tốc độ cao nhất.
Để giải quyết vấn đề này, Nga đã nhiều lần cải tiến Shkval, mở rộng tầm bắn. Ngư lôi lao đi với tốc độ nhanh nhưng khi đến gần mục tiêu sẽ giảm tốc độ, kích hoạt hệ thống dẫn đường để đạt hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao nhất.
Phía Mỹ đã tìm cách nghiên cứu loại siêu vũ khí tương tự kể từ năm 1997 nhưng dường như các thử nghiệm không đem lại hiệu quả. Cho đến nay, hải quân Mỹ vẫn chỉ sử dụng các biến thể ngư lôi Mark 48, tốc độ tối đa 100 km/giờ.
Tàu ngầm khai hỏa ngư lôi. Ảnh minh họa.
So sánh với Shkval, ngư lôi Mỹ thua kém toàn diện, cả về tốc độ, khả năng vận hành, định vị và tiêu diệt mục tiêu.
Nga hiện nay cũng là quốc gia duy nhất sở hữu tàu ngầm có khả năng phóng ngư lôi siêu khoang. Nga cũng chào bán phiên bản ngư lôi Shkval E cho nước ngoài.
Iran và nhà thầu quốc phòng Đức từng tuyên bố sở hữu công nghệ ngư lôi siêu khoang nhưng trên thực tế, loại siêu vũ khí này chưa từng được chế tạo ở bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Nga.
Có thể nói, Shkval là loại vũ khí gây tiếng ồn lớn nhưng lại đặc biệt hiệu quả. Siêu ngư lôi đã phá vỡ thế cân bằng trong môi trường tác chiến dưới nước.
Trong bối cảnh cuộc đua phô trương tầm ảnh hưởng của hải quân Nga, Mỹ ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương có dấu hiệu nóng lên, các ngư lôi Shkval một lần nữa lại trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Việc các cường quốc thế giới đua nhau sở hữu công nghệ ngư lôi siêu khoang cho riêng mình chỉ còn là vấn đề thời gian, National Interest kết luận.
Theo Đăng Nguyễn – NI (Dân Việt)
Nga muốn tập trận hải quân chung với Philippines
Nga muốn tổ chức tập trận chung trên biển với Philippines để giúp nước này đối phó chủ nghĩa khủng bố và cướp biển.
Tàu chống ngầm Đô đốc Tributs neo tại cảng ở Philippines ngày 3/1. Ảnh: Reuters.
Tàu chống ngầm Đô đốc Tributs và tàu tiếp dầu Boris Butoma của Nga tới Philippines sáng 3/1, bắt đầu chuyến thăm thiện chí dài 4 ngày. Thủy thủ đoàn sẽ thể hiện khả năng đối phó chủ nghĩa khủng bố và đối thoại với phía Philippines.
"Hai bên có thể thảo luận về tập trận trên biển", Reuters dẫn lời Chuẩn đô đốc Eduard Mikhailov, chỉ huy đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, nói, cho biết thêm Nga đã diễn tập chung với hải quân Indonesia.
Theo ông Mikhailov, vấn đề lớn nhất trên thế giới hiện là chủ nghĩa khủng bố và cướp biển. Mọi cuộc tập trận giữa Nga và Philippines sẽ tập trung vào hai vấn đề này. "Chúng tôi sẽ cho các bạn thấy mình có thể làm gì và ngược lại", ông nói.
Người phát ngôn hải quân Philippines cho biết đây là lần tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa hải quân hai nước.
Ông Mikhailov nói Nga sẵn sàng giúp huấn luyện các đối tác Philippines đối phó cướp biển và chủ nghĩa khủng bố, tăng cường an ninh khu vực. Philippines gặp khó khăn trong việc ngăn phiến quân Hồi giáo bắt cóc thủy thủ đoàn trên tàu kéo, thường di chuyển chậm, và du khách đi du thuyền tại khu vực biên giới trên biển phía nam với Indonesia và Malaysia.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang xoay trục khỏi Mỹ, đồng minh thân cận của Manila, hướng sang Nga và Trung Quốc. Washington và Manila tổ chức tập trận hải quân thường niên nhưng ông Duterte đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng "sửa đổi", chuyển tập trận khỏi Biển Đông để khôi phục quan hệ với Bắc Kinh.
Như Tâm
Theo VNE
Hải quân Nga được tăng cường 100 chiến đấu cơ mới Lực lượng không quân của hải quân Nga sắp được biên chế hàng loạt chiến đấu cơ mới nhắm tăng cường năng lực tác chiến. Một chiếc tiêm kích MIg-29K của Nga. Ảnh: Sputnik Thiếu tướng Igor Kozhin, chỉ huy không quân thuộc hải quân Nga ngày 2/1 khẳng định lực lượng này sẽ được biên chế khoảng 100 chiến đấu cơ mới,...