Ưu tiên tăng chi cho an sinh xã hội
Điểm lại chính sách chi ngân sách trong thời gian qua có thể thấy, một điểm nổi bật đó là đã ưu tiên tăng chi đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo với tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trong giai đoạn 2011-2015, đã có trên 10 triệu lượt học sinh được hỗ trợ học phí với tổng kinh phí khoảng 35 nghìn tỷ đồng.
Chi an sinh xã hội không ngừng tăng
Trong giai đoạn 2011 – 2020, một trong những chính sách chi ngân sách nhà nước (NSNN) nổi bật là tập trung tăng chi đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo với tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, nhằm tăng chi phát triển con người (an sinh xã hội và cải cách tiền lương, bình quân 7%/năm).
Theo thống kê của Bộ Tài chính, về chi cho an sinh xã hội, nếu như năm 2012, tổng chi cho an sinh xã hội bằng 5,88% GDP thì đến năm 2015 con số này tăng lên trên 6,6% GDP và 2017 gần 8,58% GDP. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng chính sách và các khoản chi dành cho lĩnh vực này không bị cắt giảm; các chính sách xã hội được thực hiện hiệu quả…
Bên cạnh đó, việc chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, thực hiện cải cách tiền lương, không ngừng tăng (năm 2013 tăng 60% so với năm 2010). Chi NSNN cho phát triển nông nghiệp và nông thôn hàng năm có tốc độ tăng cao so với năm trước (tỷ trọng chi nông nghiệp và phát triển nông thôn trong tổng chi NSNN đã tăng từ 32,8% năm 2008 lên 41,3% năm 2013 và 41,8% năm 2015. Theo Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2012 – 2015, tính đến hết năm 2015, NSNN đã chi trên 60.000 tỷ đồng hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách. Trong đó 70 triệu lượt người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, 30% tổng số người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế.
Cũng trong giai đoạn 2011-2015, đã có trên 10 triệu lượt học sinh được hỗ trợ học phí với tổng kinh phí khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Nhà nước cũng dành 5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 350 nghìn lao động nghèo học nghề miễn phí, 10 nghìn lao động thuộc các huyện nghèo được đào tạo nghề, giáo dục định hướng và đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó có khoảng 100 nghìn lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí; 11 lượt triệu hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với kinh phí trên 3,5 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt trong 3 năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, nguồn NSNN chi cho giảm nghèo và an sinh xã hội đã không ngừng tăng lên và phát huy hiệu quả ngày càng cao. Cụ thể: Năm 2017, ngân sách đã dành kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 7.231 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp là 2.231 tỷ đồng; vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng). Năm 2018, ngân sách trung ương (NSTW) đã bố trí thực hiện cho chương trình giảm nghèo bền vững là 7.305 tỷ đồng. Năm 2019, NSTW bố trí trên 10.400 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn đối ứng địa phương và các nguồn huy động hợp pháp tại 40/63 tỉnh là 2.177 tỷ đồng.
Năm 2020, nguồn NSNN chi cho giảm nghèo bền vững, đặc biệt là hỗ trợ người nghèo đối phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đã tăng lên đáng kể và đang phát huy tác dụng lớn trong cộng đồng, xã hội.
Đa dạng hóa nguồn lực
Có thể nói, chính sách an sinh xã hội là nền tảng cho tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững. Tuy nhiên, bài toán khó đặt ra là đảm bảo nguồn lực để chi cho công tác này.
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thu NSNN còn nhiều khó khăn, chi NSNN phải thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, nhưng chính sách an sinh xã hội vẫn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, do có nhiều chính sách trong khi nguồn lực hạn chế, nên tình trạng nguồn lực bị phân tán, hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn lực vẫn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý.
Ông Bùi Sĩ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện NSNN khó khăn, việc xác định các chỉ tiêu đảm bảo phòng ngừa rủi ro an sinh xã hội cần cân nhắc đến các điều kiện đảm bảo nguồn lực, trước hết là nguồn tài chính của Nhà nước và bố trí kịp thời nguồn tài chính thực hiện theo tiến độ đề ra. Bên cạnh nguồn ngân sách từ Trung ương, cần tăng cường huy động nguồn ngân sách địa phương, các nguồn tài chính ngoài ngân sách như nguồn tín dụng, nguồn vốn nước ngoài, nguồn hỗ trợ, đóng góp của người dân. Điều này đòi hỏi sự chủ động của chính quyền địa phương tham gia vào các chương trình.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đối với các chính sách an sinh xã hội, không thể trông chờ vào nguồn lực của ngân sách mà cần tăng cường huy động các nguồn lực khác. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng… trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những đối tượng đặc thù. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Chỉ có như vậy, việc thực hiện chính sách này mới bền vững, đáp ứng theo đúng các mục tiêu của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Thanh tra tỉnh Hòa Bình giúp 2 xã đặc biệt khó khăn giảm nghèo,
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã phát huy những hiệu quả tích cực trên địa bàn huyện Mai Châu, bên cạnh đó là sự hỗ trợ rất hiệu quả của các sở, ngành, trong đó có Thanh tra tỉnh Hòa Bình đối với các xã đặc biệt khó khăn.
Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo ở Mai Châu còn 15,5%, phấn đấu giảm còn khoảng 12,5% vào cuối năm 2020.
Bà con xã Pù Bin phấn khởi nhận lợn giống do Thanh tra tỉnh Hòa Bình hỗ trợ. Ảnh: KT
Nhiều hoạt động hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần
Pù Bin và Noong Luông là 2 xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Mai Châu, đời sống nhân dân, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.Trên cơ sở khung Chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của UBND tỉnh Hòa Bình, Thanh tra tỉnh đã thực hiện giúp đỡ 2 xã này giai đoạn 2017-2020.
Từ năm 2017, Thanh tra tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ 2 xã; nhờ vậy Pù Bin và Noong Luông đã có những chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Cụ thể:
Năm 2018, Thanh tra tỉnh Hòa Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh cấp hỗ trợ trực tiếp 60 con lợn giống và 1.200kg cám cho 30 hộ dân nghèo của 2 xã, tổng giá trị là 220 triệu đồng và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa sinh sản cho các hộ.
Tháng 3/2019, Thanh tra tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện Mai Châu, Trung tâm khuyến nông tỉnh và Công ty CP sản xuất và chế biến Nông sản số 1 Hà Nội là đơn vị trực tiếp nhận bao tiêu sản phẩm cho người dân tổ chức xây dựng mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau ôn đới trái vụ tại xã Pù Bin và Noong Luông...
Ngoài ra, vào các dịp lễ, tết, Thanh tra tỉnh cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ 2 xã này.
Nhìn chung, thời gian qua, các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được Trung ương, tỉnh Hòa Bình ban hành kịp thời, cùng với sự giúp đỡ của các sở, ngành trong đó có Thanh tra tỉnh; các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất đối với hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, y tế giáo dục... cũng đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, góp phần ổn định chỗ ở, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Mức thu nhập của người dân được nâng lên, đặc biệt người nghèo, cuộc sống được cải thiện rõ rệt, góp phần vào ổn định cuộc sống của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội.
Vốn giảm nghèo được sử dụng hiệu quả
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 2016-2020 đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, nhất là ở các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn. Từ nguồn vốn giảm nghèo, huyện Mai Châu đã triển khai thực hiện hiệu quả các dự án thành phần thuộc chương trình, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét.
Từ năm 2016 - 2019, với tổng nguồn vốn huy động được trên 42 tỷ đồng đầu tư cho 82 công trình cơ sở hạ tầng và gần 3 tỷ đồng thực hiện duy tu bảo dưỡng 126 công trình trên địa bàn.
Thực hiện phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, trong giai đoạn 2016-2020 huyện đã tổ chức triển khai được 05 mô hình chăn nuôi bò tại 04 xã (Tân Dân, Phúc Sạn, Noong Luông, Cun Pheo) với tổng nguồn vốn là 1,662 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn do Chương trình hỗ trợ là 1,530 tỷ đồng, nguồn vốn do huy động từ nhân dân là 132 triệu đồng) và số hộ dân được thụ hưởng là 124 hộ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Các chính sách an sinh khác, trong giai đoạn 2016-2019 đã tổ chức chi trả hỗ trợ tiền điện cho đối tượng hộ nghèo với tổng kinh phí trên 6,3 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo ăn tết với tổng kinh phí 3,2 tỷ đồng; thực hiện việc hỗ trợ 10% kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo cho 1.479 lượt đối tượng cận nghèo trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho 3.170 lượt hộ nghèo với tổng nguồn vốn vay là trên 121 tỷ đồng, hỗ trợ 1.599 lượt hộ cận nghèo với tổng nguồn vốn vay trên 60 tỷ đồng, hỗ trợ 883 lượt hộ thoát nghèo với tổng nguồn vốn vay là 33,4 tỷ đồng, hỗ trợ 12 lượt học sinh-sinh viên thuộc hộ nghèo vay 120,7 triệu đồng.
Trần Kiên
Bình ịnh tận dụng nhiều nguồn lực giảm nghèo bền vững Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh Bình ịnh tận dụng tốt lợi thế, ưu đãi của các chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh giảm 36.596 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm 1,83%. Cán bộ Trạm Y tế xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình ịnh) khám sức khỏe cho người dân trên...