Uy lực khủng khiếp của tên lửa “hỏa ngục” Mỹ dùng sát hại Tướng Iran
Không giống như cách hoạt động của các tên lửa thông thường làm nổ tung mục tiêu, Hellfire R9X có lưỡi thép “chém nát” mục tiêu thành từng mảnh nhỏ.
Theo đoạn video do kênh truyền hình Al-Ahad của Iraq công bố, các tên lửa của Mỹ đã lao thẳng vào chiếc xe ô tô chở Tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran. Một số phương tiện truyền thông cho biết, tên lửa sử dụng trong cuộc tấn công này là Hellfire R9X phiên bản nâng cấp, hay còn gọi là tên lửa “hỏa ngục” R9X.
Cấu tạo đặc biệt của tên lửa “ninja” Hellfire R9X. Ảnh: military.com.
Tính năng ưu việt của Hellfire R9X
Tập đoàn Lockheed Martin đã bắt đầu phát triển Hellfire R9X từ năm 2011, trong bối cảnh quân đội Mỹ đã quá mệt mỏi với “chiến lược tác chiến phi đối xứng” và việc các phần tử khủng bố sử dụng dân thường làm lá chắn sống.
Trước đó, quân đội Mỹ từng sử dụng nhiều loại tên lửa có độ sát thương thấp như Ratheon, Scalpel hoặc tên lửa Griffin, nhằm giảm thiểu thương vong cho dân thường trong các cuộc tấn công. Tuy nhiên, không một dòng tên lửa nào trong số này có thể đảm bảo việc không gây sát thương ngoài ý muốn. Bất kể kỹ thuật điều khiển và thao tác khéo léo đến mức nào, tất cả các dòng tên lửa trên đều gây thiệt hại phụ khi các mảnh vỡ của chúng văng ra sau vụ nổ. Việc dân thường thiệt mạng trong các cuộc không kích luôn mang đến một hình ảnh xấu, làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ trong dư luận.Vì thế Bộ Quốc phòng đã yêu cầu Lockheed Martin đưa ra giải pháp.
Lockheed Martin đã nâng cấp tên lửa Hellfire có phạm vi sát thương 100m, và thay thế đầu đạn nổ bằng sáu lưỡi thép. Phiên bản nâng cấp có tên gọi Hellfire R9X, dù cách thức hoạt động của nó đến nay vẫn chưa được tiết lộ.
Tên lửa Hellfire R9X được coi là tên lửa “siêu phẫu thuật”, tiêu diệt chính xác mục tiêu trong khi giảm tác động đến khu vực xung quanh và hạn chế gây tổn thất sinh mạng ngoài dự kiến.
Thay vì làm nổ tung mục tiêu bằng đầu đạn chứa thuốc nổ như cách hoạt động của các tên lửa thông thường, R9X “chém nát” mục tiêu thành từng mảnh nhỏ, theo nghĩa đen. Tờ Task& Purpose của Mỹ đã gọi loại vũ khí này là “Thiên thạch chứa đầy những thanh gươm”.
Video đang HOT
R9X không sử dụng đầu đạn nổ mà dùng động năng cực mạnh để phá nát các mục tiêu. Điểm đặc biệt của R9X là nó được trang bị 6 lưỡi dao thép dài, được bung ra ngoài ngay trước khi va chạm mục tiêu và có thể cắt đứt mọi thứ trên đường bay. Loại tên lửa này được cho là có khả năng “săn mồi” cực cao, nghĩa là nó có thể tiêu diệt mục tiêu duy nhất trong xe ô tô, trong khi bỏ qua những đối tượng khác (chẳng hạn như lái xe hay hành khách…). Độ chính xác của Hellfire R9X được cải thiện hơn 15% so với phiên bản tên lửa tiêu chuẩn Hellfire. Nhờ hệ thống dẫn đường tối tân bằng tia laser, Hellfire R9X có khả năng nhắm trúng một chiếc ô tô đang di chuyển trên đường hoặc một căn phòng trong nhà mà không chệch ra ngoài. Tuy nhiên, sức công phá của Hellfire là khá lớn vì thế nó vẫn có nguy cơ sát thương con người hoặc phá hủy các vật nằm trong bán kính 9m khi lưỡi thép bung ra.
Phương tiện bị trúng tên lửa Hellfire R9X có một lỗ thủng to trên nóc. Ảnh: Israelfirepower.
Nhược điểm của Hellfire R9X
Dù có nhiều tính năng ưu việt, song Hellfire R9X vẫn có nhược điểm đó là đôi khi bỏ lọt mục tiêu. Không một tên lửa nào có thể thật sự đảm bảo nhắm trúng một mục tiêu đơn lẻ chính xác tới 100%. Nếu như RX9 không đánh trúng mục tiêu trong phạm vi đã được xác định thì các lưỡi thép dù lợi hại đến đâu cũng không có tác dụng. Lấy ví dụ, nếu tên lửa tấn công vào ghế sau, chứ không phải là ghế trước của ô tô – nơi mà đối tượng cần tiêu diệt đang ngồi, thì anh ta vẫn có cơ hội sống sót. Với 1 tên lửa thông thường vốn bao trùm cả bán kính sát thương bằng 1 vụ nổ. thì đây không phải là vấn đề, nhưng RX9 thì lại không có đặc điểm này. Theo các chuyên gia quân sự, để khắc phục nhượng điểm nói trên, Hellfire R9X nên được sử dụng kèm với một quả bom thông minh.
Hiện tại, đang có một cuộc tranh luận trên các diễn đàn quân sự là liệu tên lửa này có thể xuyên thủng tường hay bất cứ vật thể nào khác ngoài xe ô tô hay không. Câu trả lời ở đây là “có” bởi Hellfire R9X nặng hơn 45kg và di chuyển với tốc độ 370km/h. Nó xuyên thủng vật thể giống như việc các mảnh gỗ hoặc thậm chí là ống hút có thể xuyên thủng bức tường trong một trận lốc xoáy.
Trước vụ tấn công sát hại Tướng Iran Soleimani tại Iraq, tên lửa Hellfire R9X đã được Mỹ sử dụng ở Syria, Iraq, Libya, Yemen, Somalia. Vào tháng 1/2019, Mỹ đã dùng tên lửa này để tiêu diệt Jamel Ahmed Mohammed Ali al-Badawiou – kẻ chủ mưu vụ đánh bom chiến hạm USS Cole ở cảng Aden của Yemen khiến 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng vào năm 2000.
Điều mà cho đến nay chưa được biết đến là cách thức tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa Hellfire R9X. Khi hình ảnh về những chiếc ô tô bị tên lửa Hellfire R9X đánh trúng được đăng tải trên mạng xã hội, chúng đã gây tò mò, bởi trông không giống như một cuộc tấn công bằng tên lửa thông thường. Không có vết cháy của một vụ nổ nào, thay vào đó, hình ảnh cho thấy các phương tiện bị thủng một lỗ to ở trên nóc. Cuối cùng, để gạt đi những tranh cãi và sự tò mò của dư luận, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải tiết lộ về sự tồn tại của loại tên lửa đặc biệt với những tính năng “độc nhất vô nhị” này./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Israelfirepower
Tuyên bố "trả thù tàn khốc" Mỹ, quân đội Iran mạnh tới mức nào?
Các quan chức của Iran đã thề sẽ trả thù việc Mỹ sát hại một trong những tướng lĩnh hàng đầu của nước này. Muốn trả thù Mỹ, cần có sức mạnh quân sự đáng gờm. Bài viết này điểm lại một số thông tin về sức mạnh của quân đội Iran.
Iran có lực lượng quân đội đông hàng đầu tại khu vực Trung Đông (ảnh: Reuters)
Mặc dù các bước đáp trả tiếp theo của Iran vẫn chưa rõ ràng, nhưng Tổng thống Donald Trump đã có bước đi củng cố tâm thế quân sự của Mỹ tại Trung Đông. Mỹ đã huy động hệ thống tên lửa đất đối không Patriot và điều thêm 3.500 nhân viên quân sự tới Trung Đông.
Mỹ đang theo dõi sát sao các hành động tiếp theo của đối thủ. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, mới đây đã công bố một báo cáo toàn diện và chi tiết về tiềm năng quân sự của Iran, cùng bản dự báo chiến lược của nước này.
Lực lượng quân đội chính quy của Iran có khoảng 420.000 người, Lực lượng Vệ binh Cách mạng có khoảng 125.000 người.
