Ủy ban bầu cử Thái Lan công bố kết quả kiểm phiếu toàn quốc
Ủy ban bầu cử Thái Lan công bố kết quả kiểm phiếu toàn quốc, theo đó đảng thân quân đội Palang Pracharat giành chiến thắng với 8,4 triệu phiếu bầu…
Uttama Savanayana (giữa), lãnh đạo đảng Palang Pracharat tổ chức họp báo sau cuộc bầu cử – Ảnh: Reuters.
Ngày 28/3, Ủy ban bầu cử Thái Lan công bố kết quả kiểm phiếu toàn quốc, theo đó đảng thân quân đội Palang Pracharat giành chiến thắng với 8,4 triệu phiếu bầu. Đảng đối lập Pheu Thai đứng thứ hai với 7,9 triệu phiếu bầu.
Theo sau lần lượt là đảng Tương lai phía trước với hơn 6,2 triệu phiếu, đảng Dân chủ với 3,9 triệu phiếu và đảng Bhumjaithai với 3,7 triệu phiếu bầu. Uỷ ban Kiểm phiếu Thái Lan cho biết kết quả này là từ việc kiểm đếm 100% phiếu bầu tại các khu vực trên toàn quốc.
Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử vẫn chưa công bố đầy đủ toàn bộ số ghế của mỗi đảng trong tổng số 500 ghế tại Hạ viện. Kết quả bầu 350 ghế đã được công bố cho thấy đảng Pheu Thai giành được 137 ghế, còn Palang Pracharat có 97 ghế. Theo sau là đảng Bhumjaithai và đảng Dân chủ với lần lượt 39 và 33 ghế.
150 ghế còn lại tại Hạ viện sẽ được phân bổ theo một công thức phức tạp dựa trên tổng số phiếu bầu cho mỗi đảng. Kết quả kiểm phiếu công bố ngày 28/3 cho thấy bức tranh rõ ràng hơn về việc 150 ghế còn lại sẽ được phân chia như thế nào. Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử Thái Lan cho biết sẽ không công bố số ghế của mỗi đảng cho tới ngày 9/5, khi các kết quả chính thức được công bố.
Trước đó, ngày 26/3, “mặt trận dân chủ” đối lập gồm 7 chính đảng của Thái Lan tuyên bố đã giành đa số ghế trong Hạ viện sau cuộc bầu cử và nói rằng có quyền thành lập chính phủ mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Reuters, liên minh này chưa chắc được bầu ra một thủ tướng, bởi quy định trong Quốc hội Thái Lan – do chính quyền quân đội soạn ra năm 2017 – đòi hỏi để bầu ra Thủ tướng, một liên minh phải có sự hậu thuẫn của đa số nghị sỹ trong Thượng viện và Hạ viện gộp lại.
Thủ lĩnh trong liên minh 7 đảng đối lập của Thái Lan trong cuộc họp báo ngày 26/3 – Ảnh: Reuters.
Theo tổng thư ký của Pheu Thai, Phumtham Wechayachai, mặt trận dân chủ này hiện bao gồm các đảng Pheu Thai, Tương lai phía trước, Pheu Chart, Prachachart, Seri Ruam Thai, Quyền lực nhân dânThai, và Kinh tế mới. Còn thiếu trong liên minh này là Bhumjaithai Party, một đảng giành khá nhiều phiếu bầu nhưng chưa đứng về liên minh nào.
Đảng Pheu Thai tập hợp những người trung thành với cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị truốt quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 2006 và đã sống lưu vong từ năm 2008. Chính quyền do em gái ông, bà Yingluck Shinawatra, lãnh đạo cũng bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 2014.
Trong khi đó, Palang Pracharat – đảng ủng hộ việc thủ lĩnh quân đội, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ở ghế thủ tướng, nói rằng đảng này có quyền bởi giành được số phiếu bầu đa số trên toàn quốc. Đảng này cũng nói rằng không vội thành lập liên minh cho tới khi kết quả bầu cử chính thức được công bố vào ngày 9/5.
Trên thực tế, theo Hiến pháp, 250 ghế tại Thượng viện sẽ do quân đội chỉ định, tạo lợi thế cho Thủ tướng Prayuth. Về cơ bản, đảng Palang Pracharath chỉ gần giành được 126 ở Hạ Viện để có đủ số phiếu cần thiết cho ông Prayut đắc cử.
