Ủy ban châu Âu đề xuất thời hạn hiệu lực đối với chứng nhận tiêm chủng
Ủy ban châu Âu ngày 25/11 đã đưa ra đề xuất chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 có hiệu lực trong vòng 9 tháng sau mũi tiêm thứ 2.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Gruenau gần Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phép công dân của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đi lại tự do trong khối.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy viên châu Âu phụ trách tư pháp Didier Reynders đã công bố đề xuất trên, nêu rõ quá thời hạn 9 tháng, chứng nhận sẽ không còn hiệu lực nếu không tiêm mũi vaccine tăng cường. Thời hạn trên được đưa ra theo đúng hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (ECDC) về việc tiêm mũi tăng cường 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 và có thêm 3 tháng để các nước điều chỉnh chiến dịch tiêm chủng.
Video đang HOT
Theo Ủy ban châu Âu, thời hạn hiệu lực đối với chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ đảm bảo cách tiếp cận phối hợp về hoạt động đi lại trong khối. Các nước thành viên cần áp dụng ngay tất cả biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc tiếp cận vaccine đối với những người có chứng nhận tiêm chủng sắp hết 9 tháng. Điều này đồng nghĩa các quy định hiện hành về việc đi lại sẽ chuyển từ cách tiếp cận dựa theo khu vực sang cách tiếp cận dựa vào việc tiêm chủng của mỗi người. Bất kỳ người nào có chứng nhận hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong vòng 9 tháng đều có thể đi lại tự do trong EU, bất kể đến từ đâu.
Ủy ban châu Âu hy vọng đề xuất này sẽ sớm được Hội đồng EU thông qua và có hiệu lực từ tháng 1/2022 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại tự do và an toàn trong EU.
Quốc gia châu Âu đầu tiên thử nghiệm chứng nhận vaccine COVID-19
Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu thử nghiệm hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 dạng kỹ thuật số.
Ứng dụng TousAntiCovid của Pháp. Ảnh: AFP
Theo RT, ứng dụng TousAntiCovid sẽ ra mắt vào 29/4, một năm sau khi ý tưởng này hình thành ở châu Âu. Ban đầu, ứng dụng chỉ là chương trình truy vết tiếp xúc và là hộ chiếu miễn dịch ở Pháp. Tiếp đó, ứng dụng sẽ được mở rộng để chứa cả dữ liệu về tiêm vaccine. Thông tin liên quan được lưu trên điện thoại người dùng.
Trong đợt thử nghiệm này, người dân sẽ được đăng ký khi họ đi các chuyến bay tới Corsica và các khu vực hải ngoại của Pháp. Pháp hy vọng ứng dụng sẽ không chỉ xác nhận tình trạng xét nghiệm âm tính hay dương tính của người dùng, mà còn theo dõi tình trạng tiêm vaccine COVID-19 của họ.
Bắt đầu từ ngày 29/4, hệ thống thử nghiệm có thể được dùng để xác nhận xem người dùng đã được tiêm vaccine hay chưa. Hệ thống sẽ là một phần trong hệ thống toàn châu Âu.
Ủy viên Tư pháp châu Âu Didier Reynders coi hệ thống là chứng nhận xanh kỹ thuật số và cho biết ứng dụng sẽ hoạt động đầy đủ vào ngày 21/6. Ông cho rằng cần triển khai ứng dụng càng sớm càng tốt khi mà nền kinh tế ở khu vực điểm nóng du lịch miền nam gần như đóng băng do đại dịch.
Người dùng sẽ nhận được tin nhắn sau khi xét nghiệm COVID-19 hoặc sau khi tiêm vaccine và có thể in hoặc lưu trong ứng dụng để dễ dàng trình ra khi bay vào khu vực nào đó. Thông tin này có thể được kiểm tra chéo với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Các quan chức Pháp cố ý tránh gọi ứng dụng là "hộ chiếu vaccine" vì sợ sẽ phân biệt đối xử với người chưa tiêm vaccine.
TousAntiCovid tương tự hộ chiếu vaccine Excelsior Pass đang thí điểm ở New York đầu tháng này. Tuy nhiên, Mỹ đã có một vài bang đề xuất cấm chứng nhận tiêm chủng điện tử hoặc cấm luôn bằng sắc lệnh hành pháp, khiến khó thực hiện trên quy mô toàn quốc.
Trước đó, Pháp đã sử dụng TousAntiCovid để kiểm soát ra vào các quán bar, nhà hàng.
Đan Mạch cũng đang xây dựng hệ thống tương tự và hy vọng triển khai vào mùa hè tới cho dù hàng nghìn người biểu tình phản đối.
Hộ chiếu vaccine đang gây chia rẽ sâu sắc khắp châu Âu khi một nửa dân số châu lục này cho rằng đây là biện pháp để mở cửa trở lại xã hội an toàn, còn nửa kia phản đối kịch liệt.
Các hãng hàng không có thể áp dụng 'chứng nhận xanh' của EU vào mùa hè này Ngày 13/4, Ủy viên Tư pháp của Liên minh châu Âu (EU) Didier Reynders cho biết các hãng hàng không có thể áp dụng "chứng nhận xanh" của EU về COVID-19 trước khi bắt đầu mùa du lịch hè. "Chứng nhận xanh" của EU về COVID-19 co thê se đươc các hãng hàng không ap dung trươc khi băt đâu mua du lich...