Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị làm rõ vụ nổ trên xe khách
Liên quan đến vụ nổ chiếc loa trên xe khách vào ngày 30/9 trên địa bàn Nghệ An, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia vừa có điện khẩn đề nghị cơ quan chức năng tỉnh này khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc.
Vụ nổ trên xe khách ngày 30/9 khiến 3 người trọng thương.
Trước tính chất nghiêm trọng của sự việc, Ủy ban ATGT Quốc gia đã có công điện khẩn đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh. Theo Uỷ ban ATGT Quốc gia, mặc dù đây không phải là vụ tai nạn giao thông và không có nạn nhân tử vong, nhưng vụ việc này gây mất an ninh, uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của đơn vị vận tải, lái xe, phụ xe và hành khách, tạo tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Tài xế xe khách kể lại sự việc.
Sở Giao thông vận tải Nghệ An cũng đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị kinh doanh bến xe chủ động phối hợp với cơ quan Công an trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển, ký gửi hàng hóa trên các phương tiện vận tải hành khách, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa không để hàng hoá nguy hiểm, trong danh mục cấm vận chuyển lưu thông trên phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá thông thường.
Video đang HOT
Hiện cả 3 nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An.
Trao đổi với PV sáng 2/10, Đại tá Trần Sỹ Phàng – Trưởng công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, sau khi sự việc xảy ra, lập tức công an huyện đã phối hợp với Phòng hình sự công an tỉnh Nghệ An để giám định hiện trường trên xe. Hiện cơ quan này đã gửi các mẫu vật phẩm còn sót lại tại hiện trường đến Viện khoa học hình sự Bộ công an để giám định để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, trưa ngày 30/9, trên chiếc xe khách giường nằm mang BKS 29B-056.71 xảy ra một vụ nổ lớn. Vật nổ là một chiếc loa do khách ký gửi trên xe. Vụ nổ khiến tài xế và 2 phụ xe bị thương nặng.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc
Cựu Chủ tịch và Tổng GĐ Vinalines bị VKS đề nghị tuyên phạt án tử hình dành cho tội tham ô tài sản, 20 năm tù về tội cố ý làm trái.
Trình bày quan điểm luận tội đối với các bị cáo, đại diện VKS nhận định 2 cựu lãnh đạo cao nhất của Vinalines khai nhận trước tòa kiểu đổ trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, phủ nhận tội trạng các chứng cứ, lời khai đối chiếu của nhân chứng phù hợp với nội dung vụ án, đủ căn cứ kết Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Dương Chí Dũng được xác định vai trò chủ mưu, đã ký quyết định phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển, phê duyệt việc mua ụ nổi 83M, gây thiệt hại 367 tỷ đồng. Dũng cùng với Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều tham ô 28 tỷ đồng, bản thân chiếm hưởng 10 tỷ đồng trong số đó.
Tổng GĐ Mai Văn Phúc cũng được đánh giá vai trò tương tự khi đã lên kế hoạch, ký trình để HĐQT Vinalines phê duyệt dự án, gây thiệt hại lớn, bản thân chiếm hưởng 10 tỷ đồng.
Các bị cáo đứng nghe bản luận tội của VKS.
VKS cho rằng, Trần Hải Sơn nguyên Tổng GĐ TCty sửa chữa tàu biển của Vinalines giữ vai trò đồng phạm giúp sức trong vụ án khi đã tham gia đoàn khảo sát, ký nháy báo cáo giám định ụ nổi không đúng thực tế, lập khống hợp đồng để nhận tiền, giúp các "sếp" thực hiện trót lọt thương vụ, chiếm hưởng cá nhân hơn 7,8 tỷ đồng.
Phó Tổng GĐ Trần Hữu Chiều có vai trò đồng phạm giúp sức trong việc cố ý làm trái, bản thân được chia 340 triệu đồng. Tại phiên tòa, VKS đánh giá, bị cáo đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, đã nộp tiền khắc phục hậu quả. Cơ quan công tố đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Chốt lại, VKS đề nghị tòa tuyên phạt cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng, Tổng GĐ Mai Văn Phúc hình phạt tử hình về tội "tham ô tài sản", 20 năm tù về tội "cố ý làm trái", tổng hợp hình phạt là tử hình.
Trần Hải Sơn bị đề nghị 19-20 năm tù về tội "tham ô tài sản", 9-10 năm tù tội cố ý làm trái; tổng hợp 28-30 năm tù. Trần Hữu Chiều bị đề nghị 13-14 năm tù tội tham ô tài sản, 9-10 năm tù tội cố ý làm trái, tổng hợp 22-24 năm tù.
Với nhóm bị cáo bị cáo buộc "cố ý làm trái", VKS đề nghị tuyên phạt Mai Văn Khang - trưởng BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam bị đề nghị 8-10 năm tù; Kế toán trưởng Bùi Thị Bích Loan 6-8 năm tù; Đăng kiểm viên Lê Văn Dương - đăng kiểm viên: 6-8 năm tù. Nhóm lãnh đạo, cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng cùng bị đề nghị án phạt 6-8 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, cơ quan công tố đề nghị căn cứ mức độ vi phạm của từng bị cáo tuyên buộc Dũng, Phúc, Sơn, Chiều liên đới bồi thường số tiền 28 tỷ đồng đã tham ô, trong đó Dương Chí Dũng phải bồi hoàn 10 tỷ đồng, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng, Trần Hải Sơn hơn 7,8 tỷ đồng, Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng. Số tiền còn lại Trần Hải Sơn có trách nhiệm bồi hoàn.
Cả 10 bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền thiệt hại 367 tỷ đồng gây ra cho nhà nước.
P.Thảo
Theo Dantri
Khởi tố giám đốc Công ty rượu 29 khiến 6 người tử vong Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội Nguyễn Duy Vường (sinh năm 1967, trú tại phường Bồ Đề - Long Biên - Hà Nội). Tin từ Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân...