Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ phê chuẩn dùng vũ lực với Syria
Kế hoạch tiến hành tấn công quân sự vào Syria của Tổng thống Obama đã vượt qua hàng rào đầu tiên ở quốc hội vào ngày 4/9, khi được Ủy ban đối ngoại Thượng viện phê chuẩn, dọn đường cho một cuộc tranh luận về sử dụng vũ lực tại Thượng viện Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng nếu không tấn công Syria, nguy cơ còn lớn hơn.
Một Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn nghị quyết sửa đổi với số phiếu ủng hộ là 10 trên 7 phiếu chống. Điều này có thể cho phép quân đội Mỹ can thiệp quân sự vào Syria trong vòng 90 ngày, tuy nhiên cấm lính Mỹ tấn công trên bộ.
Các lãnh đạo Thượng viện Mỹ cho biết Thượng viện sẽ nhóm họp và bỏ phiếu về việc cho phép sử dụng vũ lực đối với chính quyền của Tổng thống Assad vào tuần tới, nhằm đáp trả cho cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học của ông Assad nhằm vào chính người dân của mình.
Trong khi đó, Hạ viện Mỹ, nơi dự kiến sẽ diễn ra một cuộc bỏ phiếu vô cùng khó khăn, cũng sẽ bắt đầu xem xét về dự thảo nghị quyết vào tuần tới. Tuy nhiên, thời gian bỏ phiếu chưa được ấn định.
“Những gì chúng ta làm hôm nay là một bước đi đúng hướng”, Thượng nghị sỹ Dick Durbin cho hay. Nhân vật số hai của đảng Dân chủ tại Thượng viện này đã bỏ phiếu chống lại cuộc chiến ở Iraq, song ông khẳng định lần bỏ phiếu này “hoàn toàn khác trước”.
Trong khi đó Thượng nghị sỹ Robert Menendez, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, cho rằng, nghị quyết được ủy ban này thông qua sẽ là “nền tảng tốt” để thông qua ở Thượng viện.
Nhà Trắng đã ca ngợi Ủy ban đối ngoại Thượng viện có phản ứng nhanh chóng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Quốc hội để xây dựng sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với phản ứng quân sự nhằm thực thi ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học và bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia Mỹ”, Nhà Trắng ra tuyên bố.
Chính quyền Obama đã đệ trình bản thảo nghị quyết, nhưng các lãnh đạo của Ủy ban trên đã thảo luận lại và đặt ra thời hạn tấn công là 60 ngày, cộng thêm gia hạn 30 ngày và cấm dùng bộ binh Mỹ ở Syria.
Tuy nhiên, theo AFP, đã có sự chia rẽ sâu sắc giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ về quy mô cũng như biện pháp của cuộc tấn công quân sự.
Trong lúc đó, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Ông Kerry đã trình bày kế hoạch của Mỹ vào lúc thăm dò dư luận cho thấy người dân Mỹ tỏ ra lưỡng lự về việc tấn công Syria.
Video đang HOT
Mỹ xem xét chỉ định Lầu Năm Góc cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria
Giới chức Mỹ ngày 4/9 cho hay, Washington đang xem xét mở rộng ủng hộ cho phe nổi dậy ở Syria, cho phép Lầu Năm Góc đảm nhiệm cung cấp vũ khí cho phe này, thay vì qua Cục tình báo trung ương (CIA) như trước đây. Thông tin được đăng tải đầu tiên trên tờ Tạp chí Phố Wall.
Chính quyền Obama đã chỉ định CIA cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria vào hồi tháng sáu vừa qua, sau khi kết luận chính quyền Syria dùng khí sarin trong một vụ tấn công quy mô nhỏ. Nhưng sau một vụ tấn công cũng bị cáo buộc dùng vũ khí hóa học vào ngày 21/8 vừa qua, làm hàng trăm người chết, các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, chính quyền Obama đang xem xét củng cố thêm ủng hộ cho phe nổi dậy. “Điều đó đang được xem xét”, một quan chức Mỹ cho hay.
Vũ Quý
Theo AFP
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ: Đã sẵn sàng tấn công Syria
Các lực lượng Mỹ đã sẵn sàng phát động một cuộc tấn công vào Syria nếu Tổng thống Barack Obama "bật đèn xanh", Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố hôm 27/8.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
"Chúng tôi đã di chuyển các khí tài vào vị trí để có thể thực hiện và tuân thủ bất kỳ phương án nào mà Tổng thống lựa chọn", ông Hagel nói với hãng tinBBC.
Theo Bộ trưởng Hagel, Bộ quốc phòng Mỹ đã cung cấp cho Tổng thống Obama "mọi phương án cho tất cả các tình huống bất ngờ".
"Ông ấy đã nhìn thấy chúng. Chúng tôi đã chuẩn bị. Chúng tôi sẵn sàng để khởi hành", ông Hagel nói.
