Uy lực quân đội Trung Quốc và Ấn Độ: Ai hơn ai?
Trung Quốc và Ấn Độ đều là 2 cường quốc có lực lượng quân sự hàng đầu thế giới. Với tình hình tranh chấp lãnh thổ cực kì căng thẳng như hiện tại, một cuộc xung đột giữa 2 người khổng lồ châu Á rất dễ xảy ra, mang đến sự tàn phá khủng khiếp cho cả 2 bên.
Lí do khai chiến
Nếu cuộc xung đột giữa 2 nước diễn ra, lí do đầu tiên sẽ là về tranh chấp lãnh thổ. Cuộc chiến năm 1962 đã biến 2 khu vực Aksai Chin và Arunachal Pradesh trở thành nơi tranh chấp giữa Bắc Kinh và New Delhi. Mới đây nhất, vào tháng 8 vừa rồi, các binh sĩ đến từ 2 phía đã đụng độ tại khu vực cao nguyên Doklam.
Không chỉ có vậy, việc Trung Quốc hậu thuẫn Pakistan – đối thủ lâu đời của Ấn Độ cũng khiến New Delhi “gai mắt” bởi trong con mắt của các nhà lãnh đạo nước này, Pakistan sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội “đâm sau lưng” người hàng xóm của mình.
Ngoài ra, tranh chấp nguồn nước cũng có thể khiến đối đầu ngoại giao bùng nổ thành đối đầu quân sự. Theo đó, cả Bắc Kinh và New Delhi đang nhắm tới nguồn nước ngọt cũng như tiềm năng thủy điện từ song Tsangpo-Brahmaputra.
Binh sĩ Ấn Độ trong chiến tranh 1962
Công nghệ và quân số
Trên bản xếp hạng GDP thế giới, Trung Quốc đứng thứ 2 và Ấn Độ đứng thứ 7. Còn về mặt sức mạnh quân sự, Trung Quốc đứng thứ 3 (với 2,3 triệu quân thường trực và 2,3 triệu quân dự bị) còn Ấn Độ đứng thứ 4 (với 1,13 triệu quân thường trực và 2,1 triệu quân dự bị), theo xếp hạng của GlobalFirePower.
Dù không hơn nhiều về mặt công nghệ, thế nhưng không quân Trung Quốc lại có số lượng áp đảo so với lực lượng không quân cũ kĩ của Ấn Độ. Cụ thể, Bắc Kinh đang phát triển J-20 – máy bay chiến đấu nội địa thế hệ 5 có thể dễ dàng bắn hạ các máy bay MiG-21 đã 50 năm tuổi của New Delhi. Trong cuộc chiến, nếu được kịp đưa vào biên chế, J-20 sẽ là con át chủ bài để kiểm soát bầu trời của quân đội Trung Quốc.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây cũng không phải là 1 cuộc chiến dễ dàng cho J-20. Trong quá khứ, không quân Ấn Độ từng bị áp đảo nhiều lần về cả số lượng và chất lượng nhưng vẫn dành chiến thắng. Điều này cho thấy các phi công của đất nước cà ri cực kì lão luyện. Trong các cuộc đối đầu trên không vốn chỉ diễn ra trong vài chục giây ngắn ngủi, không phải công nghệ mà chính kinh nghiệm của người điểu khiển có thể định đoạt kết cục.
Về hải quân, Ấn Độ gần như ngang hàng Trung Quốc với 2 nhóm tàu sân bay. Thế nhưng, Bắc Kinh lại có lợi thế về số lượng: cứ 1 chiếc tàu ngầm Ấn Độ thì có 5 chiếc tàu Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân có gấp đôi số lượng tàu chiến và máy bay quân sự so với quân đội Ấn Độ.
Dù có lợi thế là thế, hải quân Trung Quốc lại có 1 điểm yếu chí tử: các đường biển tiếp tế của lực lượng này rất gần với vùng nước do hải quân Ấn Độ kiểm soát. Do vậy, Bắc Kinh sẽ buộc phải điều động thêm các tàu chiến để bảo vệ đường tiếp tế, dẫn đến hạn chế trong chiến thuật phong tỏa biển. Chính vì thế, cả nước đang tích cực đầu tư phát triển công nghệ tàu ngầm và vũ khí chống ngầm nhắm chiếm lấy lợi thế trên biển.
