Uy lực pháo phản lực phóng loạt đầu tiên được quân đội Mỹ sử dụng
Khác với khí tài BM-13 xuất xứ từ Liên Xô, pháo phản lực phóng loạt đầu tiên của quân đội Mỹ được lắp trên xe tăng.
Những dữ liệu được trang Tanks-encyclopedia.com chia sẻ cho thấy, Bộ Quốc phòng Mỹ vào đầu thập niên 1940 sau khi thu thập tin tình báo về loại pháo phản lực phóng loạt BM-13 được Liên Xô sử dụng để chống lại quân Đức tại Mặt trận phía Đông, đã giao nhiệm vụ cho Cục Quân khí Mỹ chế tạo một loại vũ khí tương tự “nhằm tăng cường hỏa lực cho bộ binh”.
Xe tăng M4 Sherman được lắp dàn phóng T34 Calliope. Ảnh: Wikipedia
Kỹ sư Victor Hawkins làm việc tại Cục Quân khí Mỹ sau đó đã phác thảo nguyên mẫu về loại pháo phản lực đầu tiên dành cho quân đội nước này. Nhưng thay vì lắp dàn phóng hỏa tiễn trên xe tải giống như pháo BM-13 của Liên Xô, vị kỹ sư này đã sử dụng xe tăng M4 Sherman để làm bệ phóng.
Theo thiết kế của ông Hawkins, dàn hỏa tiễn lắp trên xe tăng Sherman được đặt tên là T34 Calliope có tổng cộng 60 ống phóng lắp cách nóc xe tăng khoảng 1m, với tổng trọng lượng 835kg. Bên trong mỗi ống phóng sẽ có một tên lửa chứa chất nổ với đường kính 114mm. Góc bắn của loại vũ khí này nằm trong khoảng -12 đến 25 độ, với tầm bắn tối đa đạt 4km.
Khoảnh cách giữa dàn phóng T34 Calliope và nóc xe tăng M4 Sherman là 1m. Ảnh: Tanks-encyclopedia.com
Khi cần thiết, dàn hỏa tiễn T34 Calliope có thể được tháo bỏ khỏi xe tăng M4, và kíp chiến đấu dễ dàng điều khiển khí tài như một cỗ xe tăng thông thường.
Video đang HOT
Dù ra mắt vào năm 1943, nhưng mãi đến tháng 3/1945, pháo T34 Calliope mới được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu để chống lại quân đội Đức ở châu Âu. Khi đó, các sư đoàn thiết giáp Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng Smith Patton Jr (1885-1945) được lệnh công phá phòng tuyến đối phương ở bang Saarland thuộc miền tây nước Đức. Tại đây, các khẩu pháo T34 Calliope đã chứng minh tính hiệu quả trong chiến đấu tới mức quân Đức coi khí tài này là “một mục tiêu có giá trị”.
Hai xe tăng M4 Sherman lắp dàn phóng T34 Calliope triển khai tại Mặt trận phía Tây. Ảnh: Tanks-encyclopedia.com
“Một trong những người đồng đội thân thiết nhất của cha được giao nhiệm vụ điều khiển chiếc xe tăng có lắp pháo T34 Calliope. Một hôm, anh ấy điều khiển cỗ xe này cùng một số xe tăng M4 khác đi qua một con đường. Rủi thay, nơi đó đã bị quân đội Đức mai phục từ trước. Binh sĩ đối phương chờ tới khi xe tăng M4 gắn pháo T34 Calliope xuất hiện liền tập trung hỏa lực nhằm vào nó. Trước những đòn tập kích bất ngờ, chiếc xe do người đồng đội của cha điều khiển lập tức phát nổ”, một đoạn trong cuốn hồi ký của binh sĩ Glen Lamb thuộc Sư đoàn thiết giáp 12 Mỹ gửi con trai, viết.
Tiết lộ về Sư đoàn dù tinh nhuệ của Mỹ sẵn sàng tiến vào Ukraine
Sư đoàn Dù 101 của Quân đội Mỹ đã được triển khai tới châu Âu lần đầu tiên sau gần 80 năm.
Những chú "đại bàng gào thét" được huấn luyện để triển khai sẵn sàng chiến đấu trên bất kỳ chiến trường nào chỉ trong vòng vài giờ.
Sư đoàn Dù 101 là đơn vị chuyên tấn công đường không, có biệt danh "Đại bàng gào thét". Ảnh: Military.com
Theo đài CBS News, Sư đoàn Dù 101 của Quân đội Mỹ đã được triển khai tới châu Âu lần đầu tiên sau gần 80 năm trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu tăng cao. Đơn vị bộ binh hạng nhẹ, có biệt danh là "Đại bàng gào thét" này được huấn luyện để triển khai trên bất kỳ chiến trường nào trên thế giới trong vòng vài giờ, sẵn sàng chiến đấu.
Phóng viên CBS News đã cùng với Phó Tư lệnh của sư đoàn, Chuẩn tướng John Lubas, và Đại tá Edwin Matthaidess, Chỉ huy trưởng Đội tác chiến của Lữ đoàn 2 lên một chiếc trực thăng Black Hawk trong chuyến bay kéo dài một giờ đến rìa lãnh thổ NATO - chỉ cách khoảng 5km là tới biên giới Romania với Ukraine.
Kể từ thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2, lực lượng của Tướng Lubas đã tiến về vùng phía bắc Bán đảo Crimea, khu vực mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014.
