Uy lực của siêu súng cối 2S4 Tyulpan mạnh nhất thế giới mà Nga sở hữu
Quân đội Nga đã triển khai hàng loạt hệ thống pháo hạng nặng ở Donbass để đối phó với mạng lưới phòng thủ kiên cố của Ukraine, bao gồm cả súng cối tự hành 2S4 Tyulpan.
Súng cối tự hành 2S4 Tyulpan tại Diễn đàn kỹ thuật – quân sự quốc tế Army-2017 được tổ chức tại Moskva. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik (Nga), súng cối tự hành 2S4 Tyulpan (còn được gọi là Tulip) là loại vũ khí có nguồn gốc từ những năm 1950. Vào tuần trước, quân đội Nga đã công bố một đoạn video cho thấy hệ thống súng cối hạng nặng 2S4 Tylupan tấn công các cứ điểm kiên cố của Ukraine với sự hỗ trợ của một máy bay không người lái do thám.
Vậy loại vũ khí này có những đặc điểm nổi bật gì? Và điều gì khiến nó trở nên nguy hiểm đến vậy?
Sự khác biệt giữa súng cối và lựu pháo
Súng cối là một loại pháo được thiết kế để phóng đạn ở quỹ đạo tầm cao. Các loại vũ khí này có thể di động và nhỏ gọn, bắn đạn nhỏ, yêu cầu sử dụng xe chở súng cối, có thể là khung gầm xe tải hoặc khung gầm bánh xích hạng nặng. Thông thường, súng cối càng lớn thì tầm bắn hiệu quả càng xa và lượng đạn càng lớn.
Trong khi các loại súng cối nhỏ hơn, cơ động như M224 của Mỹ có tầm bắn chỉ vài km, Tyulpan có thể bắn chính xác các loại đạn lớn ở khoảng cách từ 9,6 km đến 20 km. Phiên bản 2S4 mới hơn sử dụng đạn đặc biệt, có tầm bắn xa hơn.
Do đó, 2S4 gần như vượt qua định nghĩa tiêu chuẩn của súng cối – thường có khả năng bắn tầm ngắn và tiếp cận các mục tiêu trong phạm vi gần hơn súng hạng nặng và pháo, có tầm bắn dao động từ 20 đến 30 km và có thể bắn đạn pháo nặng, đến vài trăm kg.
Do thiết kế bắn ở tầm xa, lựu pháo có quỹ đạo tối đa thấp hơn so với súng cối, thường là 70 và 75 độ. Quỹ đạo này có nghĩa là có một “vùng chết” nguy hiểm mà lựu pháo không thể khai hỏa, khiến chúng dễ bị đối phương tấn công khi đến quá gần.
Súng cối 2S4 là gì, số lượng mà Nga sỡ hữu
2S4 Tyulpan là súng cối tự hành có uy lực mạnh nhất thế giới, với cỡ nòng 240 mm có khả năng bắn đạn nổ thông thường có trọng lượng từ 130 kg đến 230 kg, dẫn đường bằng laser, đạn xuyên giáp và đạn chùm tùy chỉnh. Thậm chí 2S4 Tyulpa có thể mang cả vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường.
Video đang HOT
Hệ thống này được thiết kế và chế tạo vào cuối những năm 1960 tại Xí nghiệp quốc phòng và đường sắt Uraltransmash ở Omsk, Siberia, bởi nhà thiết kế pháo tự hành và xe tăng kỳ cựu Georgy Sergeevich Efimov. Ông Efimov cũng là “cha đẻ” của các thiết kế khác – bao gồm pháo chống tăng, pháo phòng không tự hành, và lựu pháo tự hành 2S3 Akatsiya.
Từ năm 1969 đến 1988, xí nghiệp này đã sản xuất 580 hệ thống Tyulpan. Các hệ thống này được đưa vào biên chế cho quân đội Liên Xô vào năm 1972.
Ngoài Nga, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô khác, như Tiệp Khắc, cũng sử dụng Tyulpan. Một số hệ thống đã được xuất khẩu sang Iraq, Libya và Syria.
Nga ước tính có khoảng 390 hệ thống Tyulpan trong kho và 40 hệ thống hoạt động vào năm 2021. Giá của một hệ thống Tyulpan hiện nay ở khoảng 1,7 triệu USD.
2S4 Tyulpan trình diễn tại triển lãm quân sự ở ngoại ô Moskva. Ảnh: Sputnik
Hệ thống 2S4 Tylupan sử dụng súng M-420 – súng cối kéo của Liên Xô, phát triển ngay sau Thế chiến thứ 2 và được sản xuất trong phổ biến những năm 1950. Biến thể kéo của loại súng này phần lớn đã bị loại bỏ, tuy nhiên Iraq, Syria và Ukraine được cho là vẫn đang sở hữu số lượng hệ thống không xác định trong kho vũ khí.
Tyulpan được chế tạo trong Chiến tranh Lạnh, khi NATO và khối Hiệp ước Warsaw đối đầu với nhau ở trung tâm Trung Âu. Loại vũ khí này được thiết kế để hỗ trợ hệ thống phòng thủ Đông Âu. Song khi tạo ra loại vũ khí này, các nhà hoạch định quân sự Liên Xô và ông Efimov khó có thể tưởng tượng rằng một ngày nào đó, nó sẽ được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine, nước từng thuộc Liên Xô.
Ngoài Tyulpan, Nga còn sử dụng hệ thống súng cối nào khác?
Pháo tự hành S23 Nona-SVK, gắn trên xe bọc thép chở quân BTR-80, trưng bày trước thềm diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2015 ở khu vực Moskva. Ảnh: Sputnik
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô đã trở thành cường quốc sản xuất pháo và súng cối hàng đầu thế giới, trong đó có các bệ phóng tên lửa BM-13 và BM-31 Katyusha huyền thoại, súng cối 160mm và 280mm, súng chống tăng và các hệ thống pháo binh khác.
Trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các nhà sản xuất vũ khí của Liên Xô và Nga đã chế tạo hàng chục loại súng cối, súng, lựu pháo và súng hải quân khác nhau. Ngày nay, kho súng cối của Quân đội Nga bao gồm súng cối 2B9 Vasilek 82 mm, súng cối hạng nhẹ 2B11 và 2B14, súng cối hạng nặng 2S12 Sani 120 mm và 2S9 Nona – hệ thống súng cối gắn trên xe bọc thép BTR-D có thể thả dù để hỗ trợ các chiến dịch phía sau phòng tuyến của đối phương.
Loại súng cối tối tân nhất trong kho vũ khí của Mỹ là gì?
Binh sĩ lấp các bao cát xung quanh vị trí súng cối hạng nhẹ trên tiền tuyến của Căn cứ Thủy quân lục chiến Mỹ ở miền nam Afghanistan tháng 11/2001. Ảnh: Reuters
Các nhà hoạch định của Lầu Năm Góc thường tập trung phát triển các hệ thống máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tầm xa hơn là súng cối.
Súng cối của Quân đội Mỹ nói chung là các hệ thống nhỏ hơn, tầm bắn ngắn hơn được bộ binh sử dụng, chẳng hạn súng cối hỗ trợ bộ binh hạng nhẹ M19 – nòng trơn, nạp đạn bằng đầu nòng và M252 – loại súng cối do Anh thiết kế được sử dụng để bắn gián tiếp tầm xa.
Mỹ sở hữu ít nhất 1.000 khẩu súng cối 120mm Soltam K6 do Israel thiết kế. Hệ thống này có khả năng bắn đạn nổ mạnh nặng 14 kg ở khoảng cách lên tới 7,2 km. Cuối cùng là hệ thống súng cối hạng nhẹ M224 60 mm (LWCMS), bắn đạn pháo 6,5-6,9 kg có trọng lượng khoảng 21 kg.
Các đơn vị pháo binh của lực lượng Nga - Belarus kích hoạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Bộ Quốc phòng Belarus cho biết các đơn vị pháo binh của lữ đoàn cơ giới Belarus đã đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu theo một phần của biện pháp liên minh trong nhóm lực lượng quân sự khu vực Nga - Belarus.
Binh sĩ Nga tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận quân sự Zapad-2021 do lực lượng vũ trang Nga và Belarus tổ chức tại thao trường Obuz-Lesnovsky ở vùng Brest, Belarus hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters
"Hôm nay, theo một phần của biện pháp liên minh trong nhóm lực lượng khu vực Nga - Belarus, các đơn vị pháo binh của lữ đoàn cơ giới độc lập số 11 đã sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao", hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Belarus cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi quan chức Bộ Ngoại giao Nga Aleksey Polishchuk cảnh báo rằng Belarus có thể tham gia cuộc xung đột Ukraine nếu nước này hoặc Nga bị xâm chiếm.
Nhận định về các kịch bản có thể xảy ra khi Belarus tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, ông Polishchuk đã đề cập đến học thuyết quân sự mới nhất của Nhà nước Liên minh. Theo đó, nỗ lực sử dụng vũ lực chống lại 1 trong 2 thành viên của liên minh sẽ là được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ Nhà nước Liên minh. Ông cho biết các thành viên đã cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp có bất kỳ hành vi xâm chiếm nào từ bên ngoài, chống lại Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
"Từ góc độ pháp lý, việc chính quyền Ukraine sử dụng vũ lực quân sự hoặc lực lượng vũ trang Ukraine xâm chiếm lãnh thổ Belarus hoặc Nga là đủ cơ sở để có phản ứng tập thể", ông Polishchuk nhấn mạnh. "Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và quân sự của hai quốc gia sẽ quyết định có phản ứng hay không và bằng cách nào".
Theo Polishchuk, ngoài tham gia vào chiến dịch quân sự, liên minh Nga - Belarus còn có khả năng đưa ra các hình thức hỗ trợ khác, chủ yếu là hợp tác quân sự và kỹ thuật. Theo ông, đó là hình thức có khả năng nhất giữa Moskva và Minsk.
"Các quốc gia cung cấp vũ khí và linh kiện để sản xuất phần cứng quân sự cho nhau, hợp tác trong các vấn đề bảo vệ biên giới và tăng cường khả năng chiến đấu của hệ thống phòng không chung Nga - Belarus.
Tổng thống Lukashenko đã nhiều lần cảnh báo Belarus sẽ trả đũa trong trong trường hợp Ukraine tấn công Minsk hoặc bất kỳ hành động khiêu khích nào khác. Họ có quyền bảo vệ lãnh thổ bằng mọi cách có sẵn và Minsk có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ đầy đủ của Nga ở đây", nhà ngoại giao Nga giải thích.
Lễ khai mạc cuộc tập trận quân sự Zapad-2021 do lực lượng vũ trang Nga và Belarus tổ chức tại thao trường Obuz-Lesnovsky ở vùng Brest, Belarus. Ảnh: Reuters
Trước đó, ngày 10/10/2022, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này và Nga đang triển khai một nhóm lực lượng chung trong khu vực, chủ yếu bao gồm các binh sĩ Belarus. Tuyên bố trên được đưa ra được đưa ra trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi tình hình ở khu vực biên giới phía Tây của Nhà nước Liên minh Nga - Belarus leo thang căng thẳng.
Đến ngày 15/10/2022, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết các chuyến tàu đầu tiên chở binh sĩ Nga đã đến nước này theo thỏa thuận triển khai lực lượng chung. Bộ Quốc phòng Belarus xác nhận khoảng 9.000 binh sĩ, 170 xe tăng, 200 phương tiện chiến đấu bọc thép, 100 khẩu pháo và súng cối sẽ được Nga triển khai tới nước này theo một phần của lực lượng liên minh.
Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Lukashenko vào ngày 19/12/2022 tại thủ đô của Belarus, Tổng thống Putin tuyên bố rằng Moskva và Minsk sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai các đợt huấn luyện chiến đấu khác, bao gồm đào tạo một phần của nhóm lực lượng chung.
Đầu tháng 1/2023, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết hai nước vẫn đang triển khai các biện pháp để tiếp tục tăng cường nhóm lực lượng chung. Theo đó, các binh sĩ đã sẵn sàng hoàn thành các mục tiêu bảo vệ Nhà nước Liên minh Nga - Belarus.
Về phần mình, hôm 11/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này phải sẵn sàng ở biên giới với Belarus dù chưa có động thái gì ở đó ngoài những tuyên bố.
Belarus là một đồng minh thân cận của Nga. Minsk đã cho phép Moskva sử dụng lãnh thổ Belarus trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tuy nhiên, nước này từ chối điều động lực lượng quân đội tới nước láng giềng tham chiến.
Ukraine nói xung đột ở Soledar chưa kết thúc, Nga điều thêm quân đến 'chảo lửa' miền Đông Quân đội Ukraine đã bác bỏ thông tin cho rằng các lực lượng Nga đã kiểm soát thành phố Soledar ở miền Đông nước này. Khói bốc lên từ các cuộc không kích vào thành phố tiền tuyến Soledar hôm 5/1. Ảnh: Reuters Hôm 12/1, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine vẫn trụ vững khi giao...