Uy lực chết người của cỗ máy phun lửa tối tân Nga
Súng phun lửa luôn là một vũ khí vô cùng lợi hại trong chiến tranh. Trong Thế chiến I và Thế chiến II, các đơn vị đặc biệt thường được trang bị súng phun lửa để tiêu diệt các công sự.
Nhưng vấn đề của loại vũ khí này khi ấy là chúng phải do binh sĩ vận hành, bởi vậy nhược điểm là khi bình nhiên liệu bị trúng đạn thì người đang sử dụng súng cũng sẽ bốc cháy trước khi kịp phun lửa vào mục tiêu. Bên cạnh đó, muốn hiệu quả thì binh sĩ phải đưa súng phun lửa tới sát mục tiêu.
Tuy nhiên, trong Thế chiến 2, Mỹ bắt đầu lắp súng phun lửa lên xe tăng, khắc phục được nhược điểm dễ trúng đạn. Theo năm tháng, súng phun lửa biến đổi từ một vật giống chiếc balô trên lưng lính chiến thành vũ khí giống như tên lửa, có thể phóng đi từ các hệ thống như M202 FLASH.
Nga là nước đưa khái niệm súng phun lửa lên bậc tối tân nhất. Trong thập niên 1980, khung T-72 được sử dụng như một bệ cho súng phung lửa lớn có tên gọi TOS-1.
TOS-1 mang được 30 tên lử 220mm, có thể bắn xa hơn 3km. Súng này đã thể hiện sức mạnh ở Chechnya, Iraq, và cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan.
Theo hãng tin TASS, Nga vừa chế tạo ra súng phun lửa phóng rocket mới có tên Tosochka TOS-2, đặt trên xe tăng T-14 Armata. Hệ thống có tầm bắn khoảng 10km, và phương tiện có thể di chuyển 480km với mỗi bình gas.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Video đang HOT
5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I
Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này.
Súng phun lửa
Ý tưởng thiêu đốt kẻ thù luôn xuất hiện trong các cuộc chiến, nhưng phải đến năm 1915, Đức mới là quốc gia đầu tiên biên chế súng phun lửa vác vai ra chiến trường. Đây được xem là vũ khí đặc biệt hữu dụng, dù nhiệm vụ chính chỉ là buộc đối phương phải chạy ra khỏi chiến hào, nơi họ sẽ bị súng trường và súng máy tiêu diệt.
Lính mang súng phun lửa được coi là lực lượng cảm tử, bởi họ luôn bị ưu tiên tiêu diệt khi bị phát hiện, cũng như đối phương sẽ giết không cần xét xử nếu bắt được họ, theo We Are The Mighty.
Anh có chiến thuật sử dụng loại vũ khí này khác với Đức. Súng phun lửa được bố trí cố định trong các giao thông hào dài phía trước mũi tấn công, với vòi phun trồi lên mặt đất để tạo thành một bức tường lửa dài 91 m về phía đối phương.
Loại vũ khí này được sử dụng rất hiệu quả ở trận Somme ngày 7/1/1916. Chúng thiêu đốt một phần chiến tuyến quân Đức, trước khi bộ binh Anh ập vào bắt giữ những binh sĩ đối phương đang bốc cháy.
Dao găm chiến hào
Cùng với sự ra đời của chiến tranh công sự ở Thế chiến I, người lính cần loại vũ khí mới để chiến đấu hiệu quả trong phạm vi hẹp của chiến hào. Điều đó dẫn tới sự ra đời của dao găm chiến hào.
M1917 là loại dao găm chiến hào đầu tiên của Mỹ. Đây được coi là vũ khí giết người "3 trong một" với phần lưỡi hình tam giác dùng để đâm, ốp bảo vệ tay sắc nhọn để gây thương tích tối đa khi đấm, cùng một núm tròn ở cán dao dùng để tấn công phần đầu đối phương từ trên xuống.
Mẫu cải tiến có tên Mark I của M1917 được phát triển vào năm 1918, nhưng mãi đến Thế chiến II mới được sử dụng trên chiến trường.
Khí độc
Khí độc là vũ khí đáng sợ nhất, luôn xuất hiện trong các bảng xếp hạng về mức độ nguy hiểm. Khí độc trong Thế chiến I gồm ba loại chính là khí clo, phosgene và mù tạt.
Vụ tấn công bằng khí độc đầu tiên xảy ra khi quân Đức sử dụng khí clo nhằm vào hai sư đoàn lính Pháp ở Ypres năm 1915. Sau đó, hai phe tham chiến đều phát triển kho vũ khí hóa học và phương thức đối phó của riêng mình. Mục đích thực sự của việc sử dụng khí độc không nhằm để giết người, mà để gây thương vong lớn hoặc ô nhiễm chiến trường, buộc đối phương rời bỏ vị trí chiến đấu.
Những người lính đeo mặt nạ phòng độc là hình ảnh quen thuộc của Thế chiến I.
Khí độc gây kinh hoàng cho binh lính bởi chúng làm họ nghẹt thở và mù lòa khi tiếp xúc. Khí mù tạt là đáng sợ nhất, bởi ngoài việc gây đau rát cổ họng, phổi và mắt, nó còn khiến vùng da tiếp xúc bị bỏng, phồng rộp gây đau đớn.
Nhiều quốc gia sau này đã ký hiệp ước cấm sản xuất và phổ biến vũ khí hóa học, coi đây là loại vũ khí giết người hàng loạt.
Pháo binh
Pháo binh ra đời trước Thế chiến I rất lâu, nhưng chúng được sử dụng phổ biến ở chiến trường châu Âu với mức độ chưa từng có.
Đạn pháo được khai hỏa với số lượng lớn khiến nhiều nơi trên chiến trường trở thành những vũng lầy chứa các quả đạn chưa phát nổ. Những vụ pháo kích ồ ạt có khả năng phá hủy giao thông hào và chôn sống những người lính dưới đó. Sự hủy diệt của pháo binh khủng khiếp đến mức thuật ngữ "hội chứng sốc bởi đạn pháo" (shell shock) đã ra đời để mô tả triệu chứng của những người sống sót sau các vụ pháo kích.
Súng săn
Khi Mỹ tham chiến ở Mặt trận phía Tây, họ mang theo súng săn (shotgun), loại vũ khí mới khiến người Đức hoàn toàn khiếp sợ. Mỹ sử dụng nhiều loại súng săn khác nhau, nhưng chủ yếu là mẫu Winchester M1897 cải tiến dùng trong chiến hào (trench gun). Nòng súng được rút ngắn còn 50 cm, bổ sung thêm lớp cách nhiệt và lưỡi lê.
Khẩu súng săn hiệu quả đến mức lính Mỹ đặt cho nó biệt danh "chổi quét chiến hào".
Uy lực của súng săn khiến Đức gửi công hàm ngoại giao phản đối sử dụng nó trên chiến trường, đồng thời dọa sẽ dùng loại vũ khí này để trừng phạt bất kỳ lính Mỹ nào bị bắt. Phía Mỹ bác bỏ điều này, dọa trả đũa nếu Đức làm như vậy với lính của họ.
Duy Sơn
Ảnh: WATM
Theo VNE
Tàu tìm MH370 phát hiện tàu ngầm mất tích bí ẩn hơn 100 năm HMAS AE1 được xác định là chiếc tàu ngầm bị mất tích đầu tiên của lực lượng đồng minh cũng như Hải quân hoàng gia Úc trong Thế chiến I và sau 103 năm biến mất bí ẩn, cuối cùng nó cũng được tìm thấy. Phần còn lại của tàu ngầm HMAS AE1 được tìm thấy ở vùng biển ngoài khơi quốc đảo...