Uy lực của tên lửa Mỹ bán cho Đài Loan đáng sợ thế nào?
Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 400 tên lửa Harpoon với tổng trị giá hơn 2 tỷ USD để phòng thủ trước Trung Quốc. Associated Press dẫn nguồn là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
“Mỹ duy trì mối quan tâm kiên định trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và coi an ninh của Đài Loan là trung tâm của an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng lớn hơn”, các nhà ngoại giao Mỹ cho biết.
Cần lưu ý rằng tổng số tiền chuyển giao các hệ thống tên lửa chống hạm được phê duyệt sẽ là 2,37 tỷ. Đồng thời, Mỹ tin rằng giao dịch này sẽ không làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định áp đặt các hạn chế đối với Lockheed Martin, Raytheon Technologies và bộ phận quốc phòng của Boeing. Các cơ cấu khác của Mỹ liên quan đến nguồn cung cấp vũ khí 1,8 tỷ USD tiềm năng cũng có thể bị trừng phạt.
Theo lời ông Triệu Lập Kiên, Trung Quốc “phản đối mạnh mẽ” và lên án việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, hành động này “làm xói mòn nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.” Quan chức này kêu gọi Washington chấm dứt các thỏa thuận tương tự, cũng như hợp tác quân sự với Đài Bắc.
Trong khi nêu rõ các biện pháp trừng phạt là biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không tiết lộ chi tiết hay thời hạn áp dụng những hạn chế này.
Harpoon là tên lửa chống hạm chuyên biệt đầu tiên của hải quân Mỹ, ra mắt lần đầu năm 1977. Năng lực tác chiến của loại tên lửa này cực nguy hiểm khiến chúng luôn được coi là một trong những “sát thủ diệt hạm” đặc biệt nguy hiểm.
Tên lửa có tầm bắn tối đa 280 km tùy phiên bản và nền tảng phóng, đạt tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Với đầu đạn 221kg, tên lửa Harpoon có thể chẻ đôi chiếc tàu chiến hàng nghìn tấn.
Mỹ đồng ý bán 400 tên lửa diệt hạm cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ duyệt bán 100 hệ thống phòng thủ bờ kèm 400 tên lửa Harpoon phóng từ mặt đất trị giá gần 2,4 tỷ cho Đài Loan.
"Bộ Ngoại giao quyết định phê duyệt hợp đồng bán 100 hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon (HCDS) và trang thiết bị đi kèm cho Đài Loan với giá 2,37 tỷ USD. Chúng tôi đã gửi thông báo đến quốc hội Mỹ về hợp đồng này", Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm 26/10.
Tên lửa Harpoon phóng từ tàu chiến Mỹ trong một cuộc diễn tập năm 2016. Ảnh: US Navy.
Hợp đồng bao gồm 400 tên lửa diệt hạm phóng từ mặt đất RGM-84L-4 Harpoon Block II với tầm bắn 125 km, 4 tên lửa huấn luyện RTM-84L-4 không mang đầu nổ và động cơ, 411 thùng chứa, 100 xe vận chuyển và phóng đạn, 25 xe radar, cùng linh kiện sửa chữa, thiết bị kiểm tra và tài liệu hướng dẫn. Washington cũng đảm nhận huấn luyện binh sĩ và hỗ trợ kỹ thuật sau khi bàn giao vũ khí cho Đài Bắc.
"Thương vụ sẽ giúp cải thiện khả năng bảo đảm an ninh của bên nhận hàng, cũng như duy trì ổn định và cân bằng trong khu vực", thông cáo của DSCA có đoạn viết.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo từ Bộ Ngoại giao để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước cũng phê duyệt ba thương vụ bán vũ khí với tổng trị giá hơn 1,8 tỷ USD cho Đài Loan gồm 135 tên lửa hành trình đối đất AGM-84H SLAM-ER, 11 hệ thống pháo phản lực tầm xa M142 HIMARS và 6 cụm cảm biến MS-110 cho tiêm kích.
Trung Quốc hôm 26/10 tuyên bố sẽ áp lệnh trừng phạt đối với ba công ty Mỹ liên quan đến thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan gồm Lockheed Martin, Boeing Defense và Raytheon để đáp trả. Bắc Kinh cáo buộc động thái của Washington đã làm tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, yêu cầu Washington "nhận thức tác hại họ gây ra và lập tức hủy bỏ các thương vụ".
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Dù công nhận chính sách "một Trung Quốc", Mỹ vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan và đang cung cấp cho hòn đảo nhiều khí tài hiện đại trong bối cảnh căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây bất ổn cho Tây Tạng Trung Quốc hôm nay (15/10) cáo buộc chính quyền Mỹ tìm cách gây bất ổn cho Tây Tạng sau khi Tổng Trump hôm qua (14/10) bổ nhiệm điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, động thái này của Mỹ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ...