Ủy hội sông Mekong cung cấp thông tin cảnh báo lũ lụt và hạn hán trên Facebook
Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông cáo báo chí của Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) cho biết, ngày 31/8, MRC cùng Facebook đã khởi động sáng kiến chung về cung cấp thông tin cảnh báo lũ sớm và thông tin giám sát hạn hán cho các cộng đồng ven sông và các chính phủ ở khu vực hạ Lưu sông Mekong.
Sông Mekong tại Nakhon Phanom, Thái Lan. Ảnh tư liệu: bangkokpost.com
Đây là hợp tác lần đầu tiên giữa MRC và Facebook nhằm nâng cao nhận thức của người dân 4 quốc gia thành viên MRC gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, về hệ thống thông tin lũ lụt và hạn hán của MRC và nâng cao năng lực sử dụng các hệ thống kỹ thuật số trực tuyến cho cán bộ trong khu vực trong giai đoạn 2020-2021.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc về Thiệt hại kinh tế, Nghèo đói và Thiên tai, trong 2 thập kỷ qua, thiệt hại kinh tế trực tiếp do các thảm họa liên quan tới khí hậu đã tăng tới 250%. Ở khu vực Mekong trong giai đoạn 1998-2017, Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại ước tính 52,4 tỷ USD.
Theo ước tính của MRC, dù lũ mùa mang lại nhiều lợi ích đa dạng cho khu vực này, thiệt hại trung bình hằng năm do lũ ở hạ lưu sông Mekong là khoảng 60 – 70 triệu USD. Thiệt hại của Việt Nam và Campuchia chiếm xấp xỉ 2/3 tổng thiệt hại do lũ hằng năm ở khu vực Mekong.
Các nghiên cứu gần đây của MRC cũng cho thấy tình trạng hạn hán ở hạ lưu sông Mekong đã tăng cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng trong các thập kỷ qua và xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì. Lưu vực này cũng dễ bị ảnh hưởng trước các tác động khác của biến đổi khí hậu, gồm cả nhiệt độ trung bình đến năm 2030 dự đoán sẽ tăng xấp xỉ 0,8 độ C.
Video đang HOT
MRC đã lắp đặt 22 trạm thủy văn dọc theo dòng chính sông Mekong ở hạ lưu sông Mekong để giám sát và thu thập dữ liệu về mực nước sông và lượng mưa, cung cấp cho Hệ thống dự báo lũ lụt và hạn hán ở Mekong của MRC. Hệ thống này cung cấp cho cộng đồng và các chính phủ ven sông dữ liệu mực nước sông hằng ngày, gồm cả các cảnh báo lũ và dự báo hạn, quanh năm. Hệ thống này sẽ được giải thích qua một video minh họa 3D, được chia sẻ trên nền tảng của Facebook để tiếp cận được các cộng đồng trong toàn khu vực.
Facebook cũng sẽ tập huấn cho cán bộ 4 quốc gia thành viên MRC về cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số khác nhau để giao tiếp hiệu quả và nhanh chóng trong và sau thảm họa. Hoạt động này sẽ gồm tập huấn về Bản đồ mật độ dân số của Facebook – ứng dụng sử dụng kỹ thuật hình ảnh vi tính hiện đại để kết hợp các bộ dữ liệu có sẵn miễn phí hoặc có trả phí, với năng lực trí tuệ nhân tạo của Facebook. Các bản đồ này chi tiết gấp 3 lần so với các nguồn hiện có.
4-5 cơn bão dịp cuối năm tập trung ở Nam Bộ, Trung Bộ
Nam Bộ là tâm điểm ảnh hưởng của nhiều cơn bão trong các tháng cuối năm. Đồng thời, triều cường dâng, mưa lớn cực đoan và xâm nhập mặn là những loại hình thiên tai đáng lưu ý.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra nhận định về tình hình khí tượng thủy văn tại Tây Nguyên và Nam Bộ trong các tháng cuối năm. Dự báo cho thấy khu vực này có thể hứng chịu những loại hình thiên tai như bão, lũ, ngập úng, triều cường cao ngay cả khi mùa mưa kết thúc.
Cụ thể, cơ quan khí tượng cho biết từ nay đến hết năm, 7-9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên Biển Đông. Trong đó, 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Tháng 10-11, mưa lớn dồn dập và kéo dài xuất hiện ở Nam Trung Bộ. Trong khi đó, các đợt mưa trái mùa sẽ đến khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào thời kỳ mùa khô.
Lũ trên sông Mekong năm nay đến muộn. Từ cuối tháng 8 đến tháng 10, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mekong thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 10-30%.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lũ lớn ít có khả năng xuất hiện. Tuy nhiên, lũ có nguy cơ lên nhanh hơn bình thường do mưa lớn trong thời gian ngắn.
Đầu mùa khô, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như 2 năm gần đây.
Cơ quan khí tượng cảnh báo các địa phương ở đồng bằng Nam Bộ sớm có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
Những trận mưa lớn, kết hợp triều cường dâng có thể gây ngập úng nặng nề tại TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ dịp cuối năm. Ảnh: Duy Hiệu.
Về hải văn, vùng biển phía nam cần đề phòng sóng cao 2-3 m do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Sóng lớn ven biển miền Trung do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão có thể gây sạt lở đê sông, đê biển.
Đáng chú ý, ven biển Nam Bộ được dự báo xuất hiện 4 đợt triều cường cao vào các ngày 18-19/9, 15-19/10, 14-18/11 và 13-17/12. Độ cao của triều cường có thể chạm mốc kỷ lục vào ngày 18/10, trong trường hợp trùng với kỳ hoạt động của gió Tây Nam. Điều này khiến ven biển Nam Bộ có nguy cơ ngập lụt.
Trao đổi với Zing, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo (Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ), cho biết Nam Bộ hứng chịu cao điểm mưa vào tháng 9 và tháng 10. Lúc này, nhiều hình thái cực đoan trên Biển Đông tác động khiến gió Tây Nam mang theo nhiều hơi ẩm vào đất liền, mưa lớn sẽ xuất hiện tại khu vực.
Bà Lan nhắc đến trận mưa trên 200 mm tại TP.HCM vào tối 6/8 và lưu ý trận mưa này xảy ra không phải vào cao điểm của triều cường nhưng đã khiến nhiều tuyến phố ngập nặng. Trong khi đó, đỉnh triều trong năm ở TP.HCM thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11.
Tổng hợp những phân tích trên, chuyên gia cảnh báo mưa lớn cực đoan kết hợp triều cường có thể khiến nhiều nơi ở TP.HCM tiếp tục ngập nặng thời gian tới.
Những ngày tới, TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ duy trì kiểu thời tiết sáng nắng, chiều mưa với nền nhiệt dao động 24-33 độ C. Các ngày 19-21/8, khu vực có thể đón thêm một đợt mưa diện rộng mới, cục bộ mưa to kèm theo nguy cơ lốc, sét và gió giật mạnh.
Một nông dân Thái Bình phát tài nhờ 3 con lợn nái sống sót ngoạn mục sau dịch tả châu Phi. May mắn giữ được 3 con lợn nái sau dịch tả lợn châu Phi, đến nay anh Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã nhân giống được đàn lợn gần 200 con. Với việc giá lợn hơi giữ ở mức cao trong thời gian khá dài, anh Mừng đã thu về hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi...