Ủy ban bảo vệ luật an ninh quốc gia Hong Kong ra mắt
11 thành viên Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong ra mắt trong phiên họp đầu tiên hôm 6/7.
Các thành viên của Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong đều là quan chức Hong Kong, trong đó chủ tịch là trưởng đặc khu Carrie Lam. Các thành viên là giám đốc các sở như tài chính, tư pháp, an ninh, di trú, hải quan, chánh văn phòng đặc khu.
Ủy ban thành lập hôm 3/7 theo Điều 43 Luật an ninh Hong Kong, với cố vấn là giám đốc Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh . Theo thông cáo sau phiên họp hôm qua, nhiệm vụ của ủy ban là “triệt phá mọi hình thức xâm nhập, lật đổ, phá hoại, khủng bố, ly khai và tôn giáo cực đoan”. Trách nhiệm chính là bảo vệ hệ thống chính trị của Trung Quốc.
Ủy ban là một phần của nhóm điều phối “Xây dựng Hòa bình Trung Quốc” thành lập hồi tháng 4, do Quách Thanh Côn, quan chức thực thi pháp luật hàng đầu Trung Quốc, lãnh đạo.
Video đang HOT
Các thành viên của ủy ban bảo vệ luật an ninh quốc gia Hong Kong trong phiên họp đầu tiên hôm 6/7. Ảnh: China News.
Bắc Kinh còn thành lập Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia hoạt động song song với ủy ban. Phòng chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn chính quyền đặc khu thực thi luật an ninh mới do Trịnh Nhạn Hùng, quan chức Trung Quốc có quan điểm cứng rắn với người biểu tình, làm lãnh đạo.
Trung Quốc thông qua Luật an ninh Hong Kong hôm 30/6, hình sự hóa các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định luật này trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Merkel lo quyền tự trị của Hong Kong bị xói mòn
Thủ tướng Đức Merkel quan ngại nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" mà Hong Kong được hưởng "bị xói mòn" sau khi Trung Quốc áp luật an ninh mới.
"Dựa trên cuộc đối thoại cởi mở, chúng tôi thảo luận về luật pháp, nhân quyền và tương lai của Hong Kong, nơi chúng tôi quan ngại rằng nguyên tắc quan trọng 'một quốc gia, hai chế độ' đang bị xói mòn", Thủ tướng Angela Merkel phát biểu hôm nay trước Hội đồng Liên bang Đức (Bundesrat), tức thượng viện.
Trước Bundesrat, Merkel đề cập đến ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) của Đức, bao gồm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
"Để có quan hệ thành công với Trung Quốc và đại diện cho lợi ích của châu Âu một cách hiệu quả, chúng ta phải tuyên bố dứt khoát với cùng tiếng nói", Merkel nói. "Chỉ khi đồng lòng, 27 quốc gia thành viên EU mới có đủ trọng lượng để đạt được những thỏa thuận đầy tham vọng với Trung Quốc".
EU đang đối mặt với áp lực từ các nhóm và nhà hoạt động nhân quyền, vốn không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới tuần này. Các quốc gia phương Tây cho rằng đạo luật đe dọa các quyền tự do mà Hong Kong được hưởng từ khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.
EU muốn đạt được tiến bộ trong thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc sau 6 năm đàm phán, với các chuyển biến trong lĩnh vực ôtô, công nghệ sinh học và điện tử vi mô. EU cũng muốn Trung Quốc giới hạn hỗ trợ cho các công ty nhà nước.
Hồi tháng trước, người đứng đầu Văn phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc bày tỏ hoài nghi khả năng thỏa thuận được ký trong năm nay và lo ngại Trung Quốc đang dần rơi vào thế cô lập.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (áo cam) cầm khẩu trang sau khi rời phiên họp tại Hội đồng Liên bang (Bundesrat), ngày 3/7. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ ngày 1/7, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Bắc Kinh bị nhiều nước chỉ trích khi áp luật an ninh mới với đặc khu hành chính Hong Kong. Những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ tại Hong Kong và nhiều quốc gia cho rằng đạo luật vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", vốn được quy định trong Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984, làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Anh thông báo cho phép ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh, cùng những người phụ thuộc định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch. Quy định nhập cư mới sẽ được thực hiện "trong vài tháng tới", Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng luật an ninh làm suy giảm quyền tự trị của Hong Kong. Bắc Kinh cũng yêu cầu các nước không can thiệp công việc nội bộ liên quan tới vấn đề Hong Kong.
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng phòng an ninh quốc gia Hong Kong Trịnh Nhạn Hùng, quan chức có quan điểm cứng rắn với biểu tình, được bổ nhiệm phụ trách phòng an ninh quốc gia được thành lập ở Hong Kong. Trung Quốc hôm nay bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo mới cho Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia, cơ quan vừa được Trung Quốc đại lục thành lập ở Hong Kong, chịu trách...