Ưu và nhược điểm các loại thảm lót sàn xe ô tô hiện nay
Các loại thảm trải sàn đang ngày càng trở thành một phụ kiện không thể thiếu đối với bất kỳ người dùng ô tô nhưng cũng có thể gây ra bất tiện hoặc thành tác nhân gây tai nạn nếu sử dụng sai quy cách.
Như một xu hướng song hành với sự phát triển của thị trường ô tô, thảm trải sàn dù không được nhắc đến trong lịch sử công nghiệp ô tô nhưng nó dần trở thành phụ kiện quen thuộc trên xe trong thế kỷ 20 và đến nay.
Tuy nhiên, từ một sự kiện bi thảm xảy ra tại Mỹ vào năm 2009, sau cái chết của một gia đình 4 người trên chiếc Lexus ES350 được xác định do lỗi kẹt chân ga bởi thảm trải sàn 4 mùa lắp không đúng cách, làm bùng lên các chiến dịch thu hồi ô tô Toyota trên toàn cầu, kéo dài suốt 2 năm sau đó với tổng cộng gần 9 triệu xe.
Sự kiện của Toyota đã làm thay đổi ngành công nghiệp ô tô khi nhiều hãng xe đã dần từ bỏ kiểu thiết kế chân ga treo từ trên xuống, chuyển sang cách đặt chân ga đạp thẳng xuống sàn xe, giúp tránh bị mắc kẹt vào thảm trải sàn. Nhưng không vì thế mà giảm bớt các nguy cơ kẹt chân ga do sự biến tướng ngày càng phong phú của các loại thảm trải sàn.
Dưới đây là các loại thảm trải sàn phổ biến tại thị trường Việt Nam, và người dùng cần biết được ưu nhược điểm của chúng để tránh được nguy cơ biến thành tác nhân gây hại trong quá trình lái xe.
Phổ biến nhất hiện nay là các loại thảm cao su bán theo mét, có giá chỉ từ 60 đến 100 ngàn đồng/khổ 1m x 0,6m. Người dùng tự đo khoảng cách vị trí lắp sàn và đặt hàng online hoặc có thể làm rất nhanh tại các cửa hàng đồ chơi ô tô.
Thảm cao su tự cắt có giá rẻ, dễ lắp đặt
Ưu điểm của thảm cao su tự cắt ngoài giá rẻ, dễ thi công thì còn chống thấm nước rất tốt, vệ sinh dễ dàng, ít bị bám bẩn. Tuy nhiên, do có giá rẻ, các loại thảm ô tô cao su này chủ yếu được làm từ cao su tái chế hay nhựa tổng hợp, không phải là cao su tự nhiên (có giá đắt hơn), nên có mùi rất nồng, khó chịu.
Hơn nữa, do phải tự cắt nên các góc cạnh sẽ không thẩm mỹ, gập ghềnh dễ bị xô lệch trong quá trình sử dụng. Ngoài ra nếu cắt không chuẩn, người dùng dễ gặp phải nguy cơ kẹt chân ga do vướng phải mép thảm.
Thảm lót sàn kiểu rối
Cũng được sử dụng thông dụng chỉ đứng sau thảm cao su tự cắt là loại thảm rối. Thảm này có cấu tạo 2 lớp, gồm lớp đáy bằng nhựa hoặc cao su chống thấm nước, phía trên là lớp sợi cao su/nhựa rối như sợi mỳ có tác dụng gạt và lưu bụi bẩn, đất cát trôi xuống lớp đáy.
Một bộ thảm sàn kiểu rối cho xe 5 chỗ
Hiện nay trên thị trường đang bán phổ biến hai loại thảm rối, gồm loại tự cắt từ 1 cuộn lớn và loại cắt may theo từng loại xe. Giá một bộ cho xe 5 chỗ khoảng từ 600 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng.
Video đang HOT
Nhược điểm lớn nhất của loại thảm lót này đó là nhiều sợi cao su nhỏ tạo nhiều kẽ hở khiến thảm dễ bị bám bẩn và khó vệ sinh hơn các dạng thảm khác. Hơn nữa, do thiết kế trôi cát bụi, nước xuống lớp đáy nên nếu không vệ sinh thường xuyên thì thảm loại này dễ là nơi giữ ẩm, sinh nấm mốc và mùi khó chịu.
