Uy lực hạm đội tàu sân bay mạnh nhất châu Á
Hải quân Ấn Độ sở hữu 2 tàu sân bay, nhiều nhất châu Á cùng đội tàu khu trục và tàu hộ vệ hùng hậu tạo nên sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực.
Hải quân Ấn Độ là lực lượng sở hữu tàu sân bay sớm nhất ở châu Á kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Hiện tại, Ấn Độ đang sở hữu 2 tàu sân bay, trong đó có một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ và một hạng trung.
Hàng không mẫu hạm mạnh nhất của Ấn Độ là INS Vikramaditya (R33). Tàu được hoán cải từ tuần dương hạm Baku của Liên Xô trước đây. R33 được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ từ năm 2013.
Tàu sân bay R33 có chiều dài 283,5 m, rộng nhất 59,8 m, mớn nước 10,2 m, lượng giãn nước toàn tải 45.500 tấn. Tàu đặc trưng với đường băng kiểu “nhảy cầu” để máy bay cất cánh chứ không có máy phóng hơi nước như trên siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Theo Global Security, nòng cốt sức mạnh tác chiến của tàu sân bay R33 là các tiêm kích trên hạm MiG-29K do Nga sản xuất. Máy bay được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến mang lại hiệu suất chiến đấu vượt trội. Các chuyên gia quân sự đánh giá, MiG-29K là một trong những tiêm kích trên hạm xuất sắc nhất thế giới.
INS Vikramaditya có thể mang theo 20 chiếc MiG-29K và 10 trực thăng. Hải quân Ấn Độ là lực lượng duy nhất ở châu Á đang vận hành nhóm tác chiến tàu sân bay ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Trung Quốc cũng đang vận hành tàu sân bay Liêu Ninh, tuy nhiên, tiêm kích trên hạm J-15 mới ở giai đoạn phát triển và thử nghiệm.
Video đang HOT
Tàu sân bay thứ 2 của Ấn Độ là INS Viraat (R22). Nó thuộc loại tàu sân bay hạng nhẹ lớp Centaur do Anh chế tạo vào những năm cuối của Thế chiến II. Tàu được tân trang và chuyển giao cho Ấn Độ sử dụng từ năm 1987 đến nay.
INS Viraat có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn. Tàu có thể mang theo 26 máy bay, trong đó lực lượng tấn công chủ yếu là các tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier FRS51 do Anh chế tạo.
Hải quân Ấn Độ sẽ cho tàu sân bay R22 ngưng hoạt động vào tháng 6. Đến năm 2018, khoảng trống mà tàu R22 để lại sẽ được lấp đầy bằng tàu sân bay INS Vikrant đóng mới trong nước.
Lực lượng hộ tống cho các tàu sân bay của Ấn Độ khá hùng hậu gồm 10 tàu khu trục, 14 tàu hộ vệ tên lửa, một tàu ngầm tấn công hạt nhân và 13 tàu ngầm điện-diesel.
Theo_Zing News
Tàu sân bay Mỹ nối đuôi Pháp tới tham chiến Syria
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S.Truman sẽ tới Trung Đông phối hợp cùng hàng không mẫu hạm Pháp mở rộng chiến dịch không kích IS.
Mỹ điều tàu sân bay không kích IS
Theo RT, việc triển khai tàu sân bay USS Harry S.Truman và nhóm tác chiến tàu sân bay số 10 (CSG-10) đến Trung Đông đã được lên kế hoạch trước đó. Tuy nhiên, sau sự kiện khủng bố đẫm máu ở Paris, hàng không mẫu hạm này sẽ đến Trung Đông sớm hơn dự kiến.
Navy Times cho biết, USS Harry S.Truman đã rời cảng Norfolk, Virginia, vào sáng 16/11, dự kiến hải trình đến vịnh Ba Tư kéo dài khoảng 6 tuần.
Tàu sân bay USS Harry S.Truman phải mất 6 tuần mới đến Vùng Vịnh để đánh IS - ảnh: Reuters
"Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc đối với thân nhân những người thiệt mạng cũng như với toàn nước Pháp. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ Pháp như là một phần trong liên minh chống IS", Chuẩn đô đốc Bret Batchelder, chỉ huy nhóm tác chiến CSG-10, nói.
