Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Có cần luật riêng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ?
Lấy lý do 90% tai nạn giao thông là thuộc đường bộ nên phải tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật là chưa thuyết phục và không khoa học .
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng tách thành hai luật sẽ phá vỡ tính hệ thống – (Ảnh LH)
Tiếp tục phiên họp thứ 48, chiều 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Rất đáng chú ý của lần sửa đổi này là sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh, Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chỉ quy định về giao thông đường bộ gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Còn các quy định về quy tắc giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ không được quy định tại Dự thảo Luật này mà sẽ được chuyển sang Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, do Bộ Công an chủ trì dự thảo, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 16/9.
Lý do, Chính phủ đề nghị tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành hai nội dung lớn là giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đồng thời xây dựng thành hai dự án Luật.
Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ.
Nhưng, hầu hết các ý kiến tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cho rằng, phương án này không đảm bảo tính hệ thống và logic lập pháp.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành, có sự chồng lấn nhiều nội dung giữa 2 dự Luật nêu trên, chẳng hạn nội dung quy định về phương tiện giao thông đường bộ.
Đồng tình với nhận xét này, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói: “Việc tách ra hai luật đúng là sẽ đặt ra một số vấn đề làm xáo trộn hệ thống pháp luật hiện hành. Các luật về giao thông đường thuỷ, đường hàng không có tiếp tục tách phần trật tự an toàn ra hay không? Dù hai bộ (Giao thông – Vận tải, Công an) đã đồng ý tách, nhưng làm như vậy có bảo đảm tính logic, hợp lý trong lập pháp hay không? Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ đặt vấn đề.
Video đang HOT
Cả Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đều chung quan điểm không nên tách ra thành 2 luật như quan điểm của Chính phủ.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích: Hoạt động giao thông đường bộ bao gồm nhiều thành tố, cả tĩnh và động, tất cả đều hướng đến mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn. Tách thành hai luật vừa phá vỡ tính hệ thống, vừa khó lòng tránh khỏi sự trùng lắp, chồng lấn giữa hai luật; làm rắc rối công tác lập pháp.
Ông Lưu cho rằng, vấn đề then chốt là Chính phủ cần phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước trong từng mảng công việc.
Phó chủ tịch nêu ví dụ cho thấy rất khó để tách bạch các nội dung trong hai luật này. “Ở chương Vận tải đường bộ của dự thảo Luật này, vì sao phải quy định lái xe đường dài không được chạy liên tục 10 tiếng? Đó chính là để bảo đảm an toàn giao thông, chứ đâu phải thuần tuý vận tải”, Phó chủ tịch phân tích.
Tham gia giải trình, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, trên thực tế, có đến hơn 90% tai nạn là trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nên Chính phủ đã bàn bạc, thống nhất làm luật riêng về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Hiện tại, chưa đặt vấn đề tách ở các luật khác (giao thông đường thuỷ, đường sắt, hàng không).
Lấy lý do 90% tai nạn giao thông là thuộc đường bộ nên phải tách là chưa thuyết phục và không khoa học, vì hàng không và đường sắt mà xảy ra tai nạn thì thiệt hại cũng rất lớn. Nếu muốn nhấn mạnh công tác bảo đảm an toàn thì đưa thành một chương dày dặn trong Luật này là đủ, còn việc nào do Bộ nào làm thì Chính phủ phân công, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phản biện.
Bảo lưu quan điểm cần tách thành hai luật, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, trong phiên họp của ngày 16/9, Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được lãnh đạo Bộ Công an trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đầy đủ hồ sơ và giải trình chi tiết.
Trước đó, khi Ủy ban Quốc phòng – An ninh thẩm tra Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lãnh đạo Bộ Công an cũng đã cho biết đa số thành viên Chính phủ tán thành phương án vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Pháp lý vụ bị xe cán chết do vướng cáp viễn thông
Trách nhiệm hình sự và dân sự trong vụ án còn phải chờ kết quả điều tra, nên chuyên gia phân tích trên cơ sở các khả năng có thể xảy ra.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, chiều 7-9, anh NVP (19 tuổi) điều khiển xe máy trên đường Ba Cu hướng về đường Lê Lợi (TP Vũng Tàu) do bị vướng dây cáp viễn thông nên ngã xuống đường. Đúng lúc này, xe bồn đang lưu thông cùng chiều đi tới, cán trúng khiến anh P. tử vong. Vụ tai nạn được camera an ninh của một nhà dân ghi lại.
Đáng chú ý, tại hiện trường, Công an TP Vũng Tàu xác định có hai sợi dây cáp viễn thông của hai nhà cung cấp mạng bị đứt trước đó và thòng xuống đường, người dân cho biết dây cáp này bị đứt nhưng không ai sửa chữa.
Hình sự: Phải chờ kết quả điều tra
Sự việc đang được điều tra làm rõ nhưng vấn đề pháp lý trong vụ việc này là trách nhiệm dân sự lẫn hình sự của đơn vị quản lý cáp viễn thông và tài xế xe bồn như thế nào?