Một trong các thế mạnh lớn nhất của Iran là kho vũ khí tên lửa. Kho tên lửa của nước này lớn nhất và tiên tiến nhất ở Trung Đông. Iran cũng nhận được sự hỗ trợ từ rất nhiều nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Shiite thù địch với Mỹ, cùng các đồng minh khác trong khu vực.
Mối quan hệ giữa Iran cùng các đồng minh được đánh giá là sẽ ngày càng khăng khít, sau vụ tướng Qassem Soleimani bị Mỹ tiêu diệt. Hai quan chức cấp cao của Iraq cũng đã thiệt mạng trong vụ không kích, vì vậy, Iraq nhiều khả năng sẽ đứng về phía Iran và đối đầu với Mỹ.
Iran đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc sản xuất vũ khí (ảnh: Reuters)
Theo Hệ thống xếp hạng chỉ số sức mạnh hỏa lực toàn cầu năm 2019 của Mỹ, Iran đứng ở vị trí thứ 14, cao hơn các đối thủ khác trong khu vực như Israel (thứ 18) và Ả Rập Saudi (thứ 25). Mỹ, Nga và Trung Quốc lần lượt giành ba vị trí cao nhất.
Iran đã ưu tiên sản xuất vũ khí quân sự trong nước kể từ năm 2010, sau khi phải chịu những đòn trừng phạt từ quốc tế.
Phần lớn kho vũ khí nhập khẩu của Iran bị coi là đã lỗi thời. Tuy nhiên, nước này đã tìm cách khắc phục những điểm yếu. Ví dụ, hải quân Iran được tổ chức thành các đội tàu nhỏ, tấn công nhanh, được huấn luyện để đổ bộ và áp đảo các tàu chiến lớn hơn.
Iran cũng đã có những bước tiến quan trọng trong việc phát triển vũ khí. Nước này đã tự sản xuất được các hệ thống tên lửa phòng không đáng gờm như Khordad 3. Loại tên lửa này được cho là đã được sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái Global Hawk tiên tiến của Hải quân Mỹ vào hồi tháng 6.
Sức mạnh của những tổ hợp tên lửa khác của Iran như Mersad-16 và Bavar-373 cũng không thể xem thường.
Sức mạnh tên lửa của Iran (ảnh: Reuters)
Iran rất tự hào vể kho vũ khí tên lửa của mình. Trong đó, có cả các loại pháo phản lực như Fajr-5 và Zelzal. Nước này cũng sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo, với phạm vi từ ngắn đến trung bình, ví dụ loại tên lửa Khorramshahr mới, có thể bay gần 2.000km. Tên lửa hành trình tầm xa Soumar của nước này được cho là có tầm bắn vươn tới châu Âu.
Iran cũng đầu tư rất nhiều vào máy bay không người lái, bao gồm các loại máy bay trinh sát, máy bay chiến đấu. Đặc biệt, nước này đã phát triển loại "máy bay không người lái tự sát" Raad 85.
Tên lửa và máy bay không người lái của Iran đã được chuyển cho các nhóm phiến quân đồng minh trên khắp khu vực, tại Lebanon, Iraq, Syria và Yemen. Những khí tài này đã tạo cho Tehran thứ gọi là "chiều sâu chiến lược", nhằm chống lại kẻ thù của nước này là Mỹ, Israel và Ả Rập Saudi.
Trong nỗ lực chống lại sự cô lập của Washington, Tehran cũng đã tìm cách phát triển các mối quan hệ mới. Vào tháng trước, Iran đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên với Nga và Trung Quốc tại Ấn Độ Dương và Vịnh Oman, thể hiện vị thế cường quốc quân sự của mình. Rõ ràng, sức mạnh quân sự của Iran là không thể xem thường.
Theo danviet.vn
Vì sao thi thể tướng Soleimani tới Najaf và Karbala trước khi về Iran? Thi thể của tư lệnh Iran Qasem Soleimani đã được đưa đến hai thành phố Najaf và Karbala của Iraq trước khi trở về Iran để tiến hành chôn cất. Tang lễ của tướng Iran Qasem Soleimani bắt đầu hôm 4/1 tại Baghdad (Iraq), nơi ông đã bị ám sát một ngày trước đó bởi một cuộc không kích của Mỹ. Sau đó,...