Thảm lót sàn bằng nỉ
Thảm lót sàn ô tô bằng nỉ với cấu tạo lớp trên bằng nỉ và lớp dưới bằng cao su mềm là loại thường được các hãng xe ô tô khuyến mãi cho người mua xe. Chúng được sản xuất theo từng khuân có sẵn của các mẫu xe thịnh hành. Người dùng cũng có thể mua ngoài thị trường với giá từ 400 ngàn đến 800 ngàn đồng tùy từng loại xe.
Một loại thảm sàn nỉ pha thêm chút giả da
Ưu điểm của loại thảm này là dễ lau chùi chân, dẫm lên êm ái, tuy nhiên nhược điểm của nó là khi bẩn khó giặt và rất lâu khô. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, lớp nỉ thường bị phai mầu và cong vênh ở mép nên giảm thẩm mỹ rất nhiều.
Thảm lót sàn khuôn cứng
Đây là loai thảm được sản xuất dựa trên thiết kế của từng loại xe cụ thể bởi bộ khuôn được tạo sẵn phù hợp với kích thước đã biết trước.
Điểm nổi bật của thảm lót sàn là thường thiết kế ôm khít không gian để chân với phần đáy dạng rãnh, nhiều gờ cạnh giúp dễ dàng làm sạch khi dính bẩn. Chất liệu thường sử dụng là cao su dẻo có độ bền cao khi sử dụng, chống thấm và chống dính tuyệt đối. Một số loại cao cấp hơn có thể dùng vật liệu carbon cho độ bền và thẩm mỹ gần như tuyệt đối.
Thảm lót sàn khuôn cứng bền đẹp nhưng ít lựa chọn màu sắc và có giá bán đắt
Ưu điểm của loại thảm này là dễ vệ sinh, bền đẹp và không có mùi, thường thiết kế móc chốt để chống xê dịch. Nhược điểm lớn nhất là có giá bán đắt và ít màu sắc. Một bộ của WeatherTech hay Goodyear có giá từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng tùy từng loại xe.
Thảm lót sàn ô tô 3D, 4D, 5D, 6D
Đây là dòng sản phẩm đang rất “hot” trên thị trường phụ kiện ô tô hiện nay ở Việt Nam và được nhiều cửa hàng chăm sóc xe quảng cáo rất nhiều. Dựa trên tên gọi, loại thảm này có nhiều loại lớp tạo hình, từ 3 lớp cho đến 6 lớp (3D, 4D, 5D, 6D).
Một loại thảm 3D
Thảm lót sàn ô tô 3D, 4D có giá rẻ nhất bởi nó vốn là dòng sản phẩm nâng cấp kên từ loại thảm sàn cao su, được bổ sung thêm lớp may viền hoặc lớp nỉ, da tùy thẩm mỹ. Khác với thảm lót sàn cao su thông thường, thảm lót 3D, 4D được đúc theo khuôn mẫu sàn của từng xe. Giá của thảm 3D, 4D dao động từ 600 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng/bộ.
Ưu điểm của thảm 3D, 4D là thiết kế đẹp mắt, không thấm nước, dễ dàng tháo rời để vệ sinh, có thể xịt rửa với xà phòng, phơi nhanh khô. Mặt thảm có các dạng vân nổi giúp chống trơn trượt tốt, tăng độ bám. Nhược điểm là dễ bị xô lệch, xê dịch. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khu vực chân ga, chân phanh. Dù thiết kế theo xe nhưng thảm 3D, 4D vẫn không có khả năng phủ kín hoàn toàn sàn xe nên mức độ bảo vệ sàn xe không cao. Bên cạnh đó, thảm mới thường có mùi cao su khá nồng, tuổi thọ sử dụng không cao, dùng lâu dễ bị trầy, sờn, bạc màu, quăn, rách…
Với thảm lót sàn 5D, 6D là loại thảm lót sàn mới trong 2 năm trở lại đây, khắc phục được các nhược điểm của những loại thảm lót sàn 3D, 4D.
Thảm lót sàn ô tô 5D có cấu tạo gồm 5 lớp: da, xốp mật độ cao, lớp liên kết, xốp XPE, và vải lót. Thảm lót sàn ô tô 6D khác với 5D ở việc có thêm một tấm rối cao su ở trên, tấm rối này giúp giữ đất cát, chống nước, chống trượt… Khi vệ sinh chỉ cần tháo các chốt lấy tấm rối ra phủ bụi hoặc xịt rửa trực tiếp dưới vòi nước rất tiện lợi.
Thực tế 2 loại thảm 5D và 6D đem lại cảm giác sang trọng cho không gian nội thất xe, có nhiều hoạ tiết đẹp mắt, màu sắc đa dạng. Người mua có thể dễ dàng lựa chọn phối màu phù hợp với nội thất xe.
Một thiết kế thảm sàn 6D có phần vách gây bó, kẹt chân ga trên xe Mercedes-Benz.
Nhược điểm thảm lót sàn oto 5D, 6D là giá thành khá cao, từ 1,8 triệu đến trên 4 triệu đồng/bộ tùy loại xe. Bên cạnh đó, do thường được thiết kế ôm hết không gian sàn và vách xe nên nếu thi công ẩu, trong quá trình sử dụng, loại thảm này dễ làm bó, kẹt chân ga kiểu mới.
Trải sàn da giả
Đây là lựa chọn thường thấy với các chủ xe chạy dịch vụ hoặc taxi. Người thợ sẽ dùng vật liệu giả da như PU hay Simili để phủ kín sàn và vách dưới sàn xe. Có 2 lựa chọn gồm: bóc toàn bộ lớp nỉ sàn xe để trải giả da hoặc phủ lớp giả da lên sàn nỉ. Chi phí để trải sàn giả da từ 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng tùy theo loại xe.
Ưu điểm của trải sàn da xe hơi đó là phủ kín hoàn toàn lòng sàn xe và các gờ, giúp bảo vệ toàn bộ sàn xe khỏi bụi bẩn hay chất lỏng đánh rơi xuống sàn.
Nhược điểm của loại sàn này là thường có bề mặt nhẵn nên đi lại dễ bị trơn trượt. Da được cố định vào sàn nên không thể thao rời để vệ sinh như nhiều loại thảm lót sàn ô tô khác. Người dùng bắt buộc vào lau chùi trực tiếp trên xe, khá bất tiện. Tuổi thọ thảm lót sàn da cũng không cao. Dùng lâu ngày mặt da dễ bị xuống cấp, bạc màu, sờn, nhăn, thậm chí bị bong tróc, đùn, xô lệch… gây mất thẩm mỹ cho nội thất xe.
Sàn của một chiếc Suzuki Ertiga dó dấu hiệu han gỉ, phải tháo bỏ sàn giả da sau 1 năm sử dụng
Bên cạnh đó sàn xe khi mới bọc da có mùi chất liệu giả da rất nồng. Đặc biệt nhiều chủ xe đã nhận “quả đắng” sau một thời gian dùng sàn giả da vì xe bị ngấm nước không thoát hơi được dẫn đến gỉ sét, nếu không phát hiện sớm sẽ gây mọt sàn xe.
Ô tô đi thêm được bao xa sau khi đèn báo xăng bật sáng?
Việc đèn báo xăng bật sáng khi xe đang còn cách xa điểm đến, hoặc đang ở nơi xa lạ, sẽ tạo cảm giác bất an cho người lái. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, vì khi đó xe bạn vẫn có thể đi tới trạm xăng.
Khi đèn báo xăng hiện lên, tài xế nào cũng hiểu rằng lượng xăng còn lại trong bình rất ít, nhưng ít là bao nhiêu và liệu xe còn đi được thêm bao xa? Điều này cực kỳ quan trọng, nhất là khi đang tắc đường, xe chạy trên đường cao tốc hoặc đường vắng, còn cách xa cây xăng.
Việc xe còn chạy được bao xa sau khi đèn báo xăng bật sáng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như hãng xe, dòng xe, cách lái của bạn và trọng lượng xe đang tải. Do đó, không thể đưa ra một con số chính xác.