Ông Hagel cho hay các thông tin đang được nhóm thanh sát viên Liên hợp quốc thu thập có thể xác nhận rằng chính phủ Syria chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học, vốn hàng trăm người thiệt mạng.
"Tôi nghĩ rõ ràng là vũ khí hóa học đã được sử dụng để chống lại người dân Syria", ông Hagel nói.
Giới phân tích cho rằng ông Hagel tin rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học và đã sẵn sàng để thực thi mệnh lệnh của ông chủ Nhà Trắng.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết Mỹ có thể công bố các thông tin về vụ tấn công hóa học tại Syria hồi tuần trước trong vài ngày tới.
Theo ông Carney, Tổng thống Obama đã có một loạt các phương án và không bị giới hạn về việc sử dụng vũ lực. Ông Carney nói thêm rằng mục đích của Washington không phải là nhằm lật đổ Tổng thống Assad. "Các phương án mà chúng tôi đang cân nhắc không phải là về sự thay đổi chế độ", ông Carney nói.
Phương Tây "sẵn sàng trừng phạt"
Quốc hội Anh dự kiến sẽ nhóm họp vào thứ Năm tuần này để thảo luận các biện pháp đối phó tiềm tàng.
Thủ tướng Anh David Cameron cho hay thế giới "không thể đứng im" sau khi nhìn thấy "các cảnh tượng kinh hoàng về sự chết chóc và những khổ đau" gây ra bởi các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.
Vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học xảy ra hôm 21/8 gần thủ đô Damascus, khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nói "không có nghi ngờ gì về người chịu trách nhiệm cho việc sử dụng vũ khí hóa học này tại Syria: chính quyền Syria".
Trong bài phát biểu trước một nhóm cựu chiến binh ở Houston, ông Biden cho hay "những người sử dụng vũ khí hóa học để chống lại dân thường... phải chịu trách nhiệm".
Còn Tổng thống Francois Hollande nói Pháp "đã sẵn sàng trừng phạt" bất kỳ kẻ nào đứng sau vụ tấn công và đã quyết định tăng cường sự ủng hộ quân sự cho phe đối lập chính tại Syria.
Theo giới phân tích, Mỹ, Anh và Pháp giờ đây sẽ có một nhiệm vụ lớn hơn là xây dựng một liên minh mạnh nhất có thể để ủng hộ một hành động quân sự có giới hạn tại Syria.
Trong khi đó, Liên đoàn Ả-rập cho biết liên đoàn tin rằng Tổng thống Assad chịu trách nhiệm về các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học và kêu gọi Liên hợp quốc hành động.
Các nguồn tin đối lập Syria cho hay, họ đã được thông báo rằng hãy chuẩn bị cho sự can thiệp sắp tới của phương Tây trong cuộc xung đột.
"Chưa có thời điểm chính xác... nhưng mọi người có thể nói về sự can thiệp quốc tế sắp xảy ra nhằm chống lại chính quyền Syria. Điều đó chỉ còn tính bằng ngày, chứ không phải bằng tuần", hãng tin AFP dẫn lời ông Ahmad Ramadan, một quan chức của Liên minh quốc gia Syria đối lập.
"Đã có các cuộc gặp giữa Liên minh, Quân đội Syria giải phóng và các quốc gia đồng minh, trong đó các mục tiêu tiềm tàng đã được thảo luận", ông Ramadan nói thêm.
Nga, Trung Quốc cảnh báo
Máy bay Nga sơ tán các công dân Nga khỏi Syria.
Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và các đồng minh của chính phủ Syria đã đưa ra những cảnh báo về việc can thiệp quân sự. Mátxcơva cho rằng một hành động như vậy có thể gây ra "những hậu quả nghiêm trọng" cho khu vực.
Còn Ngoại trưởng Syria Walid Muallem nói ông phản đối "hoàn toàn và mạnh mẽ" những cáo buộc cho rằng các lực lượng Syria sử dụng vũ khí hóa học và chính phủ của ông khẳng định các tay súng nổi dậy là thủ phạm.
Cũng trong ngày 27/8, một máy bay vận tải của Nga đã hạ cánh xuống thành phố Latakia của Syria với một lô hàng viện trợ nhân đạo.
Phát ngôn viên Irina Rossius của Bộ các vấn đề khẩn cấp Nga cho biết máy bay sau đó rời Syria với hàng chục công dân Nga.
Chuyến bay nhằm sơ tán các công dân Nga muốn rời Syria, bà Rossius nói thêm.
Theo Dantri
Mỹ đánh Syria để "dằn mặt" Iran? Iran đang ngày càng trở thành một trong những chủ đề tranh luận hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khi giới chức thảo luận về một hành động quân sự chống lại Syria. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa), Tướng Martin Dempsey (trái) và Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối...