Ủy ban sông Mekong: Thảm họa vỡ đập thủy điện Lào rất khủng khiếp, bài học cho Việt Nam
Đập thuỷ điện ở Lào bị vỡ đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Đây là bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng, quản lý, vận hành các hồ thuỷ điện. Bài học này càng đắt giá, nóng hổi hơn khi cách đây chưa lâu, ngay cận kề mùa mưa bão, Bộ NN&PTNT công bố gần 1.200 hồ đập thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban sông Mekong.
PGS.TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban sông Mekong. Ảnh: IT
Thông tin thêm về vụ việc vỡ đập thuỷ điện ở Lào, PGS.TS Đào Trọng Tứ cho biết, đập thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào, dung tích chứa trên 1 tỷ m3. Đập thuỷ điện này bắt đầu xây dựng từ tháng 2.2013, dự kiến hoàn thành năm 2018, tuy nhiên tiến độ xây dựng chậm nên phải sang năm 2019 con đập này mới đi vào hoạt động. Đập thuỷ điện này bị vỡ trong giai đoạn đang thi công, nhà máy này dự kiến bán điện chủ yếu cho Lào. Tổng đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.
Đập thuỷ điện này nằm trên dòng nhánh, cách dòng chính khoảng 100km, qua dòng chính rồi mới đến sông Mekong. Toàn bộ dung tích 1 tỷ m3 đổ xuống ngay ảnh hướng rất lớn, nước có thể đổ xuống hàng vạn m3/giây.
“Bây giờ chúng ta thử nghĩ xem, hồ thuỷ điện Hoà Bình với trên 9 tỷ m3 nước (gấp 9 lần hồ thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy – Lào) nếu xảy ra tình huống xấu thì thủ đô Hà Nội sẽ như thế nào, chắc chăn là bị cuốn ra biển ngay tức khắc” – PGS.TS Đào Trọng Tứ cho biết.
“Đây là lời cảnh báo rất lớn đối với câu chuyện thuỷ điện. Còn nhớ cách đây một thời gian, khi đồng bằng sông Cửu Long khô hạn, chúng ta có đề nghị Trung Quốc xả nước để giải hạn hạ du vùng Việt Nam, lưu lượng đề nghị khoảng 1.800m3/giây, chỉ với lượng xả như vậy có thể giải hạn cho đồng bằng sông Cửu Long. Nay nước từ đập thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy (Lào) đổ về với lưu lượng hàng vạn m3/giây sẽ làm tăng mực nước đột ngột, sau vài ngày sẽ tác động tới Việt Nam” – PGS.TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh .
Video đang HOT
PGS.TS Đào Trọng Tứ cho rằng: “Vỡ đập thuỷ điện Lào là câu chuyện cảnh báo cho việc xây dựng thuỷ điện sông Mekong. Vấn đề xây dựng các đập thuỷ điện ở trên thượng nguồn sông Mekong là điều rất đáng lo ngại cho hạ lưu của con sông này.
Bản đồ các đập thuỷ điện trên sông Mekong
Việt Nam là nước cuối cùng ở hệ thống sông Mekong, chúng ta phải gánh chịu toàn bộ hậu quả từ các đập thuỷ điện thượng nguồn, nếu xảy ra sự cố. Bởi vì tất cả các nước thượng nguồn sông Mekong như Lào, Campuchia, Trung Quốc đều xây dựng rất nhiều đập lớn bé trên thượng nguồn”.
An toàn đập rất quan trọng, chỉ cần vài nghìn m3 nước đổ xuống từ hồ đập là những hộ dân sống phía dưới hồ đập lâm nguy, đập thuỷ điện ở Lào vỡ, hàng vạn m3 đổ xuống nên khiến dân cư quanh đó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng trăm người chết và mất tích, trên 6.000 người mất nhà.
Tác động của vỡ đập rất lớn, bài học đưa ra là an toàn đập ở vùng hạ lưu cần phải đánh giá kỹ lưỡng. Các quốc gia trên lưu vực sông Mekong nếu không thông báo kịp thời cho nhau thì ảnh hưởng sẽ rất lớn.
