Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế công bố chiến lược cho giai đoạn mới
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ngày 19/12 đã công bố chiến lược của mình trong 4 năm tới, với mục tiêu giải quyết những thách thức do bối cảnh toàn cầu ngày càng phát triển và tập trung vào mục đích chính của tổ chức là bảo vệ và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang và bạo lực.
Trụ sở Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo, trong những năm tới, ICRC sẽ ưu tiên tăng cường các hoạt động bảo vệ và đối thoại với cả các quốc gia và các nhóm vũ trang, để đảm bảo việc tuân thủ các nghĩa vụ được quy định luật nhân đạo quốc tế. Trong thông báo, bà Mirjana Spoljaric – Chủ tịch ICRC nhấn mạnh cứu vớt sinh mạng và hạn chế sự tàn bạo của xung đột vũ trang vẫn tiếp tục là trong tâm trong bản sắc của tổ chức quốc tế đã 160 năm tuổi này.
Một mục tiêu của chiến lược mới là biến luật nhân đạo quốc tế thành một ưu tiên chính trị toàn cầu, củng cố tính phổ quát và ý nghĩa lâu dài của nó. Chiến lược mới cũng khẳng định tính trung lập của ICRC là “nguyên tắc cho phép hành động”, bằng cách không đứng về bên nào trong các cuộc xung đột vũ trang, tổ chức này có thể giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột. Bên cạnh đó, ICRC nhấn mạnh vai trò đặc biệt của cơ quan này với tư cách trung lập, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thả con tin và những người bị giam giữ ở Yemen, Sudan và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Video đang HOT
Hoạt động trong khoảng 100 cuộc xung đột trên toàn thế giới, chiến lược mới đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp của ICRC và khả năng thích ứng với năng lực, quan hệ đối tác và chiến lược hậu cần trong các tình huống xung đột kéo dài. Chiến lược mới nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu hiểu và ứng phó với tác động của công nghệ mới trong chiến tranh cũng như khả năng áp dụng luật nhân đạo quốc tế vào các lĩnh vực như vũ khí tự động, chiến tranh mạng và sử dụng trí tuệ nhân tạo.
ICRC khẳng định trong chiến lược mới về bản sắc của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. ICRC cam kết hợp tác với tất cả các hiệp hội quốc gia và liên đoàn quốc tế để củng cố phong trào như một mạng lưới nhân đạo toàn cầu đáng tin cậy.
Xung đột Hamas - Israel: Cửa khẩu Kerem Shalom lần đầu mở cửa với hàng viện trợ
Theo nguồn tin từ Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ của Ai Cập, này 17/12, cửa khẩu Kerem Shalom nằm giữa Israel và Gaza đã lần đầu tiên được mở cửa kể từ khi bùng phát xung đột Hamas - Israel, cho phép các xe tải chở hàng viện trợ đi qua.
Động thái này giúp tăng gấp đôi lượng thực phẩm và thuốc men đến Dải Gaza.
Xe tải đi qua cửa khẩu Kerem Shalom ở Rafah. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cửa khẩu Kerem Shalom bị đóng cửa ngay sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7/10 và kể từ đó, hàng viện trợ chỉ được chuyển qua cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập với Gaza, nơi chỉ có thể tiếp nhận khoảng 100 xe tải mỗi ngày.
Hai nguồn tin từ Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Ai Cập xác nhận các xe tải đã bắt đầu đi qua cửa khẩu Kerem Shalom vào Gaza trong ngày 17/12. Một trong các nguồn tin nói rõ đã có 79 xe viện trợ đi qua cửa khẩu này.
Kerem Shalom, nằm ở đường biên giới giữa Ai Cập, Israel và Gaza, là một trong những điểm trung chuyển chính cho hàng hóa ra vào Gaza. Cửa khẩu này cho phép vận chuyển nhanh hơn nhiều so với cửa khẩu Rafah cách đó vài km. Israel đã phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ tại cửa khẩu này vào tuần trước.
Tuyên bố của COGAT, cơ quan quân sự của Israel điều phối viện trợ nhân đạo cho các vùng lãnh thổ Palestine, nêu rõ: "Bắt đầu từ hôm nay (17/12), các xe tải viện trợ của Liên hợp quốc sẽ được kiểm tra an ninh và được chuyển thẳng đến Gaza qua Kerem Shalom, để tuân thủ thỏa thuận của chúng tôi với Mỹ".
Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết việc mở cửa khẩu Kerem Shalom cho phép nước này duy trì cam kết cho 200 xe tải viện trợ vào Gaza mỗi ngày như đã đưa ra trong thỏa thuận trao đổi con tin diễn ra vào tháng trước. Trước đó, Israel cũng đã đồng ý cho kiểm tra xe tải tại cửa khẩu Kerem Shalom, song cho đến trước ngày 17/12, các xe tải vẫn phải quay lại cửa khẩu Rafah để vào Gaza từ Ai Cập. Các nhóm viện trợ kêu gọi Israel cho phép họ đi thẳng vào Gaza.
Trong bối cảnh Israel đẩy mạnh chiến dịch ở Gaza, tình hình nhân đạo ở vùng đất bị bao vây này đang trở nên tồi tệ. Liên hợp quốc và các cơ quan quốc tế khác đã cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực, nước sạch và thuốc men nghiêm trọng tại Gaza.
WHO phản đối cách binh sĩ Israel đối xử với nhân viên tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 12/12 đã bày tỏ bất bình về vụ việc quân đội Israel giam giữ và ngược đãi một nhân viên của tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ. Một nhân viên y tế ngồi bên trong xe cứu thương bị quân đội Israel chặn lại. Ảnh: Reuters Trong bài đăng trên mạng xã hội X,...