Uy lực khủng của ‘Quái thú Bắc cực’ Nga
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2DT được cải tiến từ hệ thống Tor-M2 chuyên cho nhiệm vụ phòng thủ Bắc Cực của quân đội Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2DT được cải tiến từ hệ thống Tor-M2 chuyên cho nhiệm vụ phòng thủ Bắc Cực của quân đội Nga.
Là phiên bản Bắc Cực đầu tiên của tổ hợp Tor-M2, Tor-M2DT mang tối đa 16 tên lửa phóng thẳng đứng với tầm hỏa lực 500m-12km, độ cao 6m-10km và thời gian phản ứng chiến đấu chỉ chưa đầy 5 giây cho một mục tiêu.
Tor-M2DT có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực ở nhiệt độ xuống tới -50 độ C. (Ảnh: Military-Today)
Việc được lắp trên khung gầm bánh xích hai thân DT-30PM-T1 cho phép khí tài này cơ động tốt trên băng, lội nước, vượt hào và địa hình không bằng phẳng. (Ảnh: Military-Today)
Nó có thể hoạt động ở cơ chế điều khiển thủ công và tự động, theo dõi và bắn hạ mọi mục tiêu chưa xác định nhờ bộ thiết bị nhận diện đồng minh hay kẻ địch. (Ảnh: Military-Today)
Mục tiêu chủ yếu của Tor-M2DT là tên lửa hành trình, bom dẫn đường, máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái.(Ảnh: Military-Today)
Video đang HOT
Hệ thống phòng không Tor-M2DT không chỉ phát hiện và phân biệt được 48 mục tiêu trên không, mà còn có thể tự động xác định mục tiêu nào là nguy hiểm nhất. (Ảnh: RT)
Khi hoàn thành phân tích mục tiêu, Tor-M2DT có thể đồng thời phóng 4 tên lửa vào mục tiêu. (Ảnh: Vitaly Kzumin)
Tor-M2DT sẽ là vòng phòng thủ tên lửa tiếp theo sau khi các hệ thống tên lửa tầm xa và trung không thể tiêu diệt mục tiêu. (Ảnh: snafu-solomon)
Tor-M2DT có thể bắn trúng các mục tiêu trên không đang bay ở tốc độ 700m/giây (tương đương 2.520km/h).
Lần đầu tiên Tor-M2DT được ra mắt là tại lễ duyệt binh mừng chiến thắng phát-xít của quân đội Nga vào tháng 5/2017. (Ảnh: Sputnik)
NGUỒN: VOV/RT
Theo VTC
Khi Trung Quốc dòm ngó cả Bắc Cực
Trung Quốc đang khoe "cơ bắp" khắp nơi. Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, các doanh nhân và chính trị gia nước này không chỉ hiện diện ở khắp châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh mà giờ đây còn đang rất quan tâm tới một khu vực rất khác của thế giới: Bắc Cực.
Tuyết phủ trắng thủ phủ Nuuk thuộc Greenland, Bắc Cực (Ảnh: BBC)
Trung Quốc đã bắt đầu tự gọi mình là cường quốc "gần Bắc Cực", dù nước này nằm xa Vòng Bắc Cực gần 3.000 km. Trung Quốc đã mua hoặc thuê vài tàu phá băng - trong đó có các tàu chạy bàng năng lượng hạt nhân - phục vụ việc mở các tuyến đường để cho hàng hóa nước này đi qua vùng Bắc Cực.
Thậm chí, Trung Quốc còn đang nhắm tới Greenland như một điểm rất hữu ích trong dự án con đường tơ lụa tại Bắc Cực.
Greenland hiện là khu vực tự trị, dù vẫn do Đan Mạch kiểm soát. Vùng đất này có tầm quan trọng chiến lược với Mỹ, nước đang duy trì một căn cứ quân sự lớn tại Thule ở cực bắc. Cả người Đan Mạch và Mỹ đều rất lo ngại Trung Quốc có thể đang chú ý tới Greenland.
Nơi dân số thưa thớt nhất trên Trái đất
Phải tới đó mới biết Greenland rộng lớn như thế nào. Nó rộng 2 triệu km2, là lãnh thổ lớn thứ 12 trên thế giới, lớn gấp 10 lần Anh. Nhưng dân số của nó rất khiêm tốn, chỉ 56.000 người, tương đương với một thị trấn tại Anh.