“Bây giờ chúng ta thử nghĩ xem, hồ thuỷ điện Hoà Bình với trên 9 tỷ m3 nước (gấp 9 lần hồ thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy – Lào) nếu xảy ra tình huống xấu thì thủ đô Hà Nội sẽ như thế nào, chắc chăn là bị cuốn ra biển ngay tức khắc” – PGS.TS Đào Trọng Tứ cho biết.
Ngay trong nước, chúng ta cũng xây dựng rất nhiều đập thuỷ điện, thuỷ lợi. Câu chuyện cảnh báo cho người thượng lưu đối với người hạ lưu, cảnh báo ngay cho chính chúng ta, phải thận trọng, bởi cái giá phải trả rất đắt.
Vụ vỡ đập thuỷ điện ở Lào so với thế giới là lớn. Hiện nay ở Việt Nam có một số hồ thuỷ điện lớn trên 1 tỷ m3 dung tích chứa, cụ thể có hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La trên 9 tỷ m3, tiếp đó là hồ thuỷ điện Lai Châu, Tuyện Quang… và một số hồ thuỷ điện phía Nam như Trị An…
“Những hồ chứa 1 tỷ m3 nước nếu xảy ra sự cố rất nguy hiểm” – PGS.TS Đào Trọng Tứ bình luận.
Ở Việt Nam, Bộ NN&PTNT mới công bố hiện nay có khoảng 1.200 hồ chứa thuỷ lợi đang xuống cấp nghiêm trọng. Chúng ta cũng đang trong thời điểm mùa mưa bão, lũ, chính vì vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, phòng chống thiên tai là rất lớn. Nhà nước cần quan tâm dành nguồn kinh phí để tu sửa các hồ chứa thuỷ lợi đó.
PGS.TS Đào Trọng Tứ cho rằng, chúng ta cần dành nhiều quan tâm hơn nữa cho công tác di dân khỉ vùng nguy hiểm có nguy có lũ quét, sạt lở, cần phải làm quyết liệt để người dân có nơi an cư an toàn. Không thể để tình trạng cứ xảy ra sự cố mới bắt đầu đi giải quyết. Hay như tình trạng xói lở bờ sông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tính mạng người dân không thể chờ làm xong kè bờ mới đẩm bảo. Cần quy hoạch và di dời dân ngay khỏi những điểm đem đó để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc về sau.
Theo Danviet
Trực thăng của Quân khu 5 đang tiếp cận "điểm nóng" vụ vỡ đập ở Lào
Trước thông tin đập thủy điện Xe-Pian Xe Namnoy (Lao) làm hàng chục người chết, tính mạng của hàng ngàn người dân trong tình thế ngàn cân sợi tóc, Quân khu 5 (Việt Nam) đã lập tức cử lực lượng tới hỗ trợ.
Chiều 25.7, trao đổi với PV Dân Việt, Trung tướng Nguyễn Long Cáng - Tư lệnh Quân khu 5 (đóng tại TP.Đà Nẵng) cho biết, ngay sau khi nhận được tin nước bạn Lào gặp phải sự cố vỡ đập thủy điện, trên tinh thần kết nghĩa, gắn bó mật thiết với nhau từ nhiều thập kỷ nay, Quân khu 5 đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nước bạn Lào khắc phục hậu quả của vụ việc vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe Namnoy (huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Lao) xảy ra vào đêm 23.7.
"Sau khi nhận được thông tin vỡ đập ở tỉnh Attapeu, tôi đã điện cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xin ý kiến và có công văn gửi Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Kom Tum để cùng phối hợp lên các phương án giúp đỡ nước bạn khắc phục hậu quả. Hiện tỉnh bạn chưa cần đơn vị đưa quân số và thiết bị qua để hỗ trợ. Tuy nhiên, các đơn vị của Quân khu 5 đang thực hiện nhiệm vụ tại nước bạn Lào đã trực tiếp tới hiện trường. Trong đó, máy bay trực thăng của Quân khu 5 đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn ở vùng nguy hiểm nhất của vụ vỡ đập", Trung tướng Nguyễn Long Cáng nói.
Các đơn vị thuộc Quân khu 5 tại Lào chuẩn bị trực thăng vào "điểm nóng" vụ vỡ đập ở nước bạn Lào. Ảnh: BTL QK5
Vị Tư lệnh Quân khu 5 cho biết thêm, hiện đơn vị này đã sẵn sàng quân số 1.000 người cùng nhiều trang thiết bị để nhận lệnh qua nước bạn giúp khắc phục hậu quả. Trước mắt, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã hỗ trợ người dân tỉnh Attapeu một số kinh phí để mua các yếu phẩm ổn định cuộc sống tạm thời.
"Bộ tư lệnh Quân khu 5 hỗ trợ 200 triệu đồng và chỉ đạo Công ty TNHH MTV Hữu nghị Nam Lào (Quân khu 5) hỗ trợ thêm 200 triệu đồng giúp bà con ổn định phần nào trong tình huống ngặt ngèo hiện nay. Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh đã điều đoàn cán bộ y sĩ, bác sĩ cùng các trang bị y tế của Công ty và Đội K53 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum) đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào, phối hợp chặt chẽ với với lực lượng vũ trang tại địa phương tiến hành khám, chữa bệnh, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả vụ vỡ đập", Tư lệnh Nguyễn Long Cáng thông tin.
Được biết, hiện ngoài lực lượng của Quân khu 5, các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đang thực hiện nhiệm vụ tại nước bạn Lào cũng tham gia hỗ trợ địa phương nơi xảy ra vụ vỡ đập để khắc phục hậu quả.
Theo thông tin ban đầu, việc đập thủy điện Xe-Pian Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu bị vỡ đã gây ngập lụt nghiêm trọng khu vực hạ lưu, khiến một số người chết và mất tích, hàng nghìn người đang không có nhà. Ngày 24.7, Chính phủ Lào đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại huyện Samathay, tỉnh Attapeu.
Theo báo cáo số 1 của Trung tâm hô trơ nhân đao Asean (AHA), mưa lũ đã khiến 41 huyện, 349 ngôi làng, 3.452 gia đình bị ảnh hưởng; hơn 200 ngôi nhà bị phá huỷ và phá huỷ hoàn toàn; nhiều hạ tầng giao thông bị hỏng. Tại tỉnh Attapeu, hệ thống nước sạch đã bị cắt; cách duy nhất để di chuyển đến vùng bị ảnh hưởng là bằng thuyền. Chính phủ Lào đã tích cực huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả và hàng nghìn người cũng đã được sơ tán đến nơi an toàn.
Trước đó, tối 23.7, đập thủy điện Xe-Pian Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào bị vỡ, hàng trăm người mất tích và nhiều người ở 6 làng thuộc huyện Sanamxay được cho là đã thiệt mạng, theo hãng thông tấn Lào LNA. Hơn 6.600 người rơi vào tình cảnh mất nhà cửa do nước lũ.
Hồ chứa thuỷ điện Xe- Pian Xe Namnoy có thiết kế 1,034 tỷ m3 và hiện mới tích nước được một phần. Lưu lượng xả của thuỷ điện Xe-Pian Xe Namnoy hơn 200m3/s, rất thấp so với lưu lượng đang xả của các thuỷ điện lớn ở Việt Nam. Khoảng cách từ thuỷ điện tới biên giới Việt Nam khoảng 650km và nếu có tác động đến Việt Nam phải 5-8 ngày nước mới về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang).
Theo Danviet
Yêu cầu điều tra vụ vỡ đập thủy điện ở Lào Các tổ chức dân sự ở Hàn Quốc đang yêu cầu chính phủ phải đưa ra lời giải thích liên quan đến vụ vỡ đập thủy điện ở Lào khiến hàng chục người thiệt mạng, hàng trăm người còn mất tích và hàng nghìn người rơi vào cảnh vô gia cư. Cụ thể, theo UPI, tổ chức Đoàn kết Nhân dân Tham gia...