Tuy nhiên, ông Prayut có thể đối mặt với tình trạng bế tắc ở Quốc hội nếu phe đối lập duy trì kiểm soát Hạ viện. Và ông cũng có thể trở thành đối tượng của một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Theo VNEconomy
Liên minh 7 đảng đối lập của Thái Lan tuyên bố thắng bầu cử
Tuy nhiên, liên minh này chưa chắc được bầu ra một vị Thủ tướng mới để thay ông Prayuth Chan-ocha...
Thủ lĩnh trong liên minh 7 đảng đối lập của Thái Lan trong cuộc họp báo ngày 26/3 - Ảnh: Reuters.
Một "mặt trận dân chủ" đối lập gồm 7 chính đảng của Thái Lan ngày 27/3 tuyên bố đã giành đa số ghế trong Hạ viện sau cuộc bầu cử bị đánh giá là "ngổn ngang" của nước này hôm 24/3, đồng thời nói có quyền thành lập một chính phủ mới sau 5 năm quân đội cầm quyền.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, liên minh trên chưa chắc được bầu ra một Thủ tướng, bởi quy định trong Quốc hội Thái Lan - do chính quyền quân đội soạn ra - đòi hỏi để bầu ra Thủ tướng, một liên minh phải có sự hậu thuẫn của đa số nghị sỹ trong Thượng viện và Hạ viện gộp lại.
Trong khi đó, toàn bộ các thành viên của Thượng viện Thái Lan đều do quân đội bổ nhiệm, nên được cho là sẽ ủng hộ chính đảng Palang Pracharat thân quân đội.
Cho đến ngày thứ Tư, kết quả chính thức của cuộc bầu cử hôm Chủ nhật vẫn bị hoãn công bố. Chính quyền quân đội vẫn chưa phát tín hiệu nào cho thấy sẽ từ bỏ mục tiêu giữ thủ lĩnh quân đội, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ở ghế Thủ tướng.
Thế bế tắc hậu bầu cử ở Thái Lan có thể làm gia tăng căng thẳng ngay giữa lúc nước này chuẩn bị cho lễ đăng quang của nhà vua Maha Vajiralongkorn vào tháng 5.
Bà Sudarat Keyuraphan, ứng cử viên Thủ tướng của Pheu Thai, đảng bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự 2014, nói rằng 7 đảng trong liên minh đối lập giành ít nhất 255 ghế trong Hạ viện gồm 500 ghế.
"Chúng tôi tuyên bố mặt trận dân chủ phản đối sự lãnh đạo của quân đội đã giành đa số ghế trong Hạ viện", bà Sudarat phát biểu trước các nhà báo. Bà nói liên minh lớn nhất trong Hạ viện cần phải được trao quyền thành lập Chính phủ.
Tổng thư ký của Pheu Thai, ông Phumtham Wechayachai, nói rằng mặt trận dân chủ nói trên hiện bao gồm các đảng Pheu Thai, Tương lai phía trước, Pheu Chart, Prachachart, Seri Ruam Thai, Quyền lực nhân dânThai, và Kinh tế mới. Còn thiếu trong liên minh này là Bhumjaithai Party, một đảng giành khá nhiều phiếu bầu nhưng chưa đứng về liên minh nào.
Một bức tranh đầy đủ hơn về Hạ viện Thái Lan có thể được đưa ra vào ngày thứ Sáu tuần này, khi Ủy ban Bầu cử công bố kết quả kiểm phiếu tại từng khu vực bầu cử.
Kết quả sơ bộ đến thời điểm này cho thấy đảng Palang Pracharat có thể giành đủ số ghế ở Hạ viện để cộng với số ghế ở Thượng viện tạo thành đa số để ông Prayuth tiếp tục giữ ghế Thủ tướng.
Tuy nhiên, ông Prayuth có thể đối mặt với tình trạng bế tắc ở Quốc hội nếu phe đối lập kiểm soát Hạ viện. Và ông cũng có thể trở thành đối tượng của một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Theo VNEconomy
Cuộc tổng tuyển cử được mong đợi ở Thái Lan Hàng triệu cử tri Thái Lan hôm 24-3 tham gia cuộc tổng tuyển cử được mong đợi từ lâu với cuộc đối đầu giữa các đảng thân Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha và các đảng đối lập kỳ cựu có liên hệ với 2 cựu thủ tướng Thaksin và Yingluck Shinawatra. Theo báo The Straits Times, khung cảnh tại các điểm bỏ phiếu cho...