Theo ThS Võ Phước Long, giảng viên Khoa luật, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, về trách nhiệm hình sự (TNHS) cần phải chờ kết luận của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo nội dung của clip thì có thể loại bỏ TNHS của tài xế xe bồn.
Bởi lẽ trường hợp này được xem là sự kiện bất ngờ theo quy định tại Điều 20 BLHS. Theo đó người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu TNHS. Nói cách khác, sự kiện bất ngờ là một trong những trường hợp loại trừ lỗi, mà không có lỗi thì không có tội, cho dù hành vi nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
ThS Phước Long nhận định: "Qua clip cho thấy tài xế xe bồn chạy đúng luật nhưng do anh P. vướng cáp viễn thông, đột ngột ngã xuống trước đầu xe bồn đang lưu thông. Tài xế xe bồn không thể thấy trước tình huống bất ngờ này nên được loại trừ trách nhiệm. Bất kỳ ai trong trường hợp này cũng không thể thấy trước được hậu quả, vì sự việc diễn ra quá bất ngờ".
Đối với trách nhiệm của nhà mạng, ThS Phước Long cho rằng không thể xử lý hình sự đối với doanh nghiệp sở hữu hoặc quản lý cáp viễn thông. Bởi TNHS đối với pháp nhân chỉ đặt ra đối với các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế hoặc môi trường (Điều 76 BLHS).
ThS Mai Khắc Phúc, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho rằng cần phải chờ kết luận chính thức của cơ quan điều tra. Về nguyên tắc xử lý, nếu tài xế xe bồn có vi phạm về tốc độ, làn đường, quan sát... thì vẫn có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Đối với nhà mạng, cần làm rõ một số vấn đề như thời gian bị đứt dây khi nào, cách thức, quy trình quản lý, bảo dưỡng đường dây cáp viễn thông ra sao. Đồng thời, cơ quan điều tra cần xác định sự việc đứt cáp đã được thông báo cho nhà mạng hay chưa và các đơn vị này đã làm hết trách nhiệm trong sửa chữa chưa. Khi làm rõ các câu hỏi trên thì mới có thể đặt ra việc xem xét trách nhiệm của nhà mạng và những người có liên quan.
Hiện trường vụ tai nạn đau lòng khiến anh P. tử vong. Ảnh: TRÙNG KHÁNH
Dân sự: Liên đới bồi thường?
ThS Nguyễn Trương Tín, giảng viên môn Luật bồi thường nhà nước, Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết phải chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Các chủ thể liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ việc này gồm: Người làm đứt dây cáp (nếu có), nhà mạng, chủ xe bồn, tài xế xe bồn và người bị thiệt hại (nếu có lỗi).
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) ngoài hợp đồng, BLDS 2015 có phân biệt TNBTTH do con người gây ra và TNBTTH do tài sản trực tiếp gây ra.
Ở đây, anh P. mất là do xe bồn trực tiếp cán lên người. Nếu điều tra xác định tài xế đã tuân thủ hết các quy định pháp luật về an toàn giao thông thì chủ xe được loại trừ trách nhiệm dân sự vì đây là sự kiện bất ngờ trong hình sự và là tình thế cấp thiết trong dân sự.
Ngược lại, nếu tài xế có vi phạm thì bên phía xe bồn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Lúc này chia ra hai trường hợp: tài xế đồng thời là chủ xe hoặc tài xế là người làm công. Tùy tình huống cụ thể sẽ xác định trách nhiệm bồi thường như buộc chủ xe bồi thường do liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ (chiếc xe), hay buộc bên sử dụng lao động bồi thường do người của mình gây ra, rồi sau đó yêu cầu tài xế hoàn trả.
Cũng theo ThS Tín, nguyên nhân trước đó là do dây cáp viễn thông đứt, thòng xuống làm cho anh P. ngã rồi bị xe bồn cán lên người dẫn đến tử vong. Đây có thể là TNBTTH do tài sản gây ra, thuộc về nhà mạng.
"Như vậy, nếu tài xế xe bồn vi phạm luật giao thông thì cái chết của anh P. là tổng hợp nhiều nguyên nhân: Do dây cáp đứt và do tài xế xe bồn có lỗi nên trách nhiệm dân sự sẽ liên đới bồi thường giữa bên xe bồn và nhà mạng" - ThS Tín nói.
Cụ thể, trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Lúc này trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau (Điều 587 BLDS).
Nếu tài xế xe bồn không vi phạm luật giao thông như đã phân tích ở trên thì trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà mạng.
Luật về giao thông đường bộ sẽ nhiều điểm mới Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) sẽ được trình tại kỳ họp thứ 10 tới đây, có rất nhiều quy định mới liên quan hoạt động vận tải đường bộ . Chính phủ vừa có tờ trình Dự án Luật Giao thông đường bộ (GTĐB - sửa đổi) ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo chương trình, tại phiên...