Với công nghệ, quân số và các lợi thế chiến thuật ngang ngửa nhau, các cuộc không chiến và hải chiến sẽ diễn ra rất ác liệt. Tuy nhiên, cuộc chiến tay đôi trên bộ (hoặc tay 3 nếu Pakistan định lợi dụng tình hình) dường như mới là yếu tố quyết định kết quả của xung đột.
Tàu sân bay INS Vikramaditya
Chiến trường trên đất liền
Vấn đề lớn nhất với cả 2 nước là địa hình ở khu vực Himalayas. Các vùng đất và cao nguyên ở đây đều cao hơn so với mực nước biển, khiến cho chiến thuật tốc chiến (chọc sâu nhanh và kiểm soát) không thể sử dụng. Sự khác biệt về số lượng binh sĩ giữa 2 bên sẽ quyết định xem bên nào nắm phần chủ động.
Nếu chỉ nhìn vào các con số, hiển nhiên Trung Quốc với số lượng binh sĩ đông hơn sẽ dễ dàng áp đảo đối thủ. Tuy nhiên, cuộc chiến của hiện tại đã khác rất nhiều so với hồi năm 1962: các binh sĩ Ấn Độ đầy kinh nghiệm và cực kì thiện chiến. Không chỉ đối đầu Trung Quốc, lực lượng vũ trang Ấn Độ còn chiến đấu với Pakistan, các tay súng khủng bố và các tay súng nổi dậy khác. Từ sau năm 1999, nước này còn duy trì 1 số lượng lớn dân quân và lực lượng đặc nhiệm.
Biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Trong khi đó, binh sĩ Trung Quốc lại khá “non nớt”. Kể từ chiến tranh Triều Tiên, công nghệ và nhân lực quân sự của Trung Quốc chưa hề được “thử lửa” đúng nghĩa. Trong Chiến tranh Biên giới 1979 với Việt Nam, quân đội Trung Quốc dù có số lượng đông hơn đã thất bại thảm hại trước lực lượng dân quân Việt Nam chứ chưa nói gì đến việc đụng độ các quân đoàn chủ lực của Hà Nội. Lợi thế lớn nhất của Trung Quốc là vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và New Delhi đều có chính sách “không sử dụng trước” nên kể cả xung đột toàn diện giữa 2 nước nổ ra, vũ khí hạt nhân cũng sẽ không có “đất dụng võ”.
Diễn biến có thể xảy ra
Quân đội Ấn Độ rất có nhiều kinh nghiệm và cực kỳ thiện chiến
Trong cuộc đối đầu này, rất có ít khả năng Ấn Độ sẽ “động thủ” trước. Lí do là quân đội Ấn Độ không có đủ sức mạnh để vượt qua dãy Himalayas và duy trì tiến công.
Xung đột chủ yếu sẽ xoay quanh bộ binh sơn cước, bộ binh và thiết giáp hạng nhẹ. Trung Quốc có lợi thế về số lượng còn Ấn Độ có lợi thế về kinh nghiệm. Các loại máy bay chiến đấu sẽ đóng vai trò rất ít trong cuộc chiến vì lí do địa hình núi khó hoạt động.
Về mặt hỗ trợ trên không, quân đội Ấn Độ sẽ có lợi hơn khi đang sở hữu trực thăng HAL Druv và trực thăng tấn công hạng nghẹ HAL vốn được thiết kế cho môi trường đặc biệt hiểm trở này. Trong khi đó, Trung Quốc có rất ít sân bay trong khu vực. Điều này sẽ hạn chế khả năng cung cấp hỗ trợ trên không.
Trực thăng tấn công hạng nhẹ HAL
Về mặt phòng không, New Delhi có vô số các lớp phòng không và phòng thủ tên lửa và còn đang phát triển thêm. Việc này buộc Bắc Kinh phải nhanh chóng đưa lực lượng vượt qua dãy Himalayas nếu không muốn bị sa lầy. Đây là điều tối quan trọng bởi cứ mỗi giây phút quân đội Trung Quốc bị cầm chân là chiến thắng lại tới gần hơn với đối thủ. Để giành chiến thắng Trung Quốc cần phải hoàn toàn kiểm soát vùng lãnh thổ tranh chấp và tiến sâu hơn vào nội địa Ấn Độ. Còn nếu muốn hạ bệ New Delhi thật nhanh, Bắc Kinh cần phải đổ bộ vào từ đường biển. Thế nhưng, đây thực sự là 1 thử thách khó nhằn khi mà lực lượng tàu ngầm Ấn Độ sẽ sẵn sàng đánh chìm bất cứ tàu chiến nào bất cẩn.
