Ủy ban Châu Âu: Dòng chảy Phương Nam có thể tiếp tục
Tưởng như những lệnh cấm ngặt nghèo của EU với Nga khiến Nga phải ngừng dự án khí đốt Dòng chảy Phương Nam, ngày 4/12, Ủy ban Châu Âu đã ra quyết định cho phép nối lại việc xây dựng đường ống này.
Ngày 4/12, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu, dự án Dòng chảy Phương Nam của Nga có thể được tiến hành trở lại sau cuộc gặp mặt với Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov.
Dự án Dòng chảy Phương nam vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Thủ tướng Borisov cũng có cùng chung quan điểm: “Chúng tôi ủng hộ dự án Dòng chảy Phương nam. Chúng tôi muốn đường ống của dự án được xây dựng mà vẫn tuân theo những quy định do EU đặt ra”.
Ông Borisov nói rằng Bộ trưởng Bộ Năng lượng các nước tham gia dự án đường ống khí đốt Dòng chảy Phương nam sẽ có cuộc gặp mặt vào ngày 9/12 tới đây.
Video đang HOT
“Công cuộc chuẩn bị vẫn chưa dừng lại. Dự kiến các bộ trưởng Bộ Năng lượng các nước trong Dòng chảy Phương Nam sẽ gặp nhau vào ngày 9/12. Cuộc gặp mặt này sẽ được tổ chức và tôi hy vọng mọi chuyện sẽ được giải quyết, bao gồm cả vấn đề Gói Năng lượng Thứ ba”, ông Borisov nói.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết quyết định ngừng dự án Dòng chảy Phương nam là quyết định cuối cùng. Đường ống sẽ được dẫn tới Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận đạt được giữa Tông thống hai nước.
Vào ngày 1/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, trong bối cảnh hiện tại, Nga không thể bắt đầu tiến hành dự án Dòng chảy Phương nam.
Ông Putin cho biết: “Hãy nhớ rằng chúng tôi vẫn chưa nhận được sự cho phép của Bulgaria, do đó điều kiện để dự án tiếp tục vẫn chưa đủ. Chúng tôi chỉ mới sắp bắt đầu xây dựng đường ống ở Biển Đen mà thôi, và không thể tiến hành xây dựng mà không có sự cho phép của Bulgaria”.
Theo đó, Nga không thể bắt đầu lắp đặt đường ống dưới đáy biển để đi qua vùng biển Bulgaria. “Điều này là không thể, tôi tin rằng nó rất rõ ràng”, Putin nhấn mạnh thêm, nói rằng Nga đã buộc phải xem lại vai trò của mình trong kế hoạch.
Giám đốc Điều hành Gazprom CEO Alexey Miller đã khẳng định rằng dự án Dòng chảy Phương nam đã bị hủy bỏ.
Dự án đường ống khi đốt này dự kiến sẽ đi qua Biển Đen tới các nước Nam và Trung Âu, bao gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Áo, Ý và Slovenia. Giờ đây Moscow có ý chuyển hướng xây dựng một đường ống khác tới Nam Âu qua đường Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổn thất của Bulgaria khi dự án Dòng chảy Phương Nam bị hủy bỏ ước tính vào khoảng 400 triệu Euro mỗi năm.
Theo Infonet
Nga và Trung Quốc toan tính xây cảng lớn nhất Đông Bắc Á trên biển Nhật Bản
Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác xây dựng một trong những hải cảng lớn nhất ở Đông Bắc Á tại vùng duyên hải thuộc Nga ở Biển Nhật Bản.
Ảnh minh họa.
AFP hôm 11/9/2014 cho biết, Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác xây dựng một trong những hải cảng lớn nhất ở Đông Bắc Á tại vùng duyên hải thuộc Nga ở Biển Nhật Bản. Đây là một dấu hiệu mới của liên kết ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai cường quốc này.
RFI đưa tin, theo phiên bản trên mạng của Nhân dân Nhật báo tối qua, hải cảng này dự kiến sẽ tiếp nhận 60 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, có thể so sánh với cảng Immingham của Anh và Le Havre của Pháp nổi tiếng là nhộn nhịp - theo như thống kê của Ủy ban châu Âu. Cảng mới nằm tại vùng Viễn Đông Nga, chỉ cách biên giới Trung Quốc 18 km. Khu vực này cũng nằm gần Bắc Triều Tiên.
Hai lãnh đạo Trung Quốc và Nga đã ký kết thỏa thuận này trong dịp Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin tại châu Á (CICA) ở Thượng Hải hồi tháng Năm. Đây là hợp tác mới nhất giữa Bắc Kinh và Moscow để tăng cường quan hệ về năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc đang đói năng lượng luôn tìm cách đa dạng hóa nguồn cung để phục vụ cho bùng nổ tiêu dùng, trong khi Nga đang mâu thuẫn với phương Tây vì đã sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraine, đang cố gắng xuất khẩu dầu khí sang châu Á.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) đã tham dự lễ khởi công một đường ống dẫn khí giúp Nga có thể thực hiện hợp đồng cung ứng khí đốt khổng lồ, trị giá lên đến 400 tỉ đô la cho Trung Quốc.
Tuyên bố trong buổi lễ tại Xibêri, ông Putin nhấn mạnh đây là "dự án xây dựng lớn nhất thế giới". Còn ông Trương Cao Lệ khẳng định: "Trung Quốc có những nỗ lực cống hiến nhất quán và kiên định để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược về hợp tác năng lượng với Nga, theo thỏa thuận của nguyên thủ hai nước".
Theo NTD/Bizlive
Chống thách thức ngoại bang: Ông Tập chìa "bàn tay giúp đỡ" cho Putin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Bắc Kinh-Mátxcơva chìa "bàn tay giúp đỡ" nhau khi đối mặt với các thách thức ngoại bang. Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồi tháng 5 khi ông Putin thăm Trung Quốc. Lời đề nghị được đưa ra tại cuộc đàm phán giữa ông Tập và người...