Uy lực đáng sợ tuần dương nguyên tử hạng nặng lớn nhất thế giới của Hải quân Nga
Truyền thông phương Tây đang tỏ ra lo lắng khi Hải quân Nga sắp phục hồi xong và biên chế trở lại tàu chiến hạt nhân lớn nhất thế giới do Liên Xô chế tạo.
Tạp chí Military Watch phân tích uy lực và tính năng đáng sợ của tàu hạt nhân Đô đốc Nakhimov, dự kiến sẽ biên chế trở lại trong lực lượng Hải quân Nga năm 2021.
Tàu Đô đốc Nakhimov được biên chế vào Hạm đội phương Bắc của Liên Xô vào tháng 12/1988. (Ảnh: RG)
Đô đốc Nakhimov là tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng, thuộc Dự án 1144 Orlan (thuộc lớp Kirov của Hải quân Nga). Đó từng là tàu chiến tên lửa nguy hiểm nhất thế giới do Liên Xô phát triển và chế tạo đầu những năm 1980.
Trước đó, tàu Đô đốc Nakhimov được biên chế vào Hạm đội phương Bắc của Liên Xô tháng 12/1988. Tên gọi ban đầu của chiến hạm hạt nhân hạng nặng này là Kalinin. Đến năm 1992, tàu chiến này được đổi tên thành Đô đốc Nakhimov.
Chiến hạm Đô đốc Nakhimov được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm P-700 Grannit và tổ hợp phòng không S-300F, Osa-M. Sau khi hoàn thành sửa chữa và nâng cấp, tuần dương hạm này sẽ nhận được hệ thống S-400 hiện đại và pháo Redut (phiên bản của S-350 Vityaz).
Đặc biệt, tàu Đô đốc Nakhimov sẽ được trang bị lên lửa hành trình siêu thanh hạng nhẹ Tsirkon. Ngoài ra, chiến hạm này cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, tàu Đô đốc Nakhimov sẽ mang nhiều tên lửa siêu thanh hơn bất kỳ tàu chiến mặt nước nào của Hải quân Nga, kể cả chủng loại và số lượng tên lửa mang theo.
Trong đó, tên lửa 40H6E của hệ thống phòng không S-400, có thể đạt tốc độ lên tới 1190 m/giây và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách hơn 400 km. S-400 sẽ tạo ra mối đe dọa cho tất cả tiêm kích, máy bay vận tải hay ném bom và máy bay trinh sát của đối phương ở phạm vi rất lớn.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa 40H6E của S-400 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa di chuyển ở tốc độ siêu thanh.
Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov được trang bị nhiều tên lửa siêu thanh hơn bất kỳ tàu chiến mặt nước nào của Hải quân Nga. (Ảnh: RG)
Một tên lửa khác là 48N6E2, có thể đạt tốc độ lên tới 2100 m/giây, bảo đảm khả năng phòng không hữu hiệu ở tầm xa và tầm trung.
Vũ khí chống hạm chính của tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov sẽ là “át chủ bài” Tsircon. Tên lửa siêu thanh này sẽ tấn công tất cả các mục tiêu ở tốc độ 8 Mach, ở khoảng cách hơn 1000 km. Tên lửa Tsircon sẽ dễ dàng vượt qua khả năng tác chiến của tên lửa chống hạm hàng đầu Harpoon của Hải quân Hoa Kỳ.
Dự kiến, tàu Đô đốc Nakhimov sẽ trang bị hàng chục tên lửa Tsircon. Vì chi phí tên lửa đắt đỏ, do đó, kho vũ khí trên tuần dương hạng nặng này sẽ được bổ sung thêm các tên lửa Calibre và Onhik.
Tổng cộng, có hơn 100 tên lửa siêu thanh có khả năng phòng không và chống lại các mục tiêu trên biển sẽ được trang bị cho tàu Đô đốc Nakhimov. Thêm vào đó, nhờ hoạt động bằng năng lượng điện hạt nhân chiến hạm này có thể di chuyển ngoài khơi trong một thời gian dài và liên tục.
Từ năm 1999, xưởng đóng tàu Sevmash nhận trách nhiệm đại tu, nâng cấp tàu Đô đốc Nakhimov. Quá trình hiện đại hóa được khởi động từ năm 2013. Sau khi biên chế trở lại vào năm 2021, tuần dương nguyên tử hạng nặng này sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm nhất của Hải quân Nga.
(Nguồn: RG, Topwar.ru)
PHONG VŨ
Theo VTC
"Quát vật" đánh chìm tàu hải quân Nga, thủy thủ đoàn hốt hoảng tháo chạy
Một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Nga đã phải bỏ chạy thoát thân khỏi cuộc tấn công của một con hải mã sau khi con thú này đánh chìm tàu hải quân của họ ở Bắc Cực.
Một tàu hải quân Nga đã bị hải mã tấn công khi thám hiểm Bắc Cực
Cụ thể, theo Express, con tàu hải quân Nga đã bị tấn công và có thể bị một con hải mã đánh chìm trong một cuộc thám hiểm khoa học ở Bắc Cực. Khi vụ việc xảy ra, thủy thủ đoàn từ Hạm đội phương Bắc của Nga đang tham gia một nhiệm vụ chung với Hiệp hội Địa lý Nga ở quần đảo Franz Josef Land ở Bắc Băng Dương vào tuần trước.
Các quan chức quân đội Nga cho biết con tàu bị tấn công khi các nhà nghiên cứu đang đổ bộ xuống mũi Heller trên hòn đảo Wilczek Land thuộc quần đảo trên.
"Nhóm các nhà nghiên cứu phải chạy trốn khỏi con hải mã cái tấn công vào tàu thám hiểm để bảo vệ đàn con của mình", theo thông cáo của quân đội Nga.
Hải quân Nga cho biết đoàn thám hiểm đã tránh được những rắc rối nghiêm trọng mà không làm hại đàn hải mã.
Tuy nhiên, Hiệp hội Địa lý Nga cho biết vụ tấn công vẫn gây ra "thương vong" cho con tàu đổ bộ. Nó bị đâm chìm nhưng không gây ra bi kịch cho đoàn thám hiểm.
"Tàu (đổ bộ) đã chìm nhưng vẫn tránh được bi kịch", Barents Observer dẫn tuyên bố của Hiệp hội Địa lý Nga cho biết.
Tất cả các thành viên đoàn thám hiểm đã lên bờ an toàn. Cuộc thám hiểm tiếp tục diễn ra.
Theo một bài báo năm 2018 trên tạp chí Ambio về tương tác giữa hải mã với con người, loài vật này được đánh giá là hung dữ, đặc biệt nếu con của chúng bị đe dọa.
Theo danviet
Bị hải mã tấn công, tàu hải quân Nga chìm ở biển Bắc Cực Tàu hải quân chở đoàn thám hiểm của Nga bị chìm ở vùng biển Bắc Cực sau khi bị hải mã cái tấn công để bảo vệ hải mã con. Foxnews đưa tin, theo một thông báo ngày 23/9, một con tàu của hải quân Nga khi đang thực hiện thám hiểm nghiên cứu ở biển Bắc Cực bị chìm sau khi bị...