Ủy ban Bầu cử Thái Lan đề nghị tòa án giải thể đảng thắng cử năm 2023
Ủy ban Bầu cử Thái Lan ngày 12.3 thông báo sẽ đề nghị Tòa án Hiến pháp giải thể đảng Tiến lên, lực lượng chính trị đã giành nhiều ghế quốc hội nhất trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan ra thông báo cho biết nhất trí đề nghị giải thể đảng Tiến lên vì đảng này có chiến dịch vận động cải cách luật chống phỉ báng hoàng gia.
Các lãnh đạo đảng Tiến lên diễu hành mừng chiến thắng sau cuộc bầu cử hồi tháng 5.2023. Ảnh AFP
Video đang HOT
Trong cuộc bầu cử hồi tháng 5.2023, đảng Tiến lên giành được nhiều phiếu bầu nhất với lời hứa cải cách quân đội, việc độc quyền kinh doanh và sửa đổi luật chống phỉ báng hoàng gia.
Tuy nhiên, đảng này không thể thành lập chính phủ và trở thành phe đối lập, sau khi đảng Pheu Thai liên kết với nhiều đảng khác lập chính phủ liên hiệp. Lãnh đạo của đảng Tiến lên khi đó là ông Pita Limjaroenrat cũng không thể trở thành thủ tướng.
Hồi tháng 1, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết rằng cam kết của đảng Tiến lên về việc nới lỏng luật chống phỉ báng hoàng gia là vi phạm hiến pháp, là hành động nhằm lật đổ nền quân chủ của Thái Lan.
Tòa án ra lệnh đảng Tiến lên phải chấm dứt mọi nỗ lực cải cách luật nói trên. Hồi năm 2020, đảng Tương lai mới – được coi là tiền thân của đảng Tiến lên – cũng bị giải thể vì các vấn đề tài chính.
Thái Lan: Hơn 210.000 công dân đăng ký tham gia bầu cử Thượng viện
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) ngày 3/3 cho biết hơn 210.000 công dân đã bày tỏ sự quan tâm đến việc trở thành thành viên Thượng viện.
Quang cảnh một phiên họp Quốc hội Thái Lan ở Bangkok ngày 19/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Với việc 250 thành viên Thượng viện sắp kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2024, EC sẽ phải tiến hành lựa chọn 200 thành viên mới cho Thượng viện. Quá trình lựa chọn dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng 15 ngày kể từ khi ban hành sắc lệnh hoàng gia kêu gọi bầu cử.
Theo EC, hơn 210.000 cá nhân trên toàn quốc đã bày tỏ ý định đăng ký ứng cử ghế thượng nghị sĩ. EC đã lập danh sách những cá nhân này và giao nhiệm vụ cho các văn phòng EC cấp tỉnh thực hiện việc cung cấp thông tin về quy trình bầu cử, nhất là thông tin chung về các tiêu chí pháp lý để ứng cử vào Thượng viện.
Trước đó, ngày 5/2, Chủ tịch EC Itthiporn Boonpracong ký thông qua Quy chế bầu cử Thượng viện năm 2024. Quy chế này gồm 9 chương và 172 điều và đã được công bố chính thức trên Công báo Hoàng gia.
Ngày bầu cử các cấp sẽ diễn ra đồng thời trong cả nước. Trong đó, cấp huyện sẽ diễn ra trong vòng 20 ngày kể từ thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký ứng cử. Ngày bầu cử cấp tỉnh không quá 7 ngày kể từ ngày bầu cử cấp huyện và ngày bầu cử cấp quốc gia không quá 10 ngày kể từ ngày bầu cử cấp tỉnh. Các ứng cử viên đủ điều kiện trở thành thành viên Thượng viện được chia vào 20 nhóm nghề nghiệp, bao gồm quản lý hành chính và an ninh, pháp luật và tư pháp, giáo dục, sức khỏe cộng đồng, trồng trọt nông nghiệp...
Mỗi công dân chỉ được phép nộp đơn tham gia ứng cử vào một nhóm và tại một đơn vị bầu cử. Sau khi các ứng cử viên vượt qua quá trình xác minh tư cách, họ sẽ được đưa vào danh sách bầu cử. Sau khi các ứng cử viên được người dân lựa chọn ở cấp huyện, họ sẽ tiến hành bầu lẫn nhau trong vòng bầu cử ở cấp tỉnh và tiếp theo là ở cấp quốc gia.
Sau khi trải qua quá trình tuyển chọn ở cả ba cấp (huyện, tỉnh và quốc gia), 10 ứng viên có số phiếu cao nhất ở mỗi nhóm trong số 20 nhóm sẽ được bổ nhiệm làm thượng nghị sĩ. Quy trình lựa chọn nêu trên được kỳ vọng đảm bảo các thành viên thuộc Thượng viện có kiến thức đa dạng và đến từ nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhằm ngăn chặn ảnh hưởng chính trị từ các đảng phái.
Bầu cử Thái Lan: EC xác nhận các nghị sĩ trúng cử Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 19/6, Ủy ban Bầu cử Thái Lan (EC) đã xác nhận tất cả 400 nghị sĩ được bầu ở khu vực bầu cử và 100 nghị sĩ được bầu theo danh sách đảng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5, đồng thời bảo lưu quyền điều tra gian lận bầu cử liên quan đến bất kỳ...