Việc triển khai USS Harry S.Truman tại Trung Đông sẽ kéo dài trong 7 tháng. Nhóm tác chiến CSG-10 sẽ phối hợp cùng với tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp để gia tăng các đợt không kích chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Ryan Scholl, hạm trưởng tàu sân bay Harry S.Truman, cho biết, nhóm tác chiến trên không đã sẵn sàng để hủy diệt IS.
Lực lượng triển khai đến Trung Đông khá hùng hậu gồm: Phi đoàn tác chiến trên không số 7, tuần dương hạm USS Anzio, tàu khu trục USS Bulkeley, USS Gravely và USS Gonzalez cùng một tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Trong một diễn biến mới, ngày 16/11, Không quân Pháp tiếp tục trút bom vào các mục tiêu thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) ở thành phố Al-Raqqa, nơi được xem là thành trì của IS ở Syria.
Theo RIA Novosti, đây là cuộc không kích quy mô lớn thứ hai được không quân Pháp tiến hành nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria trong 24 giờ qua.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, các máy bay chiến đấu đã trút hàng loạt bom vào các vị trí của phiến quân IS ở Al-Raqqa, nơi được xem là thành trì và cứ địa hỗ trợ đắc lực cho IS ở Syria.
"Đây là lần thứ hai trong 24 giờ, quân đội Pháp tiến hành cuộc không kích chống lại IS", tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp cho biết.
Kết quả ban đầu cho biết, một trung tâm chỉ huy hoạt động và một trung tâm huấn luyện của IS đã bị phá hủy.
IS nhận tiền từ 40 quốc gia
Tổng thống Nga Putin cho hay ông đã chia sẻ với các nguyên thủ G20 các dữ liệu tình báo của Nga về vấn đề tài chính của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan IS. Theo dữ liệu đó, có dấu hiệu khẳng định nhóm IS được tài trợ bởi các nguồn từ 40 nước, bao gồm cả một số quốc gia thành viên nhóm G20.
Trong dịp hội nghị thượng đỉnh G20, ông Putin nói với các nhà báo: "Tôi đã cung cấp các ví dụ dựa trên dữ liệu của chúng tôi về các trường hợp cá nhân tài trợ cho các đơn vị IS khác nhau. Số tiền này, theo điều tra của chúng tôi, bắt nguồn từ 40 nước, trong đó có một số thành viên G20".
Ông Putin cũng nói về nhu cầu cấp thiết phải ngăn chặn việc buôn dầu bất hợp pháp của IS.
Ông Putin yêu cầu một nỗ lực quốc tế để ngăn chặn khủng bố
Ông nói: "Tôi đã giới thiệu với các vị đồng cấp của mình các bức ảnh được chụp từ vệ tinh và từ máy bay. Các bức ảnh cho thấy rõ quy mô buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm dầu mỏ.... Các đoàn xe tiếp nhiên liệu (của IS) trải dài hàng chục kilomet nên từ từ độ cao 4-5km, sẽ thấy đoàn xe trải dài quá đường chân trời".
Theo Tổng thống Putin, hiện nay không phải là thời điểm thích hợp để xác định xem nước nào hiệu quả nhiều và nước nào hiệu quả ít trong cuộc chiến chống IS, và giờ đây một nỗ lực quốc tế thống nhất là cần thiết để đương đầu với nhóm khủng bố IS.
Tổng thống Nga cho biết thêm: "Chúng tôi thực sự cần sự ủng hộ của Mỹ, châu Âu, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran".
Ông Putin cũng nêu ra sự thay đổi trong quan điểm của Washington về mối hợp tác với Moscow trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ông Putin nói: "Chúng tôi cần tổ chức công việc cụ thể tập trung vào việc ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố và xử lý vấn nạn khủng bố trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi đã đề xuất hợp tác với Mỹ trong nỗ lực chống IS. Thật không may, các đối tác Mỹ của chúng tôi đã từ chối. Họ chỉ gửi một văn bản với nội dung "chúng tôi bác bỏ đề xuất của các vị"."
Quang Hưng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Uy lực của "Calibr" và "Onhiks"-tên lửa chống hạm Liên Xô-Nga Ngày 21/10/1967, tàu khu trục "Eilat" của Israel đã bị tên lửa chống hạm Xô Viết P15 "Termit" phóng từ tàu tên lửa Ai Cập đánh chìm. Cách đây tròn 48 năm, ngày 21/10/1967, tàu khu trục "Eilat" của Israel đã bị tên lửa chống hạm Xô Viết P-15 "Termit" phóng từ tàu tên lửa Ai Cập đánh chìm. Đây là lần đầu...