Ưu tiên phát triển nhân lực nông nghiệp công nghệ cao
Sáng nay 20.12, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có chuyến thăm và làm việc tạiKhu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM.
Báo cáo với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ông Trần Phước Dũng – Trưởng ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM (AHTP) cho biết, AHTP có diện tích hơn 88 ha và đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao mang tính thí điểm và tiên phong của cả nước.
Nhiệm vụ của AHTP là thực hiện nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất dịch vụ cung cấp giống, vật tư, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Hiện toàn khu có 180 người bao gồm các cán bộ, kỹ sư công tác, làm việc.
Theo ban quản lý AHTP, mặc dù mới thu hút được 14 doanh nghiệp (DN) vào sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vự c nông nghiệp công nghệ cao nhưng diện tích hơn 88 ha của AHTP đã được thuê hết, hiện có một số DN đang chờ cấp phép.
Thời gian tới, Ban Quản lý AHTP sẽ điều chỉnh lại các tiêu chí mời gọi nhà đầu tư cho phù hợp, đặc biệt diện tích AHTP sẽ được mở rộng vào năm 2013, chưa kể các khu mới. Theo kế hoạch, dự kiến AHTP sẽ được mở rộng (đang chờ UBND thành phố phê duyệt) lên 240 ha ngay trên địa bàn xã Phạm Văn Cội (Củ Chi). Đồng thời các khu mới khác sẽ được xây dựng trước năm 2015 để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Trong đó có khu thủy sản công nghệ cao (rộng 89 ha) ở huyện Cần Giờ, khu chăn nuôi gia cầm với công nghệ hiện đại (rộng 100 ha) ở huyện Bình Chánh.
Video đang HOT
Ông Lê Minh Trí, Phó chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định: “Về vấn đề nguồn nhân lực, trong thời gian tới TP sẽ tạo điều kiện để thu hút nhân lực trình độ cao để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đồng thời thúc đẩy các hoạt động để tạo nguồn thu từ AHTP để nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên làm việc tại AHTP, xây dựng AHTP trở thành nơi phát triển thương hiệu nông sản chất lượng cao của TP”.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao các hoạt động của AHTP trong thời gian qua. Phó thủ tướng cũng đề nghị TP.HCM cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển AHTP thông qua việc chọn đối tác chiến lược về mặt khoa học (các viện, trường đại học) và doanh nghiệp nhằm biến nơi đây trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả vùng, là đầu tàu để tạo tiền đề cho nông nghiệp công nghệ cao của cả nước”.
Theo TNO
Đột phá từ đội ngũ giáo viên
Các chuyên gia giáo dục hầu như có chung một đề xuất phải xem công tác xây dựng đội ngũ giáo viên là giải pháp cốt lõi, quan trọng nhất.
Vì chính đội ngũ này quyết định sự thành bại của việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Ứng viên Nguyễn Thị Diễm Phước được phỏng vấn tuyển dụng giáo viên mới môn CNTT do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức năm 2012 - Ảnh: Như Hùng
Thế nhưng đến nay, vấn đề giáo viên chưa một lần được giải quyết căn cơ, thấu đáo khiến tất cả mong muốn đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở nhà trường đều không thực hiện được đến nơi đến chốn.
Sẽ còn yếu hơn
Theo các kết quả điều tra mới nhất, một tỉ lệ khá lớn giáo viên phổ thông đang không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Sắp tới đây, chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp hơn nữa vì phần lớn học sinh/sinh viên đang học tại các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên của các trường đa ngành (sau đây gọi chung là trường sư phạm) vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình, mà nội dung và phương pháp đào tạo thì quá lạc hậu, còn công tác bồi dưỡng được tổ chức hằng năm cho giáo viên phổ thông lại mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên tồn tại dai dẳng hàng chục năm qua không giải quyết được cũng khiến công tác đào tạo và sử dụng giáo viên gặp không ít khó khăn.
Bên cạnh đó, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông là thầy/cô giáo ở các trường phổ thông công lập gần như không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp Nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu, nhiều giáo viên trường công ở các đô thị phải dạy thêm dẫn đến dạy thêm tràn lan. Trong khi đó, tình trạng xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội gây nhiều tác động tiêu cực đến trường học mà ngay cả giáo viên cũng bị lây nhiễm. Do vậy, vị thế xã hội của nghề thầy và người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội. Trong cuộc điều tra gần đây, 40-60% giáo viên phổ thông đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến nếu được chọn lại nghề sẽ không làm nghề dạy học. Còn học sinh khá, giỏi không thi vào trường sư phạm.
Năm nhóm giải pháp
Trước thực trạng rất đáng lo ngại như vậy, rõ ràng cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, làm cho các thầy/cô giáo đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực và có thu nhập từ lương và phụ cấp cao hơn mức thu nhập trung bình trong xã hội, đồng thời làm cho nghề dạy học trở thành một trong những lĩnh vực nghề nghiệp được xã hội thật sự coi trọng và có sức thu hút đối với học sinh khá/ giỏi sau khi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông. Nhằm mục đích đó, tập thể các nhà giáo, nhà khoa học tham gia đề tài nghiên cứu về giáo dục do Quỹ hòa bình và phát triển VN tổ chức đã đề xuất năm nhóm giải pháp.
1. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành giáo dục theo hướng đại học hóa giáo viên phổ thông và nâng cao chất lượng tuyển sinh vào ngành sư phạm. Từ năm học 2013-2014 chấm dứt tuyển sinh đào tạo giáo viên phổ thông ở trình độ trung cấp và cao đẳng thiết lập cơ chế bảo đảm cân bằng giữa đào tạo và tuyển dụng giáo viên phổ thông, đồng thời tính toán để việc đào tạo chẳng những đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà cả về cơ cấu loại hình giáo viên do chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đặt ra.
2. Sắp xếp lại các trường đại học sư phạm thành một hệ thống có chung chiến lược phát triển. Xây dựng cơ chế tạo ra quan hệ gắn bó giữa hệ thống các trường sư phạm với hệ thống giáo dục phổ thông trên cả ba mặt: cộng tác xác định mục tiêu đào tạo (về chất lượng, số lượng, cơ cấu môn học), cộng tác thực hiện quá trình đào tạo và bồi dưỡng, cộng tác trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhà nước cần ưu tiên đầu tư xây dựng/nâng cấp cơ sở vật chất và chính sách thu hút các nhà giáo/nhà khoa học có năng lực cho các đại học sư phạm.
3. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông theo hướng chuyển từ đào tạo một lần sang đào tạo căn bản/ban đầu kết hợp với đào tạo bổ sung/thường xuyên theo chu kỳ (hiện gọi là bồi dưỡng), trọng tâm là phát triển liên tục khả năng đáp ứng của giáo viên trước yêu cầu chuyên nghiệp hóa.
4. Sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp, bảo đảm để giáo viên dạy ở trường công và gia đình họ có mức sống cao hơn mức sống trung bình trong xã hội cũng như tạo điều kiện về tài chính để giáo viên nâng cao trình độ nghề nghiệp thông qua học tập tiếp tục và tham gia các hoạt động văn hóa. Chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên cũng phải thể hiện sự ưu đãi so với các công chức/viên chức tương đương về trình độ đào tạo. Cần bổ sung các chế độ về phúc lợi đối với nhà giáo và cải thiện điều kiện làm việc để nhà giáo có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách chuyên nghiệp.
5. Xây dựng và ban hành Luật nhà giáo và nghề dạy học, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp đã nêu, đặc biệt là xác lập chuẩn mực pháp lý về phẩm chất, năng lực của nhà giáo và những người tham gia quản lý nhà trường xác định các quy định về quyền và trách nhiệm của nhà giáo trong việc tổ chức quá trình dạy học, lựa chọn sách giáo khoa/tài liệu giảng dạy và áp dụng phương pháp giảng dạy.
Theo tuổi trẻ
Đào tạo máy tính bảng đón đầu xu hướng đào tạo CNTT Nếu nhu cầu phát triển nhân lực phát triển phần mềm là vấn đề cấp thiết khoảng 10 năm trước thì đào tạo những kỹ sư chuyên nghiệp về phần cứng và mạng lại đang là hướng đi mới, đặc biệt được chú trọng trong thời gian gần đây. Công nghệ thông tin (CNTT) phát triển như vũ bão đã kéo theo sự...