Trong hơn 7 tháng, quân đội Nga đã cố gắng tấn công dọc bờ Biển Đen vào vùng Kherson, nhằm đánh chiếm các thành phố cảng Mykolaiv và Odesa của Ukraine. Mục tiêu của Nga là cắt đứt mọi quyền tiếp cận biển của Ukraine, khiến đất nước và các lực lượng quân sự bị chặn lại.
Mối đe dọa đó, xảy ra rất gần lãnh thổ NATO ở Romania, là lý do tại sao một trong những sư đoàn tấn công đường không tinh nhuệ nhất của Mỹ đã được điều đến đây, mang theo một số thiết bị hạng nặng.
"Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất của NATO", Tướng Lubas nói với CBS News. "Chúng tôi mang đến một năng lực độc đáo, từ khả năng tấn công đường không... Chúng tôi là một lực lượng bộ binh hạng nhẹ, nhưng một lần nữa, chúng tôi mang theo khả năng cơ động đó cho máy bay và các cuộc tấn công đường không."
Binh sĩ Sư đoàn dù 101, chuyên về tấn công từ đường không, khi triển khai tới Mũi châu Phi hồi năm 2019. Ảnh: US Air Force
Hướng về phía bắc dọc theo bờ Biển Đen của Romania, chiếc Black Hawk cuối cùng đã hạ cánh tại một địa điểm, nơi quân đội Mỹ và Romania đang tấn công các mục tiêu giả định trong một cuộc tập trận chung trên bộ và trên không. Đạn xe tăng và đạn pháo là thật. Cuộc diễn tập này nhằm tái hiện các trận chiến mà lực lượng Ukraine đang chiến đấu hàng ngày ngay bên kia biên giới.
Các cuộc diễn tập chiến đấu gần biên giới đó là một thông điệp rõ ràng đối với Nga và các đồng minh NATO của Mỹ, rằng Quân đội Mỹ đang ở đây.
Lực lượng Mỹ đã và đang thiết lập hoạt động đồn trú tại căn cứ không quân của quân đội Romania. Tổng cộng, khoảng 4.700 binh sĩ từ căn cứ nhà của Sư đoàn Dù 101 ở Fort Campbell, bang Kentucky, đã được triển khai để tăng cường sườn phía đông của NATO.
Đại tá Matthaidess nói với CBS News rằng ông và đội quân của mình là lực lượng Mỹ đang ở gần nhất với cuộc giao tranh ở Ukraine. Từ vị trí thuận lợi này, họ đã "theo dõi sát sao" các lực lượng Nga, "xây dựng các mục tiêu để thực hành chống lại" và tiến hành các cuộc tập trận "tái tạo chính xác những gì đang diễn ra" trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Các chỉ huy của "Đại bàng gào thét" đã nói với CBS News nhiều lần rằng họ luôn "sẵn sàng chiến đấu tối nay", và trong khi họ ở đó để bảo vệ lãnh thổ NATO, nếu chiến sự leo thang hoặc có bất kỳ cuộc tấn công nào vào NATO, họ đã hoàn toàn chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua biên giới vào Ukraine.
Được thành lập vào năm 1918, Sư đoàn Dù 101 trở thành một đơn vị đổ bộ đường không vào năm 1942. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, sư đoàn nổi tiếng với vai trò trong Chiến dịch Overlord (cuộc đổ bộ D-Day và đổ bộ đường không vào ngày 6/6/1944, tại Normandy, Pháp); cuộc giải phóng Hà Lan; và Trận chiến Bulge xung quanh thành phố Bastogne, Bỉ. Vào giữa năm 1968, sư đoàn được tái tổ chức và tái thiết thành sư đoàn không vận; vào năm 1974, chuyển thành một sư đoàn tấn công đường không.
Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng Ukraine. Đáp lại, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga. Ngoài ra, các nước phương Tây bắt đầu cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Kiev, với tổng giá trị hiện ước tính hàng tỷ USD. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng ông không có kế hoạch gửi quân đội Mỹ tới Ukraine.
Quân đội Trung Quốc đưa pháo tự hành mới đến Hồng Kông? Hình ảnh về hoạt động diễn tập dịp 25 năm ngày Hồng Kông được Anh trao trả về Trung Quốc cho thấy pháo tự hành PCP-001 được đưa đến Hồng Kông. Pháo tự hành PCP-001 diễn tập tại Hồng Kông. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP Doanh trại của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Hồng Kông vừa được trang bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

Nhiều nơi ở Trung Quốc trải qua tháng 5 nóng kỷ lục

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Hón Lối chờ du khách đến thưởng ngoạn
Du lịch
13:04:59 21/05/2025
Nữ danh ca U80 khiến chồng Tây bỏ xứ theo mình: "Tôi tiếc vì không thể sinh con"
Sao việt
12:58:51 21/05/2025
Kế hoạch trăm năm của Tom Cruise
Hậu trường phim
12:54:58 21/05/2025
Sau Lập hạ, phải "nuôi xương"! Bỏ ngay khoai tây, bắp cải, ăn 4 món này để "chân cứng đá mềm", người khỏe rạo rực
Ẩm thực
12:52:14 21/05/2025
Phong cách thanh thuần đầu hè: Làn gió mới đang khuấy đảo tủ đồ phái đẹp!
Thời trang
12:49:49 21/05/2025
Ông Lê Tùng Vân bị tuyên phạt 3 năm tù tội loạn luân
Pháp luật
12:49:46 21/05/2025
Tăng Thanh Hà "trẻ hóa" với mốt hot nhất 2025, nàng ngoài 30 tuổi học theo cực dễ
Phong cách sao
12:44:11 21/05/2025
Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích
Tin nổi bật
12:06:05 21/05/2025
Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025