Do đó, Greenland là vùng lãnh thổ thưa thớt dân cư nhất trên Trái đất. Khoảng 88% người dân ở đây là người Inuit, phần lớn còn lại là người Đan Mạch, vốn có tổ tiên bắt đầu tới chinh phục vùng đất này khoảng 1.000 năm trước. Người Inuit đến đây sau vài thế kỷ.
Trong nhiều năm qua, cả Đan Mạch và Mỹ đều không đầu tư nhiều tiền vào Greenland và thủ phủ Nuuk tương đối nghèo.
Hàng ngày, một số người tập trung tại trung tâm thủ phủ để bán những thứ có thể mang lại 1 ít tiền như quần áo, sách vở học sinh, các loại bánh, cá khô, sừng tuần lộc. Một số người cũng bán những con vịt King Eider lớn mà người Inuit được phép săn bắn nhưng ít khi bán để thu lợi.
Cái gì cũng có giá của nó
Hiện thời, mọi người chỉ có thể bay tới thủ phủ Nuuk trên những chiếc máy bay loại nhỏ. Mặc dù vậy, điều này sẽ thay đổi mạnh mẽ trong 4 năm tới.
Chính quyền Greenland đã quyết định xây dựng 3 sân bay quốc tế có khả năng đón các máy bay chở khách lớn. Trung Quốc đang đấu thầu các hợp đồng này.
Sẽ có các áp lực từ Đan Mạch và Mỹ để cản trở Trung Quốc thành công trong việc đấu thầu, nhưng điều đó không ngăn được người Trung Quốc tham gia tại Greenland.
Điều đáng nói là quan điểm của người dân tại Greenland về Trung Quốc tương đối khác nhau. Người Đan Mạch tỏ ra lo lắng về sự tham gia của Trung Quốc thì người Inuit cho rằng đó là một ý kiến hay.
Thủ tướng và ngoại trưởng Greenland từ chối bình luận về lập trường của chính quyền đối với Trung Quốc, nhưng một cựu Thủ tướng, Kuupik Kleist, nói cho rằng sự tham gia của Trung Quốc tốt cho Greenland.
Nhưng Michael Aastrup Jensen, phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao của đảng Venstre chính trong chính phủ liên minh Đan Mạch, tỏ ra thẳng thắn về sự tham gia của Trung Quốc tại Greenland. "Chúng tôi không muốn họ hiện diện ở sân sau của chúng tôi", ông nói.
Bí quyết của Trung Quốc tại các quốc gia mà các công ty nước này hoạt động là chào mới các cơ sở hạ tầng mà họ rất cần như sân bay, đường xá, nước sạch. Các cường quốc phương Tây từng đô hộ các nước đó lại thường không trợ giúp điều đó, và hầu hết các chính phủ này đều vui với sự trợ giúp từ Trung Quốc.
Nhưng cái gì cũng có giá của nó.
Trung Quốc có thể tiếp cận mọi nguồn nhiên liệu thô của mỗi quốc gia đó, từ khoảng sản, kim loại, gỗ tới nhiên liệu, thực phẩm. Nhưng điều đó cũng không thường tạo ra các việc làm lâu dài cho người dân địa phương. Trung Quốc thường đưa tới nhiều nhân công để làm việc tại các nước này.
Các quốc gia đã lần lượt nhận ra rằng các khoản đầu tư từ Trung Quốc giúp nền kinh tế nước này hưởng lợi lớn hơn là trợ giúp các quốc gia sở tại. Và tại một số nơi, như Nam Phi, đã có những phàn nàn rằng sự tham gia của Trung Quốc gây ra tình trạng tham nhũng nặng nề hơn.
Nhưng tại thủ phủ Nuuk của Greenland, rất khó để mọi người tập trung vào các tranh cãi như vậy. Điều được quan tâm tại vùng lãnh thổ rộng lớn, thưa thớt và còn nghèo này là suy nghĩ những khoản tiền lớn đang đến.
"Chúng tôi cần nó, các bạn thấy đấy", cựu Thủ tướng Kuupik Kleist nói.
An Bình
Theo Dantri/ BBC
Thông tấn Nga:Việt Nam có lý do để không mua thêm tên lửa SPYDER Truyền thông Nga dẫn thông tin cho biết Việt Nam có lý do để không mua tên lửa SPYDER của Israel. Hệ thống tên lửa SPYDER do Israel chế tạo, lắp trên xe phóng di động - ảnh minh họa Hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga ngày 13/12 dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, Việt Nam đã từ bỏ kế...