Thế nhưng, suy cho cùng dù có bất đồng như thế nào, 2 siêu cường này vẫn nên duy trì hòa bình bởi bất cứ cuộc xung đột, thậm chí là chiến tranh nào diễn ra giữa cả 2 sẽ cướp đi rất nhiều mạng người cũng như tiền của. Nếu xét về mặt địa lý và mật độ dân cư, chiến tranh sẽ là vô nghĩa bởi 2 người khổng lồ này sẽ không thể nào bị đối thủ khuất phục và chiếm đóng hoàn toàn.
Theo Danviet/Mai Đại (Tổng hợp)
Mỹ thử thành công phiên bản trên hạm của tên lửa "Hỏa ngục"
Ngày 14-3, Tạp chí Jane's Missiles & Rockets dẫn nguồn tin từ Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Mỹ đăng tải, Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công phiên bản trên hạm của dòng tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114L-8A Longbow Hellfire (Hỏa ngục).
Điểm đặc biệt của tên lửa Hellfire phiên bản trên hạm sử dụng phương thức phóng thẳng đứng thay vì nằm ngang như khi lắp trên các phương tiện hàng không.
Theo nguôn tin công khai, vu thư trên đươc thưc hiên trên tau LCS-7 Detroit thuôc lơp chiên ham tac chiên ven bơ.
Viêc cho ra măt phiên ban trên ham cua tên lưa Hellfire đươc cho la nô lưc cua Hai quân My tim kiêm dong tên lưa cơ nho cho nhiêm vu hai đôi bơ mơi. Dong tên lưa mơi phai đu nho đê lăp trên cac chiên ham tac chiên ven bơ. Theo thiêt kê, khi trang bi trên cac chiên ham lơp LCS, tên lưa Hellfire đươc lăp trong 2 bê phong vơi môi bê chưa 24 đan tên lưa.
Đan tên lưa Hellfire.
Vu phong thư tên lưa Hellfire phiên ban phong trên ham mơi.
Trươc khi băn thư trên chiên ham LCS-7 Detroit, trong năm 2015, Hai quân My tưng băn thư tên lưa Hellfire tư trên tau thư nghiêm Relentless. Trong cac vu thư trên, tên lưa Hellfire đa thê hiên kha năng tiêu diêt cac muc tiêu cơ nho, cơ đông cao trên biên.
Tông công đa co 8 vu phong thư đươc thưc hiên trên tau Relentless. 7 lân trong sô đo đươc công nhân la thanh công va 1 lân thât bai do tên lưa Hellfire chưa đươc tôi ưu cho kha năng phong trên biên.
AGM-114L đươc xêp vao dong tên lưa chông tăng dân đương băng radar ban chu đông vơi kha năng "băn-quên" (sau khi tên lưa đươc phong đi, hê thông đâu do chu đông se dân đương cho tên lưa ma không phu thuôc vao nguôn chi thi khac).
Phiên ban trên ham cua Hellfire đươc thiêt kê trên cơ sơ phiên ban tiêu chuân dân đương băng chi thi lazer ban chu đông ra đơi năm 1998. Tên lưa Hellfire đươc coi la vu khi tiêu chuân cua trưc thăng tân công AH-64D Apache Longbow va hiên la môt trong nhưng dong tên lưa chông tăng uy lưc nhât thê giơi.
Đap ưng nhiêm vu tiêu diêt cac phương tiên thiêt giap hiên đai, tên lưa Hellfire co tâm băn đat tơi 8,8km. Đâu đan nô lom năng tơi 9kg đươc thiêt kê đê xuyên giap, kê ca khi chung đươc bao vê bơi giap phan ưng nô.
Theo Tuấn Sơn/ Defense News
Quân đội nhân dân
Hé lộ cách ông Kim Jong-un "trải thảm đỏ" đón các nhà khoa học Triều Tiên Là lãnh đạo tối cao của Triều Tiên, ông Kim Jong-un luôn dành những lời khen ngợi và khích lệ dành cho các nhà khoa học, nâng tầm họ thành những vị anh hùng và là biểu tượng cho tiến trình phát triển của đất nước. Các nhà khoa học tên lửa và hạt nhân đầu ngành của Triều Tiên đứng cạnh nhà...