Uy lực lưới lửa phòng không tàu chiến Việt Nam
Các vũ khí phòng không trên tàu chiến Việt Nam chỉ có khả năng đánh mục tiêu bay cao khoảng 10km và ở cự ly 15km trở lại.
Tàu chiến Việt Nam được trang bị hỏa lực pháo phòng không – tên lửa bảo vệ tàu tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa hành trình chống tàu) ở độ cao và cự ly từ 10km trở lại
Hệ thống pháo phòng không cao tốc Ak-630 trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: khinh hạm Gepard 3.9; tàu hộ tống tên lửa 1241RE, 1241.8, BSP-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP. Ak-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao. Dù vậy, nó cũng rất hiệu quả khi tấn công máy bay cánh bằng, trực thăng.
Hệ thống pháo Ak-630 gồm các thành phần: pháo 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang – điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, tầm bắn tối đa 8.100m. Trong ảnh là pháo Ak-630 khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài).
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên khinh hạm Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ). Palma-SU thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ. Trong ảnh là tổ hợp Palma-SU lắp trên khinh hạm tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 200-8.000m, độ cao 3.500m.
Video đang HOT
Pháo phòng không tự động AK-230 trang bị trên tàu cao tốc tên lửa Osa II, tàu phóng lôi lớp Shershen của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tháp pháo AK-230 lắp trên tàu tên lửa Osa II.
Pháo AK-230 lắp 2 nòng pháo cỡ 30mm cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 2.500-4.000m, tốc độ bắn 1.000 phát/phút.
Pháo phòng không AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Tuyra dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (không hiệu quả khi chống tên lửa hành trình) hoặc khi cần có thể dùng để bắn phá mục tiêu trên biển. AK-725 thiết kế với 2 nòng pháo 57mm có tầm bắn 8.420m, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Pháo phòng không AK-726 (góc trái ảnh) trang bị trên các tàu hộ tống săn ngầm lớp Petya II/III. Pháo được trang bị 2 nòng cỡ 76,2mm có tầm bắn 15.700m, độ cao 11.000m. bắn kính sát thương mục tiêu máy bay 8m. Phía góc phải ảnh là các tháp pháo phòng không 37mm 2 nòng, thường được trang bị trên một số tàu pháo kiểu cũ của Việt Nam.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm trang bị trên tàu phóng lôi lớp Shershen có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.400-2.800m, độ cao 1.700m, tốc độ bắn 450 phát/phút.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm và 2 nòng 37mm trang bị trên các tàu pháo kiểu cũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Nhiều tàu chiến của Việt Nam, kể cả các tàu hiện đại đều được trang bị bổ sung thêm súng máy phòng không tầm thấp 14,5mm.
Theo xahoi
"Báu vật" săn tàu ngầm của Hải quân Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam đang biên chế 5 tàu hộ tống lớp Petya chuyên dùng cho nhiệm vụ chống tàu ngầm.
Tàu săn ngầm là một trong những thành phần tác chiến quan trọng của hải quân, chuyên làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm đối phương
Tàu hộ tống săn ngầm lớp Petya (project 159) được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm ở vùng nước nông. Trong ảnh, tàu HQ-13 đang phóng rocket chống tàu ngầm trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tháng 12/1978, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ săn ngầm HQ-09 và HQ-11 thuộc lớp Petya III (project 159AE). Tháng 12/1983, Việt Nam nhận thêm 3 tàu săn ngầm HQ-13, HQ-15 và HQ-17 thuộc lớp Petya II (project 159A).
Các tàu thuộc lớp Petya II (project 159A) có lượng giãn nước 1.110 tấn, trong khi Petya III lớn hơn một chút, 1.140 tấn. Về kích cỡ, 2 biến thể này tương đương nhau với chiều dài 82,3m, rộng 9,2m. Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí và 1 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 29-32 hải lý/h, ở trên biển liên tục 10 ngày.
Tàu săn ngầm Petya II/III được trang bị hệ thống vũ khí tương tự nhau gồm: 2 hệ thống pháo phòng không Ak-726, 2 hệ thống rocket săn ngầm phóng loạt RBU-6000 và 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm.
Cận cảnh hệ thống rocket phóng loạt RBU-6000 được dùng để chống mục tiêu dưới mặt nước ở tầm gần hoặc đánh chặn ngư lôi. RBU-6000 thiết kế 12 ống phóng đạn cỡ 213mm, nó có thể phóng 1 quả, loạt 2-4-8-12 quả cùng lúc (ảnh minh họa nước ngoài).
Hệ thống rocket RBU-6000 phóng đạn RGB-60 nặng 110kg, lắp đầu đạn nặng 25kg, tầm bắn 350-5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước tối đa 500m (ảnh minh họa nước ngoài).
Trong ảnh là hệ thống pháo Ak-726 và cụm 5 ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm. Pháo phòng không Ak-726 lắp 2 nòng pháo 76,2mm có thể tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn tối đa 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương 8m.
Sau một thời gian dài sử dụng, do các hệ thống vũ khí săn ngầm khá lạc hậu nên Việt Nam đã tự hoán cải 2 tàu săn ngầm thành tàu pháo tuần tra. Trong ảnh, một tàu Petya được tháo bỏ hệ thống ngư lôi 400mm thay bằng 2 tháp pháo 37mm.
Hai tàu HQ-11 và HQ-15 được tháo bỏ toàn bộ hệ thống định vị thủy âm, hệ thống ngư lôi và thay bằng 2 tháp pháo 37mm phòng không.
Dù vậy, trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn 3 tàu Petya II/III trang bị đầy đủ vũ khí săn ngầm để bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Theo xahoi