Các nhà sản xuất ô tô hiểu rằng rất nhiều người đợi tới khi đèn báo xăng bật sáng mới đi đổ xăng. Do đó, có hai mức cảnh báo nhiên liệu, thể hiện bằng kiểu đèn sáng cố định và đèn nhấp nháy, tương ứng với cảnh báo đã đến lúc cần đi đổ xăng và cảnh báo bình nhiên liệu sắp cạn.
Không có tiêu chuẩn chung, nhưng với hầu hết xe ô tô, đèn báo xăng sẽ bật sáng khi lượng nhiên liệu trong bình còn lại khoảng 10-15%.
Nhiều tài xế không lập tức đi tìm cây xăng dù đèn báo xăng đã bật sáng, vì chủ quan nghĩ rằng xe vẫn chạy thêm được vài chục cây số. Tuy nhiên, việc này trước hết sẽ làm tổn hại bơm xăng, sau đó có thể làm tăng nguy cơ tai nạn nếu xe bị chết máy giữa đường, nhất là đường cao tốc.
Vụ tai nạn xảy ra vào đêm 18/8 vừa qua ở đường vành đai 3 trên cao, đoạn qua địa phận quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) khiến một người tử vong là một ví dụ. Theo đó, vào khoảng 23 giờ ngày 18/8, xe ô tô do anh L. điều khiển khi xe đi đến đoạn qua khu vực tòa nhà Keangnam đã hết xăng nên phải đỗ ở lề đường vành đai 3 trên cao và bị một xe ô tô từ phía sau lao đến đâm vào hông bên trái xe.
Ảnh chụp hiện trường vụ tai nạn ở đường vành đai 3 trên cao đêm 18/8 vừa qua do xe ô tô bị hết xăng, chết máy giữa đường.
Vụ va chạm mạnh đến mức khiến chiếc ô tô đâm xe anh L bị lật ngửa trên đường còn xe của anh L. bị hư hỏng nặng bên sườn trái. Anh L.đã tử vong tại chỗ.
Để đảm bảo bản thân không rơi vào tình huống tương tự, hãy tìm hiểu xem loại xe bạn đang lái sẽ bật đèn báo xăng khi lượng nhiên liệu còn lại là bao nhiêu và xe có thể đi thêm bao xa.
Bạn có thể tìm được thông tin về dung tích bình nhiên liệu của xe trong sách hướng dẫn sử dụng xe, hoặc catalog thông số kỹ thuật của xe. Sau đó, bạn hãy tự tính toán quãng đường xe có thể chạy thêm khi còn 10-15% nhiên liệu trong bình, dựa vào thông số về mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe.
Lấy một chiếc Hyundai Accent 2019 làm ví dụ. Xe có dung tích bình xăng là 45 lít, nên khi đèn báo xăng bật sáng tức là lượng xăng trong bình còn khoảng 4,5 lít (10%). Với mức tiêu thụ trung bình của xe là 5,86 lít/100km đường hỗn hợp, xe sẽ đi được thêm khoảng 75km nữa. Tuy nhiên, đó là khi xe chạy trong điều kiện "lý tưởng", tức là đường đẹp, xe không chở nặng và tốc độ được duy trì ổn định ở mức trung bình...
Bạn cũng có thể tham khảo cơ sở dữ liệu trực tuyến "Tank On Empty" (www.tankonempty.com) để tra cứu thông tin về quãng đường xe có thể chạy thêm sau khi đèn báo xăng bật sáng. Khi truy cập vào trang này, bạn chỉ cần nhập thông tin loại xe, hệ thống sẽ báo quãng đường tối đa và tối thiểu xe có thể chạy thêm.
Một lái xe cẩn thận và giàu kinh nghiệm khuyên rằng nên tìm cây xăng khi bình còn khoảng từ 1/2 đến 1/4.
Làm sao để xe khỏi hư hỏng rỉ sét ngày giãn cách? Trong những ngày giãn cách, không phải hầu hết chủ xe đều có Garage để xe riêng ở trong nhà. Đa số đều phải gửi ngoài bãi tập trung, có khá nhiều những tác nhân ảnh hưởng đến xe. Dưới đây là một số kinh nghiệm được các chuyên gia, kỹ thuật viên, cũng như những chủ xe sử dụng xe lâu năm...