Uy lực ’sát thủ diệt tăng’ ớn lạnh của Liên xô
Trong Chiến tranh thế giới II, Hồng quân Liên Xô đã không có gì để đáp lại đòn tấn công của các xe tăng Đức, Kile Mizokami viết cho The National Interest. Tác giả cho rằng, nhờ kinh nghiệm này mà Liên Xô đã có được một trong những vũ khí dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Đơn giản và hiệu quả, RPG-7 có hình dạng “giống như cây chổi” đã trở thành súng phóng lựu chống tăng hiệu quả nhất sau chiến tranh, thành “biểu tượng của các cuộc cách mạng” vì sự phổ biến sử dụng.
Tham khảo những nghiên cứu của Đức, các nhà thiết kế Liên Xô đã tạo ra loại súng phóng lựu cá nhân độc đáo. Nguyên mẫu có hiệu quả RPG-2 được đưa vào biên chế năm 1949. Súng có tầm bắn 150 m và xuyên giáp 180 mm, cho phép ngay cả các tân binh có thể “dễ dàng” tiêu diệt các xe tăng NATO vào thời điểm đó như M26 Pershing của Mỹ hay Centurion của Anh.
Năm 1961, RPG-2 được thay thế bằng phiên bản nâng cấp RPG-7. Tầm bắn được cải thiện từ 150 lên 200 m. Khác với mô hình ban đầu trang bị phương tiện ngắm bắn đơn giản, phiên bản mới gắn kính ngắm quang học PGO-7. Ngoài ra súng có thêm phần tuye sau hình nón và tay cầm phụ trợ. Đạn của súng giờ đây có thể xuyên thủng giáp 260 mm.
Theo ông Mizokami, RPG-7 cải thiện loạt chỉ số của khái niệm vũ khí chống tăng xách tay. Ví dụ, RPG-7D thiết kế cho lính dù có thể tháo rời tiện cho việc vận chuyển. Đạn OG-7 phân mảnh rất có hiệu quả chống các mục tiêu phi giáp và bộ binh.
Súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam gọi là B41).
Video đang HOT
Trước sự xuất hiện của giáp phản ứng sử dụng các hộp chứa chất nổ làm giảm hiệu quả của đạn, Liên Xô đã phát triển PG-7VR. Loại đạn xuyên phá dài hơn và lớn hơn chứa hai đầu nổ. Đầu thứ nhất vô hiệu hóa giáp phản ứng, đầu thứ hai xuyên giáp của xe tăng, tác giả giải thích.
Với cả đạn thông thường RPG-7 vẫn có thể chở nên nguy hiểm đối với bất kỳ mẫu xe tăng nào khi chúng tấn công vào các vị trí phòng vệ yếu nhất trên một xe tăng ở cự ly gần. Và kiểu tấn công này khá phổ biến trong tác chiến đô thị nhưng cách đánh này lại đặt ra một nguy cơ nhất định đối với người sử dụng loại vũ khí chống tăng này. Do đó yêu cầu nâng cấp RPG-7 tại mỗi quốc gia đang sử dụng dòng súng phóng lựu chống tăng này đang lớn hơn bao giờ hết.
Sau gần 60 năm ra đời, RPG vẫn được tích cực khai thác ở khắp nơi trên thế giới. Chúng là mối đe dọa thường xuyên suốt cuộc chiến ở Iraq và có thể tìm thấy ở Syria.
Theo tờ Army Recognition, tính từ khi được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1961 cho tới nay, đã có hơn 9 triệu đơn vị súng chống tăng RPG-7 được sản xuất vượt xa mọi loại vũ khí chống tăng từng được chế tạo. Nó có mặt trong quân đội và lực lượng bán vũ trang tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và xuất hiện ở hầu hết mọi cuộc xung đột từ Chiến tranh Lạnh cho đến nay.
Theo Danviet
Việt Nam sản xuất súng SCT-29 mạnh hơn RPG-7
Viện Vũ khí (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công nhiều vũ khí cực uy lực, trong đó có súng SCT29 và đạn chống tăng ĐCT29.
Theo Viện trưởng Viện Vũ khí, Bùi Tuấn Anh việc sản xuất thành công súng SCT-29 và đạn chống tăng ĐCT-29 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam.
Được biết trong tháng 10/2015, Việt Nam đã bắn thử nghiệm thành công đạn chống tăng nội địa ĐCT-7 cho súng chống tăng SCT-29.
Kết quả bắn thử nghiệm đạn chống tăng ĐCT-7 thành công lần này đã làm tăng đáng kể sức mạnh của bộ binh trong chiến đấu và là lời khẳng định cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Theo thông tin được công khai, súng chống tăng SCT-29 có nhiều ưu điểm hơn so với các loại súng phóng lựu vác vai chống tăng như B-40, B-41 (RPG-7) cả về tầm bắn và uy lực sát thương.
Cụ thể, phần đầu của đạn ĐCT-7 được thiết kế theo nguyên lý lượng nổ lõm, nhằm tập trung uy lực của thuốc nổ, tạo ra lượng nhiệt lớn để xuyên qua các lớp giáp bảo vệ của các loại xe tăng, bọc thép...
Việc chế tạo thành công đạn ĐCT-7 cho súng chống tăng SCT-29 có ý nghĩa rất lớn, làm tăng đáng kể sức mạnh các lực lượng trong quân đội.
Bởi loại súng này không chỉ được biên chế đi kèm bộ binh mà còn được lắp đặt trên một số loại xe bọc thép, xe bán tải,... nhằm tăng khả năng cơ động trên chiến trường. Trong ảnh: Súng chống tăng B41 (RPG-7).
Việc chế tạo thành công súng chống tăng SCT-29 và đặc biệt là đạn ĐCT-7 cũng giúp nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất, chế tạo vũ khí, đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội và giảm đáng kể chi phí quốc phòng, tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Trong ảnh: Súng chống tăng B41 (RPG-7).
Theo_Báo Đất Việt
[Infographic] RPG-32 Hashim - "Truyền nhân" đáng sợ trong gia đình RPG Là hậu duệ của RPG-7 huyền thoại, RPG-32 được cho là có khả năng tiêu diệt mọi loại xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay. Các loại xe tăng-thiết giáp cho dù được trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại thì vẫn có điểm yếu muôn thủa là khả năng quan sát rất hạn chế. Do đó trong môi...