Ủy ban hạ viện Nhật thông qua dự luật phòng thủ tập thể
Một ủy ban đặc biệt của Hạ viện Nhật hôm qua thông qua dự luật phòng thủ tập thể, mở đường cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài.
Ông Hamada, giữa, bị các nghị sĩ đối lập quây kín để phản đối dự luật. Ảnh: Kyodo
Japan Times miêu cả khung cảnh “đầy giận dữ” trong cuộc họp của Ủy ban Hạ viện Nhật Bản, khi các nghị sĩ đối lập chỉ trích Chủ tịch Ủy ban Yasukazu Hamada của đảng cầm quyền Dân chủ tự do (LDP) với mục đích ngăn cản việc bỏ phiếu.
Dù vậy, các nghị sĩ của LDP vẫn đứng lên thể hiện sự ủng hộ và ông Hamada tuyên bố dự luật được thông qua. Phiên họp toàn thể của Hạ viện ngày mai dự kiến không có cản trở gì và dự luật này sẽ được chuyển lên Thượng viện ngay lập tức.
Sự bất đồng tại Quốc hội hôm qua được cho là có thể đánh dấu bước chuyển biến trong sự nghiệp cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Các cuộc thăm dò xã hội cho thấy tỷ lệ người phản đối dự luật tăng lên và số người ủng hộ giảm đi.
Video đang HOT
Dựa trên lợi thế về thành viên nghị sĩ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là sẽ thông qua dự luật vào cuối phiên họp của Quốc hội cuối tháng 9 tới. Quy định mới sẽ dỡ bỏ một số hạn chế về hoạt động của các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDFs), bao gồm lệnh cấm thực hiện quyền phòng vệ chung, hoặc quyền dùng lực lượng hỗ trợ đồng minh khi bị tấn công dù không bị tấn công trực tiếp.
Nội các Nhật Bản đầu tháng 7 năm ngoái thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm quân đội tham chiến ở nước ngoài từ sau Thế chiến II. Chính sách mới nhấn mạnh vào việc Nhật Bản duy trì lập trường theo định hướng phòng vệ và tiếp tục đi theo con đường của một quốc gia hòa bình, tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột thông qua biện pháp ngoại giao. Việc nới lỏng chính sách quân sự nhận được sự ủng hộ từ các đồng minh có hiệp ước an ninh với Mỹ như Australia, Philippines.
Khánh Lynh
Theo VNE
Cử tri Hy Lạp nói "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử
Với phần lớn số phiếu được kiểm, kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử tại Hy Lạp cho thấy phần lớn cử tri phản đối các điều kiện cứu trợ mới của chủ nợ quốc tế. Tương lai của Hy Lạp trong khối Eurozone sẽ được các lãnh đạo châu Âu định đoạt.
Phe phản đối các điều kiện cứu trợ quốc tế tập trung tại thủ đô Athens vào đêm ngày 5/7 để ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý. (Ảnh: AFP)
BBC đưa tin, theo các số liệu sơ bộ từ cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 được Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp công bố, 61% cử tri nói "Không" với các biện pháp thắt lưng buộc bụng, so với tỷ lệ nói "Có" là 39%.
Vào đêm qua giờ địa phương, ngay sau khi các kết quả được công bố, hàng nghìn người Hy Lạp phản đối các điều kiện cứu trợ mới đã tập trung tại thủ đô Athens để ăn mừng chiến thắng áp đảo trong cuộc trưng cầu dân ý.
Đảng cầm quyền Syriza của Hy Lạp đã ủng hộ việc nói "Không", cho rằng các điều kiện cứu trợ của các chủ nợ châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra là không thể chấp nhận được.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras nói trong một bài phát biểu trên truyền hình vào đêm qua rằng người dân nước này đã bỏ phiếu cho một "châu Âu đoàn kết và dân chủ".
"Vì ngày mai, Hy Lạp sẽ trở lại bàn đàm phán và mục tiêu chính của chúng tôi là phục hồi sự ổn định tài chính của đất nước", ông Tsipras nói.
61% cử tri phản đối các điều kiện cứu trợ mới (Ảnh: Getty)
Nhưng các đối thủ của đảng cầm quyền cảnh báo rằng việc từ chối các điều thắt lưng buộc bụng sẽ khiến Hy Lạp bị loại khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ông Jeroen Dijsselbloem, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro, cho hay kết quả cuộc trưng cầu dân ý "rất đáng tiếc cho tương lai của Hy Lạp".
Trong khi đó, hãng tin AFP dẫn lời một nguồn tin châu Âu cho biết, giới chức cấp cao của khối Eurozone dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm vào hôm nay 6/7 để thảo luận kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp.
Theo phủ tổng thống Pháp, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến gặp nhau tại Paris vào hôm nay để đánh giá kết quả cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp. Ông Hollande cũng đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Hy Lạp Tsipras vào đêm qua.
An Bình
Theo BBC, AFP
Thủ tướng lên đường dự Hội nghị cấp cao Mekong - Nhật Bản Chiều 2/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội, lên đường sang Nhật Bản tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 tổ chức tại Thủ đô Tokyo, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 diễn ra trong bối cảnh...